Giá bán ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ cũng như thị phần của CT trên thị trường hay HTPP sản phẩm của CT. Đối với sản phẩm hạt cỏ của SSC, người tiêu thụ cuối cùng là các trang trại và hộ chăn nuôi trâu, bò, dê,… Người nuôi ai cũng muốn trồng loại cỏ nào cho hiệu quả kinh tế nhất, tốn kém ít chi phí nhất mà đem lại sản lượng cao. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hạt giống của CT.
CT định giá bán hạt cỏ chủ yếu dựa vào giá thành hạt giống và mức lợi nhuận dự kiến. Hạt cỏ được nhập nội từ Úc nên giá bán hạt cỏ của SSC phụ thuộc rất nhiều vào giá nhập hạt giống và thuế suất nhập khẩu nữa. Chính vì vậy CT hơi bị động trong việc định giá SP mà mình phân phối.
Hiện nay, khối lượng lượng tiêu thụ hạt cỏ qua kênh đại lý chiếm khoảng 85%, nên có thể nói đây là KPP quan trọng quyết định sự sống còn của mặt hàng này của SSC. Vì vậy, việc định giá cho kênh này cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu sơ sót có thể tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh bán SP của họ dễ hơn bởi vì hầu hết các đối thủ cũng phân phối SP của mình thông qua đại lý, mà các đại lý không bán hạt cỏ của một CT. SSC lại không có đại lý độc quyền phân phối hạt cỏ của CT.
Bảng 4.20. Giá Các Loại Hạt Giống Cỏ qua Các Kênh Phân Phối
ĐVT: đồng/kg
Sản phẩm Giá đại lý C1 Giá đại lý C2 Giá bán lẻ
Sweet jumbo 70.000 76.000 83.000
Superdan 70.000 75.000 82.000
Maxa millet 80.000 87.000 91.000
Splenda Setaria 200.000 220.000 225.000
Nguồn tin: Phòng Kinh Doanh và ĐTTH Việc định giá hiện hữu của CT chưa quan tâm đúng mức đến ý kiến của các TGPP, nhân viên địa bàn và cả ý kiến KH mà chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của một số nhân viên. Giá của hạt giống cỏ mới hầu như không có thời gian bán thử nghiệm để
lấy ý kiến KH. Vì vậy, dù SP CL tốt nhưng chưa chắc giá bán hợp lý và khó có khả năng thu hút KH đối với SP mới.
Nhìn chung, lộ trình giá bán cho đại lý cấp 1 là tương đối thấp hơn giá bán cho đại lý cấp 2 và giá này lại thấp hơn giá bán lẻ. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì quy luật tất yếu khách quan của việc phân phối hàng hoá là càng ít tầng nấc trung gian trong quá trình phân phối thì giá càng thấp. Do sản phẩm CT phân phối cho đại lý cấp 1 không có tầng nấc TG ở giữa nên giá bán có phần thấp hơn so với giá bán cho đại lý cấp 2 và giá bán lẻ. Giá bán cho đại lý cấp 2 và giá bán lẻ cao hơn giá bán cho đại lý cấp 1 do phải trải qua nhiều tầng nấc TG và chi phí vận chuyển cao hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch về giá bán như được trình bày ở bảng 4.20 là không cao lắm vì thật ra chính sách vận chuyển mà SSC áp dụng đối với hạt cỏ vẫn chưa cụ thể và ít phổ biến. Điều này tuy không làm cho giá hạt cỏ của SSC cao so với đối thủ cạnh tranh nhưng nó cũng có điều bất lợi là KH ngại vì phải tự vận chuyển hàng với số lượng lớn, làm giảm ý muốn mua hàng của CT. Hơn nữa, giá bán lẻ dễ bị tăng cao khi đến tay NTD nhất là những lúc hiếm hàng, trái vụ,…
Bảng 4.21. Giá Bán Hạt Cỏ của SSC so với Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2007
ĐVT: đồng/kg
Tên CT Loại sản phẩm Giá bán
1.SSC Sweet jumbo 70000
Superdan 70000
Maxa millet 80000
Splenda Setaria (họ đậu) 200000
2. CT TNHH PTNN Nông Phát Signal (hòa thảo) 265000
Dallis (hòa thảo) 245000
Alfalfa (họ đậu) 365000
3. CT TNHH Khuyến Nông Seexmix (hỗn hợp) 400000
Stylo plus (họ đậu) 450000
Signal (hòa thảo) 400000
4. Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam Panicumaxium 300000
Ruzi 250000
Ronggai (họ đậu) 270000
5. CT TNHH Thiên Nhiên Xanh Everlus 90000
Nhìn chung, giá bán hạt cỏ của SSC tương đối thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. CT đưa ra những hạt cỏ có CL cao và mức giá phù hợp với túi tiền của người nông dân. Đây cũng là chiến lược của CT nhằm phát triển SP và tăng cường khả năng phân phối sản phẩm.
Trong thời gian tới, giá bán sẽ tiếp tục tăng lên do sự biến động của cơ chế thị trường, đặc biệt là sự biến động thường xuyên của giá dầu mỏ làm chi phí vận chuyển hàng hoá, nhất là hạt giống cỏ lai của SSC được nhập từ Úc nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng. Giá thành hạt giống tăng lên nên CT cũng sẽ bán với giá cao hơn.