Nguyên nhân đói nghèo của các hộ gia đình ở tỉnh Xanhabuly

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 42 - 46)

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Qua việc nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở tỉnh Xanhabuly có thể rút ra một số nghuyên nhân sau đây:

- Do điểm xuất phát thấp, bắt đầu từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, cộng với hậu quả chiến tranh để lại còn rất nặng nề. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại chế độ dân chủ nhân dân. Lực lượng phản động ở trong nước dưới sự ủnh hộ và giúp đỡ của phản dộng Thái Lan

VD: Như ngày 10 – 7 – 2007 quân đội huyện Xiênghon đã bắt được 8 người Thái Lan cùng với 8 khẩu súng đã đi sâu vào đất Lào ở huyện Xiênghon của tỉnh Xanhabuly và sau đó Lào đã trả lại. Đây cũng là một trường hợp đã làm cho biên giới có sự căng thẳng gây khó khăn cho nhân dân sống ở vùng gần đấy gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

- Do điều kiện tự nhiên, khí hậu thường xảy ra nhiều thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão lốc, mưa đá, sâu bệnh, môi trường bị cạn kiệt khó kiếm sống…,gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

- Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, thu nhập bình quân trên đầu người thấp thể hiện như: cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và lạc hậu, thị trường và kinh tế hàng hoá chưa phát triển, hệ thống tín dụng cho đầu người chưa phát triển và hoàn thiện.

- Do không theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường. Trước khi nền kinh tế thị trường xâm nhập vào kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Xaynhabuly pát triển theo hướng tự cung tự cấp, chưa hề biết đến sản xuất hàng hoá, trao đổi thị trường. Ngay cả một số vùng của huyện vẫn trao đổi theo kiểu lấy hàng đổi hàng, đây là vô cùng sơ khai.

- Do tệ nạn tham nhũng thể hiện nhiều hình thức như: một số cán bộ có chức, có quyền biến tiền bạc, của cải tài sản của Nhà nước thành của riêng mình; khoản tài chính sử dụng không minh bạch, tham nhũng qua việc chi

tiêu công trong việc phát triển xã hội và phúc lợi xã hội, qua việc quản lý và sử dụng đất đai, qua việc khai thác và lưu hành buôn bán tài sản tài nguyên thiên nhiên…, ảnh hưởng rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, làm cho công tác XĐGN của nhân dân khkông đạt được kế hoạch đề ra, ảnh hưởng tiêu cực hậu quả chính sách.

- Do điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã hội, mặc dù chính sách đã mở cửa cho tất cả các tầng lớp trong xã hội tiếp cận để hưởng dịch vụ xã hôi, nhưng trên thực tế các dịch vụ xã hội lúc nào cũng nghiêng về phía người giàu hơn. Người nghèo thường đi đôi với sự bất bình đẳng trong xã hội, kể cả dịch vụ xã hội cơ bản như: dịch vụ y tế, giáo dục…Đặc biệt là dịch vụ xã hội có chất lượng cao càng không thể tiếp cận, do người nghèo không có khả năng thanh toán các chi phí.

- Trong quản lý và sử dụng giải quyết sự nghèo đói không công bằng, vốn liếng của Nhà nước đã bị thiệt hại nhiều, nhiều nơi sử dụng quỹ công không đúng mục đích, huyện nghèo không nhận đủ số tiền đã quy định.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

2.3.2.1. Trình độ, kỹ năng lao động sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hộ gia đình đã trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhờ đó nhiều hộ đã vươn lên làm giàu bằng sức lực và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó không ít hộ đã bộc lộ nhược diểm do thiếu kiến thức và kỹ năng trong sản xuất. Đó chính là nguyên nhân khiến cho những hộ nghèo sản xuất kinh doanh kém hiêu quả. Thực tế đã chứng minh như nhiều gia đình không có vốn để sản xuất nhưng không chịu vay vốn vì không biết khi được vốn rồi mình sẽ sử dụng để làm gì, phát triển kinh tế trong gia đình như thế nào, điều này là do không có trình độ và không có kỹ năng để sản xuất hay làm kinh tế gia đình. Qua điều tra đã cho thấy, hơn 50% hộ đói nghèo cho rằng không có kinh nghiệm và cách thức làm ăn là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhất là đối với những hộ nông dân miền núi, vùng

chủ yếu nhất dẫn đến đói nghèo. Khi người lao động có kiến thức và kinh nghiệm làm ăn thì bằng nhiều cách họ sẽ huy động được các yếu tố sản xuất và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó. Họ sẽ tạo được công ăn việc làm, chứ không bao giờ bó tay, chấp nhận nghèo đói, nếu có chỉ là cá biệt trong hoàn cảnh bất khả kháng.

2.3.2.2. Nguồn vốn cho sản xuất

Như chúng ta đã biết vốn là một điều kiện vô cùng trọng để đầu tư sản xuất tạo thu nhập. Nếu không có vốn hoặch thiếu vốn thì không thể tiến hành sản xuất, hoặch có sản xuất thì năng suất và hiệu quả không cao. Vì lẽ có một số người dân khi cần vốn phải vay tư nhân với lãi suất cao để tiến hành hoặch mở rộng sản xuất của mình. Có tình trạng nhiều nông dân phải bán nông sản non cho tư thương. Sở sĩ có tình trạng đó, vì họ cho rằng vay ngân hàng thì phải làm thủ tục rườm rà, vả lại va tư nhân kịp thời, đảm bảo tính thời vụ. Hậu quả việc vay nặng lãi này đã làm cho họ không thoát được vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Một số khác nhất là vùng dân tộc không có vốn đầu tư, nhưng do tâm lý sợ mắc nợ nên không dám vay mà chỉ cam chịu theo kiểu “ có gì làm nấy” và họ đã phải chấp nhận hậu quả sản xuất thấp.

2.3.2.3. Môi trường hoạt động kinh tế

Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á hoặc như ở Haiti vừa qua. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.

Sau những năm đổi mới, nền kinh tế của Lào đã có những bước phát triển mới những bên cạnh đấy thì tỷ lệ người nghèo vẫn còn đáng kể. Các chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa có hiệu quả đối với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo. Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh tai nạn lao động, thất nghiep, rủi ro về sản phẩm đầu vào do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng, hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng

Nền kinh tế lại phát triển không bền vững, tăng trưởng chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiệp, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ, trong khi các nguồn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả tháp, không thế chấp, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu.

Sự chênh lệch giàu nghèo, vùng miền, thành thị và nông thôn. Môi trường sớm bị huỷ hoại trong khi đa số người nghèo sống nhờ vào nông nghiệp. Hiệu quả quản lý chính phủ còn thấp.

Chương 3

CHỦ TRƯƠNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH XANHABULY TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w