Trong những năm gần đây, cây cao su được xem là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, đặc biệt là các tiểu điển. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của con người cũng như ổn định kinh tế, chính trị xã hội.
Cây cao su cho ra nhiều chủng loại sản phẩm, là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, có giá trị kinh tế cao của các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngành cao su Việt Nam đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài nước. Nhu cầu sử dụng cao su trên thế giới hiện nay đang ở mức cao đặc biệt đối với Trung Quốc, một quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đứng hàng thứ tư thế giới, hàng năm tiêu thụ khoảng 1,75 triệu tấn. Đây là một thị trường tiêu thụ lớn nhất của nước ta, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ của cả nước.
Xuất khẩu cao su Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều bộ phận dân cư, đặc biệt là những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Phát triển cây cao su hiện đang là một giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân, góp phần ổn định xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích kinh tế lẫn dân sinh, ổn định dân trí, xóa bỏ tình trạng du canh, du cư, thúc đẩy xã hội phát triển.
Những năm gần, đây giá cao su liên tục tăng cao, đó là một dấu hiệu tốt cho ngành cao su của cả nước, tạo động lực cho việc đầu tư, mở rộng sản xuất.
0 500 1000 1500 2000 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm U S D /T ấn
Bảng 3.1: Giá Cả Cao Su Thế Giới Qua Các Năm
Đơn Vị Tính: USD/Tấn
Năm 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá 987 550 600 486 823 1.200 1.194 1.832 1.896
Nguồn: Phòng KD XNK
Hình 3.1: Biến Động Giá Cao Su Thế Hiện Qua Các Năm
Nguồn: Tính Toán Tổng Hợp
Cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo xăm lốp ôtô, dày dép và các sản phẩm được sản xuất từ cao su. Ngoài việc cho sản phẩm chính là mủ cao su, nó còn cung cấp cho con người nhiều sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao như: gỗ làm bàn ghế, trang trí nội thất; hạt cao su được dùng để chế biến xà bong... Hoạt động trồng rừng cao su vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt môi trường, bảo vệ đất chống xói mòn.