Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn tuần giáo, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2016 (Trang 42 - 46)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của thị trấn

4.1.3. Tình hình sản xuất

4.1.3.1. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của thị trấn dừng lại ở nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống hàng ngày cho các hộ gia đình và một số lượng nhỏ cho sản xuất hàng

hóa, chưa phát triển theo mô hình trang trại và chưa được áp dụng khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển còn chậm. Phương thức chăn nuôi vẫn còn thả rông, đầu tư chăn nuôi cả về giống và thuốc thú y vẫn còn thấp, nên thường xảy ra dịch bệnh trong toàn thị trấn, ảnh hưởng đến việc phát triên kinh tế chăn nuôi. Nếu được áp dụng tiến bộ khoa học và đầu tư đúng mức, đồng thời xóa bỏ việc chăn nuôi thả rông, chắc chắn sẽ phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm góp phần ổn định sản xuất, giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo

Bảng 4.1: Cơ cấu ngành chăn nuôi từ năm 2014 đến 2016

STT Vật nuôi ĐVT Năm 2014 2015 2016 1 Trâu Con 132 120 119 2 Bò Con 82 78 77 3 Lợn Con 2.335 2.647 2.647 4 Dê Con 121 142 153 5 Chó, mèo Con 1.428 1.565 1.809 6 Gia cầm Con 23.127 22.315 22.315

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thu thập)

* Nhận xét chung:

- Về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, toàn diện bền vững khí hậu thuận lợi với nhiều loại cây, nguồn đất đai khá dồi dào và chất đất tốt trên địa bàn thị trấn có 04 dân tộc anh em sinh sống vì vậy phương thức canh tác khá đa dạng.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng lương thực hàng năm tăng nhưng chưa cao, chưa đồng đều, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đáp ứng yêu cầu của người dân.

- Thị trấn đã áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp của người dân nhưng chỉ đáp ứng cho người dân ở khâu làm đất, khâu thu hoạch và sau thu hoạch.

- Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ mang tính tự phát. Ngành tiểu thủ công nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế của xã.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ trao đổi hàng hóa tuy có bước phát triển nhưng còn chậm, chủ yếu là hoạt động trao đổi hàng hóa nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

- Giao thông, thủy lợi thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu, chi tiêu ngân sách đạt kết quả cao. Các tuyến đường liên thôn, liên bản, nội đồng và kênh mương III cần được nâng cấp đầu tư cứng hóa để đáp ứng việc đi lại giao thông hàng hóa cũng như hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất.

4.1.3.2. Ngành trồng trọt

Trong những năm qua, ngành trồng trọt của thị trấn Tuần Giáo đã có những bước phát triển khá ổn định. Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất đã được toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình như: đưa các giống cây trồng cho nâng xuất vào sản xuất áp dụng việc cơ giới hóa trong sản xuất đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu vào sản xuất.

Bảng 4.2: Cơ cấu ngành trồng trọt từ 2014 đến 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014 2015 2016

1. Lúa mùa

Diện tích ha 52,54 42,55 51,84

Năng suất Tạ/ha 54,32 58,86 54,71

Sản lượng Tấn 285,4 250,48 283,6

2. Lúa chiêm

Diện tích ha 46 47,6 47,91

Năng suất Tạ/ha 61,2 59,6 59,3

Sản lượng Tấn 281,52 283,7 284,1

3. Lúa nương

Diện tích ha 14 14 8,75

Năng suất Tạ/ha 17,44 16,84 12,58

Sản lượng Tấn 24,4 27,51 11,01

4. Ngô

Diện tích ha 5 5,7 2,71

Năng suất Tạ/ha 24 20 18

Sản lượng Tấn 12 11.4 4.8

5. Sắn

Diện tích ha 30 10 7,35

Năng suất Tạ/ha 65 65 65

Sản lượng Tấn 195 65 47,8

6.Cà phê

Diện tích ha 10,5 7,61 6,2

Năng suất Tạ/ha 8 8 8

Sản lượng Tấn 5,2 3,2 3,2

7. Rau màu các loại

Diện tích ha 20 20 17

Năng suất Tạ/ha 90 90 80

Sản lượng Tấn 180 152 136

Nhận xét:

- Diện tích canh tác lúa mùa, lúa chiêm, lúa nương và rau màu có giảm dần do những năm gần đây thị trấn Tuần Giáo phải chịu ảnh hưởng của lũ quét khiến cho diện tích đất bị mất không thể khôi phục lại được.

- Diện tích canh tác cây sắn, ngô, giảm do không người dân chuyển sang trồng các loại cây phân tán khác.

- Đối với cây cà phê, do trồng không có hiệu quả nên người dân phá bỏ để trồng các cây phân tán khác, 1 phần diện tích đã thu hoạch và không trồng lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn tuần giáo, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2016 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)