Xuất khẩu trực tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại SADACO chi nhánh Bình (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

2.4. Các hình thức xuất khẩu

2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngồi thơng qua các tổ chức cuả mình. Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại nhưng khơng tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai cơng đoạn:

• Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương hay các doanh nghiệp khác trong nước.

• Đám phán đưa đến ký kết với doanh nghiệp nước ngồi, giao hàng và thanh tốn tiền hàng với đơn vị đó.

Ưu điểm:

- Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu. Nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu và đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.

- Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp. - Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. LÊ VĂN BẢY

SV: VĂN NGUYỄN MINH HUY Trang 15

- Đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng, thơng thạo nghiệp vụ, quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm thương trường.

Nhược điểm:

- Dễ xảy ra rủi ro vì doanh nghiệp rất khó khăn trong việc nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh.

- Nếu như doanh nghiệp đó khơng có nhân viên xuất nhập khẩu có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho chính mình.

- Bắt buộc phải có nguồn vốn lớn để sản xuất và thu mua hàng hóa, tốn nhiều thời gian và chịu chi phí cao vì doanh nghiệp phải đảm bảo toàn bộ các hoạt động trong quy trình xuất khẩu của mình.

- Cơng ty phải dàn trải các nguồn lực của mình trên phạm vi thị trường rộng lớn phức tạp hơn, phải chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt, phải chấp nhận mọi rủi ro của thị trường ngoài nước.

- Khối lượng hàng hóa khi tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng kinh doanh và giải pháp cải thiện quy trình cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá basalt tại SADACO chi nhánh Bình (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)