Cơ hội và thách thức đối với DDC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Đánh giá hoạt động xuất khẩu các sản phẩm về thép của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng Thương mại Đại Dũng (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU

3.1. Cơ hội và thách thức đối với DDC

3.1.1. Cơ hội

Bộ Công thương công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 23,3% đối với sản phẩm phôi thép và 14,2% đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam vào ngày 7/3/2016, cũng khiến cho một số doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Đại Dũng nói riêng nắm bắt cơ hội đầu cơ, đầu tư vào thép, khiến sản lượng tiêu thụ tăng cao.

Năm 2016, với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành thép Việt Nam đã mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15 - 20%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ được xem là cơ hội mới cho ngành tôn thép xuất khẩu. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang và sắp có hiệu lực cũng như các dấu hiệu của kinh tế trong nước ổn định sẽ là đòn bẩy cho ngành phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép nói chung và công ty Đại dũng nói riêng từng bước mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu

3.1.2. Thách thức

Vì ngành thép Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nên giá thép sẽ phụ thuộc khá lớn vào giá phôi thép thế giới. Giá phôi thép và phế liệu thế giới giảm sẽ khéo theo giá thép trong nước giảm theo.

Thị trường trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm tới, do phải cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc và các nước lớn về công nghiệp sản xuất thép như Nga, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu như công ty Đại dũng lại đang gặp nhiều rào cản từ các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước.

Thị trường xuất khẩu là một miếng bánh khổng lồ nhưng cũng không hề dễ dàng để giành được. Khi xuất khẩu, công ty Đại Dũng cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Thêm vào đó, các sản phẩm thép của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường quốc tế và khu vực, do vậy gặp phải những khó khăn nhất định khi phát triển tại các thị trường mới này. Quan trọng

SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 50

hơn cả là sự thay đổi trên thị trường quốc tế ngày càng nhanh, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế các nước vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng thì chính phủ các nước đang có xu hướng thiết lập các hàng rào thương mại thông qua các hình thức chống bán phá giá (anti-dumping), tự vệ thương mại (safeguard), … để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Đánh giá hoạt động xuất khẩu các sản phẩm về thép của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng Thương mại Đại Dũng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)