3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: khóa luận tiến hành thu
thập các số liệu, dữ liệu, báo cáo chính từ phòng kỹ thuật nông nghiệp và một số phòng ban khác. Thu thập các thông tin liên quan từ báo chí, internet…
3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu a) Phương pháp thống kê mô tả a) Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên số liệu thu thập và tổng hợp, khóa luận sẽ mô tả thực trạng của vấn đề như: thực trạng tiêu thụ, khai thác mủ nguyên liệu (mủ nước)…
b) Phương pháp so sánh
Là giải pháp được dùng chủ yếu trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng giải pháp này cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Số gốc để so sánh: chỉ tiêu cần phân tích được gọi là chỉ tiêu phân tích kỳ, chỉ tiêu được chọn làm gốc để so sánh thì được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc. Việc lựa chọn số gốc để so sánh phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của phân tích:
+ Nếu muốn đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: chọn số gốc là số kế hoạch. + Nếu muốn đánh giá tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế: số gốc là số của kỳ trước hoặc năm trước.
+ Nếu muốn đánh giá vị trí của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoặc trong cùng ngành kinh tế, số gốc là số của doanh nghiệp tương ứng (doanh nghiệp cần so sánh) hoặc số trung bình của ngành.
- Điều kiện để thực hiện so sánh:
+ Các chỉ tiêu phải có cùng một nội dung kinh tế. + Các chỉ tiêu phải có cùng một giải pháp phân tích.
+ Trong trường hợp so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau phải có cùng một loại hình kinh doanh, quy mô và điều kiện hoạt động tương tự nhau.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng một thước đo sử dụng (hiện vật, giá trị, thời gian…).
- Các kỹ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: sử dụng hiệu số của hai chỉ tiêu, kỹ thuật này sẽ cho thấy rõ sự tăng giảm về quy mô của chỉ tiêu cần phân tích.
Sự biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu phân tích: = Số kỳ phân tích – Số kỳ gốc
+ So sánh bằng số tương đối: số tương đối là quan hệ tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh bằng số tương đối cho thấy tốc độ tăng giảm của chỉ tiêu cần phân tích.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên của cả nước
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Cao su xuất khẩu của Việt Nam có khoảng 10 chủng loại, xuất khẩu trên 40 quốc gia trên thế giới.