Thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở tỉnh Xanhabuly

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 30 - 42)

2.2.1. Tình hình chung về nghèo đói ở tỉnh Xanhabuly

Xaynhabuly là tỉnh có vị trí chiến lược, vì vậy các thế lực thù địch luôn có âm mưu để chống phá. Sau khi đất nước đã được giải phóng, cơ sơ hạ tầng coi như không còn gì để lại, các hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn và cơ sở vật chất còn lạc hậu. Để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các cấp đã nỗ lực hết sức mình để khôi phục lại về kinh tế - xã hội của tỉnh làm cho nhân dân ăn no, mặc ấm. Cho đến nay, cả tỉnh có 4445 hộ gia đình nghèo chiếm 6,59%, làng nghèo có76 làng chiếm 17,04% (qua khảo sát năm 2010) hàng năm hộ và làng nghèo đói có xu hướng giảm xuống.

Các hộ nghèo đa số tập trung ở vùng nông thôn của huyện miền núi và không có ruộng đất để canh tác. Trình độ đân trí còn thấp không có điều kiện tiếp cận được những thông tin ở bên ngoài cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho người dân nặng về tín ngưỡng, đồng thời có một số dân tộc sống ở vùng xa còn có phong tục tập quán lạc hậu, lãng phí, chưa tự giác, có tư tưởng bảo thủ…cộng với thói quen sống của người nghèo phụ thuộc vào thiên nhiên, không chịu sản xuất, thậm chí phá cả rừng để khai thác lâm sản làm cho thiên nhiên càng ngày càng cạn kiệt và mang lại hậu quả khó lường như: lũ lụt, hạn hán, mất mùa …

Người nghèo đa số là nông dân không có ruộng đất để canh tác hay có thì cũng ít, đất không có độ màu mỡ và công nhân không có trình độ tay nghề làm cho họ không có việc ổn định, chỉ kiếm sáng để ăn tối hay sống bằng thu

nhập ít ỏi không đủ để chi tiêu trong cuộc sống. Do người nghèo đa số thiếu trình độ hiểu biết, người dân độ tuổi lao động bị lừa dối bỏ ruộng đất, người già và trẻ em ở nhà chạy trốn đi làm thuê ở các nước lân cận cuối cùng trở về nhà tay trắng, thậm chí khi về phải kiếm tiền để trả nợ đây cũng tình hình thường thấy ở các huyện biên giới của tỉnh.

Các hộ gia đình nghèo chưa tiếp cận được kế hoạch hoá gia đình, sinh đẻ tự nhiên không có kế hoạch, không có điều kiện cho con, cháu đi học và cho con cháu bỏ học trong khi chưa học xong trường tiểu học vì họ cho rằng rằng đi học là việc tốn kém tiền và tốn kém thời gian, làm cho các con cháu mù chữ, cuối cùng là thừa kế những gì mà bố mẹ đã từng gặp trong cuộc sống. Đấy cũng chính là sự nghèo đói và đã thành vòng tái sinh như thế.

Nguồn vốn để đầu tư vào việc xoá đói giảm nghèo cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất cho các vùng nghèo khó chưa thật sự xứng đáng với nhu cầu thực tế. Thẩm chí vốn hỗ trợ cho người nghèo thì bị cắt giảm hay người nghèo không được nhận. Ngoài ra, người nghèo không muốn tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng sợ nợ nần và sợ sẽ làm cho mình càng thêm sự nghèo khổ. Tóm lại tình hình đói nghèo của tỉnh là có xu hướng giảm xuống nhưng phải có chính sách lâu dài về xoá đói giảm nghèo để tránh khỏi tình hình tái nghèo của người dân, và muốn làm được như thế Đảng và chính quyền các cấp phải có trình độ nhất định về vệc này, đồng thời phải chú ý đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn, việc giáo dục và tạo nghề ổn định cho họ, để họ tự vươn lên thoát nghèo từ chính bản thân của mình.

2.2.2. Phân tích biến động tình hình nghèo đói của các hộ gia đình tỉnh Xanhabuly giai đoạn năm 2005 đến 2010.

Năm 2005 – 2010 là những năm trong giai đoạn tổ chức thực hiện kế họach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI và triển khai thực hiện nghị quyết IV của Đảng uỷ. Để làm cho kinh tế phát triển, xã hội có trật tự và cơ bản xoá đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc thì Đảng uỷ đã có nghị quyết 5 nhiệm kỳ 4 về nâng cấp việc xây dựng làng và nhóm làng phát triển

Đảng và chính quyền các cấp làm cho tình hình nghèo đói của các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly có sự thay đổi rõ rệt: kinh tế phát triển liên tục, GDP phát triển bình quân 8,5% ( kế hoạch là 7 – 8% ), GDP 5 năm là 12.293 tỷ USD Mỹ, GDP tính theo đầu người được 1057 USD so với năm 2005 là hơn 57,23% và so với kế hoạch đạt được hơn 51% ( kế hoạch 700 - 800 USD ).

Bảng thống kê tổng GDP của tỉnh Xanhabuly

( Đơn vị: tỷ kịp )

STT Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 2 3 4 5 6 7 I Tổng GDP ( Kịp ) 1526.7 1528.1 1996.9 2293 2800 3237 1. Nông nghiệp 946 909.9 1045.5 1089.2 1237.5 1290.2 2. Công nghiệp và thủ công nghiệp 245.3 262.2 507.6 646.3 798.7 1007.2 3. Dịch vụ 325.4 335 421.3 541 745.3 920.5 -Thuế nhập khẩu 10 21 22.5 16.5 18.5 19.1 -Dự đoán dân số 338044 338145 338669 346512 36019 5 360195 -Tỷ giá tiền tệ USD/Kịp 10,500 10,000 9,500 8,600 8,500 8,500 -Lạm phát 6% GDP/ đầu người 430 $ 452 $ 619 $ 770 $ 915 $ 1057 $ II Cơ cấu GDP ( % ) 1. Nông nghiệp 62% 61% 52.4% 47.5% 41.7% 40%

2. Công nghiệp và thủcông 16% 17% 25.4% 28.2% 30% 31%

3. Dịch vụ 21% 21% 21.2% 24% 27.7% 28%

III Tỷ lệ tăng GDP (%)

Tổng GDP 7.5% 8% 6.9% 9.5% 8.8% 8.5%

1. Nông nghiệp 4% 4% 3.50% 4.1% 5% 4.6%

2. Công nghiệp và thủcông 14% 15% 13.5% 14% 11.7% 11.7%

Trong năm 2005 có 12.773 hộ nghèo đói bằng 24 % (cả tỉnh có 62.270 hộ ), đến năm 2010 hộ nghèo đã giảm xuống còn 4.445 hộ bằng 6,59% dân số cả tỉnh, bình quân mỗi năm giảm xuống 2,57%. Riêng 4 huyện miền Nam của tỉnh hộ nghèo đói đã giảm nhanh như: huyện Thôngmixay hộ nghèo chiếm 3,5% số hộ dân cả huyện, trong năm 2005 gảm xuống còn 1,05%; huyện Boten hộ nghèo chiếm 3,3%, trong năm 2005 gảm xuống còn 0,68%; Huyện Kenthảo hộ nghèo chiếm 3,1% cả tỉnh, trong năm 2005 gảm xuống còn 0,21% và huyện Paclai hộ nghèo chiếm 5,5%, trong năm 2005 giảm xuống còn 1,11% và đều đã công bố cơ bản dừng chặt rừng làm nương lưu động mà hiện nay chỉ còn 1%. Còn huyện khác như: huyện Phiêng hộ nghèo chiếm 17,2% trong năm 2005 gảm xuống còn 4,77%; huyện Hôngsa hộ nghèo chiếm 20,6% trong năm 2005 gảm xuống còn 9,02% Huyện Xanhabuly và huyện Hôngsa trước đấy là nằm trong danh sách 47 huyện nghèo nhất của cả nước, nhưng hiện nay hộ gia đình nghèo đói chỉ chiếm 5,73% và 24,26% theo thứ tự. Còn huyện Xaysathan trước đây là thuộc vào huyện Xaynhabuly mới tách ra năm 2009, tỷ lệ nghèo đói chiếm 17,56% số hộ dân cả huyện.

Biểu đồ 3: Thống kê các hộ gia đình nghèo từ năm 2005 – 2010

( Số liệu từ sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh ) Đơn vị tính: %

Việc xoá đói giảm nghèo phải gắn bó mật thiết với tất cả các lĩnh vực và đồng thời phải thực hiện cùng một lúc vì nghèo đói là vấn đề chung của toàn xã hội của các ngành, vì vậy tôi đã nêu một số lĩnh vực về nghèo đói như sau:

Tình hình nghèo đói trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trong tỉnh: theo tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của năm 2009 – 2010 các hộ gia đình có đất để sản xuất nông nghiệp cả tỉnh là 133.973, bình quân một hộ gia đình có đất để canh tác trồng trọt là 1,98 ha. Trong đó đất để trồng lúa là 48.254 ha nếu so với năm 2005 là tăng lên 7.415 ha, hàng năm tăng lên 1483,6 ha; sản xuất lúa đạt 171.593 tấn so với năm 2005 tăng lên 34.660 tấn, bình quân đầu người đạt được 500 kg/người/năm và năm nay còn xuất khẩu lúa bán cho tỉnh khác được. Ngoài ra, người dân còn sản xuất ra lương thực rất lớn có diện tích là 9.239 ha, thu hoạch được 36.190 tấn, bình quân đầu người nhận được 100 kg; đồng thời các huyện ở miền Nam của tỉnh đã sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhất là trồng ngô trong năm 2010 có diện tích là 60.145 ha, thu hoạch được 331.315 tấn so với năm 2006 tăng lên 4.158 ha và năng suất cũng tăng lên 7.315 tấn; trồng vừng là 1.933 ha tăng lên 239 ha, trồng đậu xanh, đậu vàng, đậu đỏ, đậu đen cung tăng lên từ 4.935 ha trong năm 2006 lên 16.719 ha trong năm 2010. Còn cây công nghiệp như cao su năm 2009 - 2010 cũng tăng lên từ 427,19 năm 2005 thành 7.033,47 ha. Việc chăn nuôi cũng là nghề đã gắn bó với người dân các vùng miền và hiện nay ngành này đã làm cho các hộ gia đình có thu nhập để sinh hoạt; tuy nhiên việc chăn nuôi nhìn chung các loại gia súc như: trâu, bò co xu hướng giảm dần, còn gia cầm có xu hướng tăng lên; đến năm 2010 cả tỉnh có 43 nhóm chăn nuôi gồm có 858 hộ gia đình nếu so với hộ gia đình cả tỉnh chỉ chiếm 1,27%, ta thấy con số này là rất ít. Và có thể đáp ứng thịt được 15.120 tấn tính cho đầu người được 42 kg, tôi đã có bảng so sánh giưa năm 2006 với 2010 như sau:

Loài vật năm Tỷ lệ ( % ) 2006 2010 Tăng Giảm Trâu 61.684 51.789 16,04 Bò 116.125 104.832 9,72 Dê 11.109 11.961 7,12 Lợn 114.650 126.939 9,68 Gia cầm 2.460.670 3.126.458 21,3 Cá 11.400.000 21.500.000 46,98

( Số liệu từ sở nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh )

Từ bảng trên ta thấy lợn, gia cầm, cá đã có xu hướng tăng nhiều, còn trâu, bò đã giảm xuống, đây có thể là do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như thực hiện chính sách kém hiệu quả, vật nuôi bị bệnh chết, khó tiêu thụ, thiếu về vốn, kỹ thuật chăn nuôi kém hiệu quả…nên số lượng và chất lượng của đàn gia súc của người dân chưa trở thành hàng hoá.

Việc giao đất giao rừng cũng là một chương trình nằm trong việc ưu tiên cho xoá đói giảm nghèo của nhân dân trong thời gian qua chính sách này đã thực hiện được 100% của các hộ dân cả tỉnh, có diện tích 59.354 ha, và hiện nay cũng đang kiểm tra và đánh giá lại việc quản lý và sử dụng của chính quyền địa phương và các hộ gia đình, đã làm xong 282 làng còn 164 đang tiếp tục. Thông qua thực hiện thấy rằng xu hướng phá rừng làm nương năm 2010 đã giảm còn 447 ha trong khi năm 2006 có 1.139 ha và đã tuyên bố thành làng không phá rừng làm nương lưu động được 238 làng chiếm 53,36% . Đây đã chỉ cho ta thấy việc giao rừng, giao đất đã làm cho nhân dân có đất sản xuất và có cơ hội thoát khỏi hộ nghèo trong tương lai. Và nếu xu hướng phá rừng giảm xuống theo nhịp này sẽ làm cho tỉnh đạt được mục tiêu đến năm 2015 xoá được việc phá rừng làm nương, làm cho diện tích rừng tăng chiếm đến 70%; nhưng nhìn chung thấy có một số huyện chiếm tỷ lệ phá rừng làm nương khá cao chẳng hạn như huyện Xaysathan mới thành lập, cơ sở hạ tầng coi như chưa có gì phát triển nhiều cộng với địa lý không phù hợp với làm ruộng và người dân chưa có thói quen sinh hoạt làm ăn kiểu thành thị đây

Trong năm 2004 -2005 việc sử dụng điện cả tỉnh chỉ chiếm 28,7 %, hiện nay đã chiếm 78,03% của tổng số làng đã được sử dụng điện là 303 làng, đã tăng lên 131làng, cả tỉnh còn 143 làng chiếm 32,06% của tổng số làng cả tỉnh ( 446 làng ). Năm 2010 qua thực hiện chính sách XĐGN số làng nghèo đã giảm xuống còn 76 làng so với năm 2005 giảm được 56 làng, gồm 7.706 gia đình. Nhìn chung so với 5 năm trước giảm được mức độ như thế này thì tỉnh Xaynhabu có thể sớm ra khỏi tỉnh nghèo đói.

Hệ thống đường xá đã được phát triển đến vùng sâu, vùng xa; làng chưa có đường ôtô đến chiếm 3,4% của số làng cả tỉnh, nhưng đường rải nhựa còn chiếm tỷ lệ ít, đa số chỉ có đường nhựa ở vùng thành phố của tỉnh và thành thị của huyện. Hệ thống nước máy chỉ có 6 huyện và chỉ được dùng trong thành thị và số hộ gia đình ở thành thị chưa được sử dụng còn chiếm tỷ lê khá nhiều chiếm đến 57% dân số sống ở thành thị. Vì vậy, người dân đã đào giếng, bơm nước từ sông suối… thực ra nước là vấn đề rất quan trọng trong đời sống hàng ngày tuy vậy người dân đa sô không có điều kiện để nối hệ thống nước vào nhà của mình vì thu nhập thấp, chi phí lắp đặt đắt giá và chi trả hàng tháng cũng gây không ít khó khăn cho việc chi trả đồng thời hệ thống chưa mở rộng ra.

Về việc giáo dục nói chung đã phát triển mạnh, các trường học và tỷ lệ người đến trường đã tăng hàng năm koảng 15%. Tuy vậy, qua khảo sát năm 2008, tổng số người mù chữ là 17.857 chiếm 5,14% dân số cả tỉnh, trong đó phụ nữ là 10.157 người, đa số sống ở vùng xa, miền núi nơi không có đường vào đến, dân tộc thiểu số trong độ tuổi 41 trở lên.

Mặc dù mạng lưới dịch vụ y tế đã vào đến các vùng, nhưng người nghèo đa số là không sử dụng dịch vụ. Ta thấy tỷ lệ sinh đẻ năm 2009 so với năm 2005 giảm xuống 10% nhưng so với năm 2008 có xu hướng tăng lên 2,27%; tỷ lệ chết và sinh đẻ tự nhiên so với năm 2005 và năm 2008 giảm xuống, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi của năm 2005 giảm xuống 14% và nếu so với năm 2008 ( 18,1/1000) có xu hướng tăng lên 2,76 %. Những co số

này cho thấy rằng đến năm 2009 tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi đã bắt đầu tăng và nó sẽ tiếp tục tăng dần nếu không có cách giải quyết phù hợp.

Biểu đồ 4: So sánh sự biến động của các lĩnh vực.

Tóm lại, từ những phân tích trên của các lĩnh vực đều liên quan đến vấn đề nghèo đói của người dân cũng như của các hộ dân cư của tỉnh. Nhìn chung tình hình nghèo đói của những hộ gia đình của tỉnh đa số tập trung ở vùng miền dân tộc và một số huyện không có điều kiện về địa lý, thậm chí trình độ dân trí thấp cộng với cơ sở vật chất còn thấp kém, các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước không đến nhân dân được vì các cán bộ làm việc xoá đói giảm nghèo còn hạn chế về trình độ và số lượng.

2.2.3. Kết quả thực hiện các dự án, chương trình XĐGN và những tồn tại trong công tác này.

Như ta đã biết rằng xoá đói là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và là của chính người nghèo. Nghèo đói là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho việc thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ và văn minh”, cho một chủ nghĩa nhân đạo cao cả “ vì hạnh phúc của người dân”. Nó đã thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản “ ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được sống vui, hạnh phúc”.

Trong những năm qua đã thực hiện chương trình XĐGN ( 2005 -2010 ) cùng với đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, và kinh tế nông thôn, XĐGN đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy được cả vai trò chủ động tích cực của bản thân người nghèo. Tất cả quá trình đó đã tạo thành phong trào sôi động trong toàn tỉnh, trên các lĩnh vực, đối với nhiều hình thức

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở tỉnh Xaynhabuly, nước CHDCND Lào (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w