Giữ vững thị phần của mình trên thị trường hiện nay, nhất là khi ngày càng có nhiều công ty kinh doanh hạt giống tham gia vào thị trường, điều đó đòi hỏi CT cần có sự nỗ lực rất lớn, cần phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh nhằm để đạt được mục tiêu của mình.
Chiến lược cạnh tranh của CT trong ngắn hạn là ổn định thị trường hiện có, đa dạng hoá SP và trong thời gian sắp tới CT sẽ đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao khả năng chuyên môn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng để tăng uy tín cho CT. Đối với chiến lược dài hạn thì CT thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường, giữ mức tăng trưởng 25%/năm và đồng thời tăng cường khâu nghiên cứu tạo thêm một số SP mới làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho CT.
Tóm lại:
Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của SSC trong vài năm trở lại đây cho thấy CT đã đạt được những thành quả đáng kể trong nhiều lĩnh vực: Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, lao động có hiệu quả mang lại DT và lợi nhuận ngày càng cao. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm DT và lợi nhuận một số SP không đạt kế hoạch đề ra. CT kinh doanh nhiều SP, vì vậy ngoài chiến lược chung còn có chiến lược riêng cho từng SP, đặc biệt là các SP mới để tăng khả năng tiêu thụ, mang lại hiệu quả cao nhất cho toàn CT. Hạt giống cỏ là một SP mới so với các SP khác trong CT, trong 2 năm 2006 và 2007, tình hình kinh doanh SP này không đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy CT cần có chiến lược đúng đắn và cụ thể để vừa lấy lại vị thế của SP trên thị trường cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong giới hạn đề tài sẽ nghiên cứu chiến lược phân phối, một trong 4 chiến lược quan trọng của Marketing – mix, nhằm phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến HTPP để từ đó thấy được nguyên nhân giảm sút tiêu thụ hạt giống cỏ lai; đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện HTPP giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh SP này.
CHƯƠNG 3