Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy xóa đói giảm nghèo ở tỉnh

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 49 - 71)

Xanhabuly

Từ việc phân tích tình hình và tìm được nguyên nhân, cho thấy việc XĐGN không thể chỉ tiến hành riêng rẽ một giải pháp nào, mà đồng thời xử lý hợp lý mối quan hệ giữa các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài, thông qua sự phân tích mối liên hệ giữa các nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo xin nêu một số giải pháp để XĐGN cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly như sau:

3.2.1. Tiếp tục tạo sự chuyển biến nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân và chủ trương XĐGN

XĐGN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Lào cũng như tỉnh Xaynhabuly, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, đó là một nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội CHDCND Lào cũng như tỉnh Xaynhabuly hiện nay.

- Phải làm cho cán bộ, Đảng viên và mọi dân hiểu XĐGN là chủ trương lớn, là một chính sáchcơ bản của Đảng Nhà nước Lào, là yếu tố cơ

bản đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội, là một chỉ báo quan trọng của định hướng XĐGN.

- Phải làm cho mọi người dân, mọi tỏ chức kinh tế - xã hội hiểu rằng xã hội ta chỉ văn minh, tiến bộ, phát triển về kinh tế, ổn định và lành mạnh về xã hội, phong phú về đời sống tinh thần nếu như chúng ta vượt qua được cửa ải của sự nghèo khổ, lạc hậu, dốt nát.

- Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấy rằng hiện nay còn có một tỷ lệ khá cao số hộ nghèo đói, đó là một khuyết điểm của Đảng bộ và nhân dân Xaynhabuly, của cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp cần phải quyết tâm khắc phục.

- Phải khơi dậy tinh thần đùm bọc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của mọi người dân. Tinh thần tự cường, phát huy yếu tố cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm quyết tâm không cam chịu nghèo nàn lạc hậu.

- Để tạo được sự chuyển biến nhận thức công tác tuyên truyền giáo dục cần phải được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng, dưới sự tam gia của nhiều lực lượng. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài của chính quyền, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Xanhabuly.

3.2.2. Phát triển nông nghiêp và kinh tế nông thôn

Trong những năm qua tỉnh Xaynhabuly đã đạt được những thành tích đáng kể trong công cuộc XĐGN nhờ vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thời gan tới để đạt được mục tiêu XĐGN cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng hơn thế nữa của của khu vực nông nghiệpvà kinh tế nông thôn. Để phat triển nông nghiệpvà kinh tế nông thôn cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao đặc biệt là việc sản xuất lúa nước. Dể giảm bớt tính thời vụ của nông nghiệp cần phải đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nhiều cơ hội việc làm tăng thu

nhập, cải thiện đời sống XĐGN. Việc làm này, khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói chung ở tỉnh Xaynhabuly có thể làm được, vì nó đòi hỏi vốn không lớn, từ nội lực kinh tế hộ gia đình và sự hõ trợ của Nhà nước về giống, phân bón, thuỷ lợi, giao thông, tín dụng không lớn bằng đầu tư phát triển công nghiệp. Cụ thể như sau:

+Về trồng trọt:

- Trồng cây lương thực giúp cho hộ nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực hợp lý để có đủ lương thực nuôi sống con người và một số phần lương thực để phát triển chăn nuôi. Đối với cây lúa vụ chiêm đảm bảo cơ cấu 50% diện tích cây lúa sớm và cây lúa xuân muộn, vụ mùa 70% diện tích cây lúa hè thu và mùa sớm, lúa xuân chính vụ 30% diện tích cây lúa chính vụ. Việc chuyển dổi cơ cấu mùa vụ sẽ giảm được căng thẳng của thời gian hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai hạn hán lũ lụt. Ngoài việc chuyển dịch cơ cấu thời vụ cần phải quan tâm đến các gióng lúa mới có năng suất cao, nâng diện tích cây giống lúa ngắn ngày lên vì giống lúa này có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn để nông cao hệ thống sử dụng đất. Đối với cây mầu là lương thực như ngô, khoai lang, đỗ vàng, đỗ xanh đây là cây có thế manh của tỉnh đặc biệt là ngô là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân ở các làng vùng núi, cây khoai lang có chất lượng cao hơn ở các địa phương khác nên được nhiều người ưa chuộng. phát triển các loại cây này vừa tận dụng được diện tích, vừa bổ sung nguồn lương thực cho con người, vừa cung cấp thức ăn cho vật nuôi, một phần khác tạo ra sản phẩm hàng hoá để tạo thêm thu nhập.

- Trồng cây ăn quả đã đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình cao như cây xoài, nhãn, dừa, chuối, dứa,…thích ứng với điêu kiện đất đai và thị trường trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Làm được như vậy sẽ góp phần hạn chế được tỷ lệ rủi ro, đói nghèo.

- Cây công nghiệp mở rộng diện tích trồng cây cao su, ngô, mía…vì nó có thị trường tiêu thụkhá rộng.

đây cũng là một ngành đã tạo thu nhập khá cao cho hộ dân ở các vùng nông thôn và chủ yếu người dân hay nuôi là gồm có con trâu, bò, lợn, dê nuôi và gia cầm, cá. Trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sau :

- Phát triển ngành chăn nuôi là một trong những ngành nông nghiệp chính của Lào nói chung, ở tỉnh Xaynhabuly nói riêng. Hiện nay lại được chia thành các ngành nhỏ hơn: nuôi gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, nuôi gia sức nhỏ như lợn, dê, cừu và nuôi gia cầm như già, vịt, ngan; đối với các làng vùng núi thì khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa và dê vì những laọi vật này có thi trường tiêu thụ rất rộng. Để phát triẻn chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê cần có giải pháp, đó là xây dưng mô hình như sử dụng đất, rừng để làm nơi chăn thả. Đồng thời phải hướng dẫn chỉ đạo người dân về kỹ thuật để biết kết hợp nghề chăn nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống với phương thức chăn nuôi hiện đại từ khâu lựa chọn, lại tạo giống, cung cấp thức ăn và biện pháp chăm sóc. Ví dụ, chăn nuôi dê vừa phải chăn thả trên đồi núi, đồng thời phải có chuồng trại dưới chân núi và có nguồn thức ăn bổ sung ngoài nguồn thức ăn chúng tự kiếm được, có như vậy mới giảm tính hoang dã, ăng tính thuần hoá, giảm hao hụt mất mát…nuôi trồng các loại rau, cỏ để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê …

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn:

- Cơ sở hạ tầng có ý nghĩ rất lớn đến khả năng sản xuất, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông nông thôn và các công trình thuỷ lợi đang là một thách thức lớn đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và công tác XĐGN. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp cho nền kinh tế của tỉnh Xaynhabuly hạn chế được rủi ro do thiên tai gây gia, góp phần tăng năng suất lao động nông nghiệp, hoà nhập thị trường, hỗ trợ thương mại và công nghiêp hoá nông thôn.

- Tình hình cơ sở hạ tầng ở tỉnh Xaynhabuly huyện ở mức yếu kém nhất là huyện vùng núi. Ở các huyện này, cơ sở hạ tầng tối thiểu như đường

giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, chợ không có hoặch có chất lượng rất thấp.

- Hệ thống thuỷ lợi là một trong những thiết thực nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghèo. Nhìn chung các công trình thuỷ lợi được xây dựng trong thời gian qua đều được phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải được phát triển nhiều hơn nữa, cần tiếp tục tập trung đầu tư phát triển thuỷ lợivừa và nhỏ cho các vùng nghèo.

- Hệ thống mạng lưới điện cho các vùng nghèo, làng nghèo; Đối với những vùng nghèo, Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng mới đường dây tải điện lưới quốc gia theo cơ chế, Nhà nước đầu tư dây cao thế và công tơ tổng, phần còn lại huy động nhân dân cùng góp vốn để xây dựng đường hạ thế và kéo điện và từng làng ,từng nhà.

- Đối với những vùng không có khả năng nối lưới điện, Nhà nước cần hỗ trợ vốn hoặch cho vay vốn tín dụng ưu đãi để nhân dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như: thuỷ điện nhỏ, máy phát điện gia đình, liên gia đình cùng nhau khai thác các nguồn năng lực khác…

3.3.3. Phát triển các loại thị trường hướng vào mục tiêu XĐGN

Thị trường vừa là điều kiện, vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác là nơi tập trung và phản hồi mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua hoạt động của thị trường mà tác động trwocj tiếp đến sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Để phát triển các loại thị trường góp phần trong việc XĐGN cần tập trung một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Mở rộng đồng thời các thị trường “ đầu vào” và “ đầu ra”. Thị trường đầu vào là thị trường cung cấp các yếu tố cho phát triển sản xuất hàng hoá. Đó là thị trường vốn, sức lao động, thông tin, tư liệu sản xuất,… Thị trường đầu ra là thị trường hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra.

- Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra là hai mặt của một thể thống nhất hữu cơ phục vụ cho tái sản xuất tiến hành liên tục. Nó vừa là cơ sở vừa là tiền đề cho nhau, ràng buộc cho nhau càng thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Vì vậy, Phải chú ý phát triển đồng thờicả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

- Nhà nước cần phải sắp xếp tổ chức và tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nông sản và lâm sản, ký hợp đồng với tiêu thụ với nông dân, ứng trước cho nông dân một số vốn về sản xuất và thu hồi vốn bằng cách mua hết sản phẩm hàng hoá của họ. Tránh tình trạng để tư thương mua non các sản phẩm của nông dân lúc họ đang thiếu vốn hoăch không có tiền để trả lãi suất cho tư thương. Mặt khác Nhà nước cần có biện pháp tích cực để xử lý quan hệ tỷ giá cánh kéo giữa giá hàng nông sản, thực phẩm với giá hàng công nghiệp và dịch vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ bình ổn giá.

- Mở hướng giao lưu tiêu thụ hàng hoá rộng ra, nhiều vùng trong tỉnh phải sớm khôi phục, mở rộng xây dựng mới nhều trung tâm dịch vụ thương mại, nâng cao các trợ vùng, chợ huyện mở ra nhiều thị trấn. Tạo đầu mối giao lưu thuận tiện nhất là ở những vùng tập trung nhiều hàng hoá. Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các vùng, các địa phương và các nước láng giềng, qua đó tạo điều kiệncho việc sản xuất thâm nhậpvào thị trường được dễ dàng.

- Quy hoạch phát triển thị trấn, thị tứ các trung tâm thương mại, dịch vụ ở nông thôn hiện nay tành các tụ diểm phát triển tiểu thủ cộng nghiệp, giao thông dịch vụ. nhằm mục đích đó, tỉnh nên dành một số diện tích đất đai ở các khu tung tâm kinh tế văn hoá của huyện, làng để xây dựng thị trấn, trợ tuỳ theo từng địa điểm để quy hoạch phát triển về quy mô vị trí của các cơ sở thương mại, nhưng ít nhất phải đạt yêu cầu có trợ, có đường ôtô, có điện, có cơ sở chế biến nông sản, có ửa hàng , có ngành nghề phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ… có như vậy mới đưa thị trường về nông thôn đến tận đối tượng

mua bán là nông dân, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, chống sự chèn ép của quốc doanh và tư thương đọc quyền với nông dân. Trước mắt phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ vùng, chợ huyện, mở ra nhiều vùng, làng kết hợp với nhau. Xây dựng đường giao thông vùng nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiêu thụ hàng hoá.

- Tăng cường thông tin về thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp, đặc biệt là vật tư nông nghiệp nhập khẩu và các hàng nông sản mà địa phương có thế mạnh như lạc nhân, thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt lợn… Đây là việc làm cần thiết cấp bách, bởi chức năng của kinh tế thị trường chỉ phát huy tác dụng tốt với chất lượng thông tin đầy đủ.

- Nhà nước cần ban hành và thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi các nhà kinh doanhvà nông dân làm dịch vụ đầu vào, đầu ra và chế biến nông sản vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng trọng điểm. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những tư nhân làm dịch vụ nông nghiệp để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, trốn thuế, chạy theo lợi nhuận làm mất ổn định cho người sản xuất.

3.3.4. Hỗ trợ và tạo năng lực cho người nghèo tự vươn lên thoát nghèo

Trước hết, tuyên truyền cho mọi người dân nói chung và người nghèo hiểu được vì sao phải XĐGN.

Người nghèo cần phải hiểu được rằng mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Một đất nước có nhiều hộ nghèo sẽ là một đất nước nghèo, một đất nước nghèo sẽ là một đất nước yếu, một đất nước yếu thì rất dễ lệ thuộc về kinh tế, chính trị và trở thành nô lệ của nước khác.

Người nghèo cũng phải thấy được cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo từ đói nghèo do thiếu ăn sẽ sinh ra ốm đau bệnh tật, dẫn đến thất học, thiếu việc làm và lại trở về với đói nghèo. Chính vì vậy, người nghèo phải tìm mọi cách để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Cần phải giải thích cho người nghèo thấy được rằng , nghèo đói không phải là cái xấu nhung nếu không cố gắng

thoát ra khỏi nghèo đói khi có điều kiện, luôn có tư tưởng ỷ lai trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác ,thì đó mới chính là tội lỗi.

Người nghèo cũng cần hiểu rằng, chính vì nghèo đói, vì thiếu hiểu biết nên trong thời gian họ đã hủy hoại phần lớn môi trường thiên nhiên môi trường sống của chính bản thân họ. Cho nên, XĐGN là mục tiêu lớn, là nhiệm vụ của mọi chính phủ , nhưng trước hết phải là nhiệm vụ của chính những người nghèo tự vươn lên nắm bắt những cơ hội, mà Chính phủ và các nhà tài trợ đã dành cho họ để thoát khỏi nghèo và vươn lên làm giàu.

Thứ hai, đào tạo nghề cho người nghèo.

Nếu không có nghề thì không biết cách làm ăn, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ngèo đói. Phần lớn người nghèo có trình độ văn hóa thấp hầu như không hoặc ít được đào tạo về nghề nghiệp và do những yếu kém về thể chất, hạn chế về vốn, về tư liệu sản xuất , hầu hết người nghèo đều thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, không biết làm gì và làm như thế nào, không biết làm gì và làm như thế nào, không biết sử dụng hợp lý các nguồn lực và điều kiện sẵn có để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… Do đó, cần phải đào tạo nghề cho người nghèo. Nội dung đào tạo cho người nghèo nên tập trung vào những vấn đề sau:

Nâng cao kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng, làm vườn, chăn nuôi. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cho người lao động.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w