7. Đóng góp của khóa luận
3.2. Những nguyên nhân thuộc về chủ quan của chính người nghèo
3.2.3. Thiếu kiến thức thị trường và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
doanh.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hay nói một cách khác là không có năng lực về thị trường, kiểu chỉ biết làm ăn chứ không biết tính toán lỗ lãi của trình độ sản xuất tự cung tự cấp. Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định khả năng vượt qua cửa ải nghèo đói của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Nếu không biết kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, không có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh thì dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn nhưng luôn ở thế "bấp bênh".
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn của người nghèo được thể hiện trên ở chỗ: Thứ nhất ngay trong những hoạt động chủ yếu thường xuyên của họ như trồng trọt, chăn nuôi, năng suất cây trồng vật nuôi không tăng lên đôi khi còn giảm đi so với thời kỳ trước đó do không chủ động được các khâu
công việc, không chớp được thời cơ, không tiếp cận được thị trường…; Thứ hai người nghèo thường không có nghề phụ hoặc không theo được nghề
khác ngoài làm ruộng nên thu nhập của họ rất thấp. Có tới 85% hộ nông dân nghèo ở Bo Kẹo thuộc vào diện trên.
Điều đáng quan tâm là trình độ văn hóa thấp và thiếu kinh nghiệm không chỉ đơn giản là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói mà nó còn làm cho người nghèo không xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình, thiếu chí tiến thủ, bằng lòng và cam chịu với hoàn cảnh hiện tại, không có quyết tâm vươn lên thoát khỏi nghèo đói.
Có thể nói thiếu kiến thức thị trường và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh là một thiệt thòi đối với mỗi người dân. Bởi nếu kiến thức thị trường không có, họ sẽ không biết tính toán sao cho có lãi để còn tiếp tục kinh doanh. Nhiều khi họ còn phải biết lấy đồng tiền để đẻ ra đồng tiền, đây là loại kinh doanh nhanh thu lợi nhất, nhưng phải biết áp dụng vào những thời điểm và cơ hội nào là phù hợp. Điều này thì người dân ở tỉnh Bo Kẹo lại thiếu độ nhanh nhạy để nắm bắt thị trường. Trong sản xuất kinh doanh cần phải có những kinh nghiệm để có thể đem lại hiệu quả cao. Người dân trong tỉnh chủ yếu là nghề nông, vậy kinh nghiệm trong nghề nông cũng rất cần thiết, khi chăn nuôi hay trồng trọt thì kinh nghiệm là điều quan trọng và quý báu nhất của mỗi người nông dân. Vậy Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến với người dân trong tỉnh. Nên thường xuyên họp rút kinh nghiệm đối với cán bộ và chính quyền địa phương để rồi truyền đạt những kinh nghiệm để người dân áp dụng trong quá trình sản xuất đưa kinh tế của tỉnh ngày một đi lên.
3.2.4. Chi tiêu không có kế hoạch
Nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nguyên nhân thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến nghèo đói thể hiện ở chỗ người nghèo không biết sử dụng vốn của chính mình, ăn tiêu lãng phí hoặc chi vào những khoản không sinh lợi do thích hưởng thụ, lười lao động.
Do trình độ nhận biết cũng như thu nhập của người dân còn thấp điều này dẫn đến việc học hành của họ bị hạn chế làm cho tầm hiểu biết cũng không cao. Điều này dẫn tới việc người dân chỉ biết lao động, làm việc thật nhiều để có đủ tiều chi tiêu. Mặt khác, việc chi tiêu lại không có kế hoạch, họ phải lập ra được một kế hoạch chi tiêu sao cho không bị lãng phí. Ngoài ra cần phải biết sử dụng nguồn tài chính hiện có để tạo ra những khoản lợi nhuận, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Làm được như vậy sẽ giảm bớt tỷ lệ đói nghèo và đưa kinh tế hộ gia đình dần đi vào mức ổn định.
3.2.5. Ốm đau và những rủi ro khác
Ốm đau bệnh tật cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất nó làm cho con người không có đủ sức khoẻ để làm việc, từ đó không có thu nhập. Thứ hai phải bỏ ra các khoản chi phí chữa bệnh và ảnh hưởng đến thu nhập. Những rủi ro khác dẫn đến nghèo đói như: Lũ, lụt, bão, sâu bệnh…, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của con người.
Qua phân tích các nguyên nhân trên ta thấy, để dẫn tới tình trạng nghèo đói có tới hơn mười nguyên nhân cụ thể cùng tác động vào các hộ gia đình nghèo. Tuyệt đại đa số các hộ nghèo cùng chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân chứ rất ít gặp các trường hợp chỉ do một nguyên nhân. Đáng chú ý là có hộ gia đình nghèo phải chịu sự tác động của tất cả các nguyên nhân trên. Các nguyên nhân này có mối liên quan chặt chẽ với nhau làm cho công tác xoá đói giảm nghèo trở nên phức tạp. Giữa các nguyên nhân cùng tồn tại một mối liên hệ đó là sự gia tăng của nguyên nhân này làm sâu sắc thêm tác động của nguyên nhân kia. Tất cả các mối liên hệ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn của nghèo đói hay còn gọi cái bẫy của sự nghèo đói. Ví dụ không có nghề phụ dẫn đến thu nhập thấp. Thu nhập thấp thì việc đầu tư giáo dục cho con cái và chăm sóc sức khoẻ cũng thấp…
Từ thực trạng trên cho thấy việc xoá đói giảm nghèo không thể chỉ tiến hành riêng rẽ một giải pháp nào đó mà phải đồng thời xử lý tất cả các giải pháp có trọng tâm trọng điểm xử lý hợp lý mối liên hệ giữa các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài thông qua sự phân tích mối liên hệ giữa các nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo đói thì chắc chắn tình trạng nghèo đói của tỉnh Bo Kẹo sẽ bị đẩy lựi.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Đói nghèo là thực trạng nguồn kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc. Tỉnh Bo kẹo cũng là địa bàn nằm trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi một khóa luận ngắn này em đã trình bày những gì tìm hiểu được qua thực tế về địa bàn tỉnh Bo Kẹo. Qua khảo sát thấy được một thực trạng là tình trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo vẫn còn mà tập trung chủ yếu là ở các hộ nghèo và các vùng. Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh quam tâm đẩy mạnh bằng các dự án, chương trình chính sách, hoạt động. Nhìn chung tỉ lệ đói nghèo đã giảm xuống liên tục nhưng không cao.
Xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Bo Kẹo vẫn đang là vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc được Đảng cách mạng nhân dân, Nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào hết sức quan tâm và coi công tác xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển tỉnh theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Tỉnh Bo Kẹo trong quá trình phát triển kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để tỉnh có thể tận dụng được những ảnh hưởng lan toả khi đất nước bước vào hội nhập kinh tế thế giới, đưa người dân Bo Kẹo vững chắc thoát khỏi cảnh đói nghèo và từng bước vươn lên sánh vai với các tỉnh khác trong cả nước là một câu hỏi hóc búa đặt ra cho chính quyền và nhân dân Bo Kẹo . Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ và những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh. Trung tâm của sự hợp tác giúp đỡ ấy là những nỗ lực sáng tạo, phấn đấu vươn lên thoát khỏi đói nghèo của chính những người dân nghèo ở tỉnh Bo Kẹo.
(84,2%) đến năm 2010 còn (78,23%).
Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Kẹo sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi sự quyết tâm của cả người dân, cộng đồng, các tổ chức kinh tế -xã hội, của nhà nước và từng gia đình, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng Nhân dân Lào, sự phối kết hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, để trong thời gian tới công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả cao hơn.
KHUYẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo, để phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tỉnh Bo Kẹo. Tác già xin có một số khuyến nghị sâu:
- Đề nghị Uy Ban Nhân Dân tỉnh Bo Kẹo bằng phân tích một phần từ tăng thu, tiết kiệm chỉ nguồn ngân sách để bổ sung nguồn vốn hộ nghèo và các dự án phát triển kinh tế gia đình trang trại đã được tỉnh phê duyệt thực hiện nghèo đói.
- Nâng cao mức đầu tư hàng năm cho các chương trình dự án nằm trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Bởi với nguồn vốn hạn hẹp như hiện nay thì các công trình không thể phát huy được tác dụng tốt.
- Tăng ngân sách cho y tế bản. Hiện nay chỉ có khoảng 9% ngân sách quốc gia được ding để phân bổ cho y tế. Trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn cần phải đầu tư theo kiểu cuốn chiếu, đầu tư đến đâu thì y tế phải ở đó phát huy được tác dùng đối với người nghèo, tránh đầu tư dàn trải như hiện nay. Lồng ghép việc huấn luyện về y tế xoá mù chữ. Cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo.
- Chính phủ nên loại bỏ một số chương trình có hiệu quả thấp, quản lý khó khăn như: Chương trình trợ giá một số mặt hàng cho đồng bộ dân tộc miền núi. Loại bỏ tín dụng có trợ cấp và ding hình thức cấp thẻ tín ding cho người nghèo. Khi đã được duyệt vay người sẽ được nhận một số thẻ tín dụng có mệnh giá bằng số tiền duyệt vay, thẻ này có giá trị như một cuốn sổ tiết kiệm họ có thể rút tiền khi cần thiết, tuỳ theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi, hoặc những bất động biến thường của cuộc sống.
- Chính phủ nên có các chính sách nhằm khả năng bị tổn thương và mở rộng việc bảo trợ . ở CHDCND Lào nói chung và ở Bo Kẹo nói riêng còn một số bộ phận dân số dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như: Thiên tai, mùa màng bị thất bát, dịch gia cầm… đặc biệt là thiên tai ở Bo
Kẹo thường 3- 4 năm lại có một trận lụt rất to, làm các tuyến đường giao thông trong tỉnh bị sụt lở nghiêm trọng, mùa màng bị thất bát. Để có thể giúp tỉnh Bo Kẹo khắc phục được hậu qủa hệ thống an sinh của chính phủ cần phải đựơc tăng cường để hỗ trợ được kịp thời và có thể giúp đỡ tốt hơn trong giai đoạn phục hồi của nhóm dân cư dễ bị rủi ro. Tạo môi trường khoẻ mạnh hơn như cung cấp nước sạch, tăng ngân sách cho việc phòng chống bệnh sốt rét, bướu cổ cho các bản vùng miền núi.
- Tỉnh nên có giải pháp đẩy nhanh hơn nữa về việc thực hiện kế hoặch xoá đói giảm nghèo. Thực hiện công khai các nguồn lực hướng đầu tư cho đến tong địa phương, đặc biệt là cấp bản, cấp xã để nhân dân tham gia, quản lý và giám sát, các dự án đầu tư cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo phải đảm bảo đúng nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đảm bảo thực hiện nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả không thất thoát.
- Phải nâng cao năng lực của hệ thống cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo của các cấp hơn nữa, tăng cường cán bộ cấp cơ sở. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cảu các cấp để đáp ứng được các yêu cầu thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào. 2. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào. 3. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào. 4. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo khóa IV năm 2010.
5. Tổng kết 5 năm của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bo Kẹo ( 2006-2010). 6. Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia 5 năm lần thứ VII (2011-2015). 7. Tổng kết tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ
VI (2006-2010)và phương hướng phát triển lần thứ VII (2011- 2015)của tỉnh Bo Kẹo.
8. Nguyễn Thị Lịch (2009): công tác XĐGN ở huyện Lạc Thủy, thực trạng và giải pháp.
9. Nguyễn Lâm Thành: XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa (2005)
10. Lê Thị Oanh: công tác XĐGN ở huyện Nghi Xuân (2007).
11. Hoàng Thị Xuân Thủy: thực trạng và một số giải pháp XĐGN ở huyện Vĩnh Bảo-Thành phố Hải Phòng (2006).
12. Chơ Da Vàng Sao: hiệu quả công tác XĐGN ở tỉnh Luông Năm Tha nước CHDCND Lào hiện nay (2008).
13. Sen Văng Vên Si Li Pin: thực trạng đói nghèo và các giải pháp XĐGN ở cấp huyện Ka Lưm tỉnh Xê Koong nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay (2008).
14. Tạp chí xây dựng Đảng phổ biến hưỡng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng-cán bộ của Trung Ương Đảng .
Danh mục Bảng Bảng 1. Các chỉ tiêu đánh giá nghèo cấp hộ gia đình.
Bảng 2. Các mục tiêu sản xuất sản phẩm trong nước 5 năm, 2006-2001. Bảng 3. Thu nhập bình quân đầu người của Bản Tin Thạt.
Bảng 4. Tình hình đói nghèo của Bản Pa Oi.
Bảng 5. Số người đang ở trong tuổi lao động từng Huyện. Bảng 6. Hệ thống thủy lợi tỉnh Bo Kẹo từ 2006-2010.
Bảng 7. Vật nuôi trong kế hoạch thực hiện năm 2006 đến 2010. Bảng 8. Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo cụ thể năm 2006-2010.
Danh mục Biểu đồ.
Biểu đồ 1. Thu nhập của hộ gia đình cả tỉnh từ năm 2006-2010 (USD). Biểu đồ 2. Mức thu nhập bình quân đầu người dân Bản Muông Kẹo. Biểu đồ 3. Hiện trạng nhà ở của các hộ dân trong Bản Tin Thạt (%). Biểu đồ 4. Nguyên nhân dẫn tới nghèo đói của Bản Pa Oi.
Biểu đồ 5. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong tỉnh Bo Kẹo. Biểu đồ 6. Tỷ lệ nghèo đói của tỉnh Bo Kẹo so với cả nước qua năm. Biểu đồ 7. Tỷ lệ nghèo đói ở tỉnh Bo Kẹo qua các năm.
Biểu đồ 8. Nghèo đói của tỉnh Bo Kẹo theo tiểu vùng sinh thái 2010. Biểu đồ 9. Tỷ lệ giảm nghèo đói giữa các vùng trong tỉnh (%).
Biểu đồ 10. Nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.
Biểu đồ 11. Điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng trong toàn tỉnh. Biểu đồ 12. Tỷ lệ vay vốn của các hộ gia đìnhtrong tỉnh Bo Kẹo. Biểu đồ 13. Sử dụng quỹ tiền vay của người dân trong tỉnh.
Danh mục những từ viết tắt trong khóa luận.
1. NDCM Lào Nhân Dân Cách Mạng Lào.
2. CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 3. XĐGN Xóa đói giảm nghèo.
4. KT-XH Kinh tế-xã hội.
5. KT Kinh tế.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Tính cấp thiết của đề tài...1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...6
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...7
5. Giả thuyết nghiên cứu...7
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...7
7. Đóng góp của khóa luận...8
PHẦN NỘI DUNG...9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH BO KẸO...9
1.1. Thao tác hóa khái niệm...9
1.1.1. Một số khái niệm về đói nghèo...9
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Lào...10
1.2. Tiếp cận xã hội học về nghèo đói, xoá đói giảm nghèo...17
1.2.1. Lý thuyết về phân tầng xã hội...17
1.2.2. Lý thuyết phát triển nông thôn...21