a) Xuất khẩu - Khái niệm:
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa được sản xuất trong nước ra nước ngoài tiêu thụ.
- Vai trò của xuất khẩu:
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu như nhập khẩu các thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng sản xuất kinh doanh ở những ngành liên quan khác.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa sản xuất trong nước, quá trình sản xuất ổn định vì có nhiều thị trường tiêu thụ. Từ đó làm phân tán rủi ro (giảm rủi ro) do gặp phải sự cạnh tranh của những đối thủ trong cùng ngành.
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ, hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng khó tính trên thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy các nhà sản xuất tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất.
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Là một nhân tố cấu thành GDP, xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu
nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu thụ nội địa, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Xuất khẩu tận dụng lợi thế so sánh của một quốc gia trong sản xuất một ngành hàng nào đó.
b) Khái niệm về thị trường
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán.
Theo quan điểm của Marketing:
Thị trường là một tập hợp những người mua sản phẩm ở hiện tại và tiềm năng. Những người mua này cùng chia sẽ một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có được để thỏa mãn thông qua những cuộc trao đổi các mối quan hệ. (GV, Nguyễn Thị Bích Phương, Bài giảng môn Thị Trường Nông Lâm Sản).
Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số lượng người bày tỏ nhu cầu (người mua) có tài nguyên để tham gia vào trao đổi và sẵn sàng đem những nguồn tài nguyên đó để đổi lấy già họ mong muốn. Những người bán và những người mua được kết nối với nhau bởi các dòng lưu thông: người bán gửi đi sản phẩm, dịch vụ, thông tin cho thị trường và nhận về tiền bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ thị trường. Đó là mối quan hệ giữa ngành và thị trường.
Hình 3.2: Hệ Thống Marketing Đơn Giản
Nguồn: GV, Nguyễn Thị Bích Phương, Bài giảng môn Thị Trường Nông Lâm Sản
Ngành (Một tập hợp những người bán) Thị trường (Một tập hợp những người mua) Thông tin Thông tin Sản phẩm, dịch vụ Tiền bạc