CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu thép của công ty cổ phần cơ khí
2.6.1. Đánh giá kết quả về sản lượng thép xuất khẩu
Bảng 2.7: Báo cáo tổng kết hàng hóa xuất khẩu 2013.
Quý Trọng Lượng Net Weight (Kg) Trọng Lượng GrossWeight (Kg) Trị Giá (USD) Ghi chú Quý 1 152,823.66 155,880.14 297,366 Quý 2 781,393.27 796,774.61 1,232,528 Quý 3 92,188.95 94,242.10 103,002 Quý 4 558,910.88 571,068.92 780,057 Tổng Cộng 1,585,316.76 1,626,725.67 2,412,953
(Nguồn: phòng Xuất Nhập Khẩu DDC )
❖ Nhận xét :
Trọng lượng hàng hóa xuất khẩu và trị giá xuất khẩu giữa các quý có sự chênh lệch lẫn nhau. Tăng mạnh từ quý 1 lên quý 2 ước đạt 640,894.47 kg ở trọng lượng gross weight và 628,569.61 ở trọng lượng net weight tức 39.4% và 38.6% so với tổng năm 2013, trị giá USD từ 297,366 lên đến 1,232,528 tăng 935,162 USD tức 51.07 % so với tổng trị giá năm 2013 tại hai quý đầu năm này là bước phát triển tốt thúc đẩy hoạt động thương mại và xuất khẩu của công ty DDC.
Tại thời điểm nửa năm còn lại điển hình quý 3 và quý 4 trọng lượng hàng xuất khẩu và trị giá USD có sự tăng mạnh vượt bậc ước đạt 476,826.82 kg ở gross weight và 466,721.93 ở net weight tức 29.32 % và 29.45% so với tổng năm 2013, trị giá usd tăng mạnh 677,054 usd tức 28.1 % so với tổng trị giá usd năm 2013.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty ở 6 tháng đầu năm (quý 1 và 2) và 6 tháng cuối năm (quý
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 41
3 và quý 4) có sự gia tăng theo chiều hướng tích cực cho thấy khả năng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của công ty tại năm
Bảng 2.8: Báo cáo tổng kết hàng hóa xuất khẩu 2014.
Quý Net Weight
(Kg)
Gross Weight
(Kg) Trị Giá (USD) Ghi chú
Quý 1 0 0 0 không xuất khẩu Quý 2 1,925,217.12 1,963,721.46 3,442,669.53 Quý 3 2,925,479.13 2,983,988.71 4,966,555.29 Quý 4 3,472,731.66 3,542,186.29 6,380,679.70 Tổng Cộng 8,323,427.91 8,489,896.46 14,789,904.52
(Nguồn: phòng Xuất Nhập Khẩu DDC )
❖ Nhận xét :
Theo cơ cấu mô hình tổ chức kinh doanh riêng của công ty, tại quý 1 2014 tiến hành không thực hiện hoạt động xuất khẩu. Phương án bắt đầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào các quý còn lại của năm 2014 : quý 2,3,4.
Trọng lượng hàng hóa xuất khẩu và trị giá xuất khẩu giữa các quý 2,3 và 4 có sự tăng đều. Từ quý 2 lên quý 3 ước đạt 1,020,267 kg ở trọng lượng gross weight và 1,000,262.01 kg ở trọng lượng net weight tức 12.25 % và 12.10 % so với tổng năm 2013, trị giá USD từ 3,442,669.53 lên đến 4,966,555.29 usd tăng 1,523,885.76 USD tức 10.3 % so với tổng trị giá năm 2014.
Tại thời điểm quý 3 và quý 4 trọng lượng hàng xuất khẩu và trị giá USD tăng ước đạt kg ở 558,197.6 gross weight và 547,252.5 ở net weight tức 6.7 % và 6.6 % so với tổng năm 2013, trị giá usd tăng mạnh 1,414,124 usd tức 9.5 % so với tổng trị giá usd năm 2014
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 42
Bảng 2.9: Báo cáo tổng kết hàng hóa xuất khẩu 2015.
Quý Trọng Lượng
Net Weight(Kg)
Trọng Lượng
GrossWeight (Kg) Trị Gía (USD) Ghi chú Quý 1 5,111,070.35 5,213,291.76 5,213,291.76
Quý 2 3,370,067 3,437,468.24 8,448,093
Quý 3 2,621,691 2,674,124.97 4,552,841.64
Quý 4 2,738,318.069 2,793,084.43 4,736,292
Tổng Cộng 13,841,146.419 14,117,969.4 22,950,518.4
(Nguồn: phòng Xuất Nhập Khẩu DDC )
❖ Nhận xét :
Năm 2015 là năm có nhiều biến động, tình hình thép nội lấn sân thép ngoại điển hình là thép trung Quốc lấn sân sang thị trường Việt Nam, theo tổng cục hải quan tình hình sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trng năm qua chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm 50% giá nguyên liệu thép trên thị trường thế giới giảm mạnh cộng với nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam quá lớn, ngành sản xuất thép trong nước đã giảm sút, khiến nhiều nhà máy đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Trước sức ép thép nhập khẩu quá lớn nói trên, DDC cũng bị ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, điển hình là trọng lượng gross weight và net weight và trị giá giảm dần đều từ quý 1 sang quý 2,3 tương ứng với mức giảm 1,741,003.35 kg từ quý 1 sang quý 2; 748,376 kg từ quý 2 sang quý 3; tức 12.58% và 5.3% so với tổng năm 2015.
Sau quý 3, tình hình quý 4 có chuyển biến khả quan hơn, điển hình là để khắc phục tình hình thép ngoại lấn áp thép nội cục quản lí cạnh tranh và hiệp hội thép Việt Nam đã đưa ra các giải pháp và kế hoạch tích cực để hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Tuy tại quý 4 năm 2015 có sự giảm thiểu lượng thép xuất khẩu so với toàn năm 2015 nhưng nhìn chung từ tình hình quý 3 sang quý 4 vẫn có sự tăng nhẹ, không còn giảm dần đều so với các quý như quý 1,2,3 ; tăng 111,627.069 kg ở net weight và 118,959.46 kg ở gross weight tức 0.8% và 0.9% ở net weight. Trị giá usd
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 43
quý 3 sang quý 4 có sự gia tăng ước đạt 183,450.36 usd tức 0.79% so với tổng năm 2015.
Bảng 2.10: Thống kê tổng lượng xuất khẩu qua các năm (2013, 2014, 2015)
NĂM NET WEIGHT
(kg) GROSS WEIGHT (kg) TRỊ GIÁ (USD) 2013 1,585,316.76 1,626,725.67 2,412,953 2014 8,323,427.91 8,489,896.46 14,789,904.52 2015 13,841,146.42 14,117,969.40 22,950,518.40 Tổng các năm 23,749,891.09 24,234,591.53 40,153,376
(Nguồn: phòng Xuất Nhập Khẩu DDC )
❖ Nhận xét :
Trọng lượng xuất khẩu và trị giá xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2015. Tuy thị trường thép biến động, giá thép trên thị trường giảm nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của DDC vẫn giữ mức tương đối ổn định. Trọng lượng xuất khẩu năm 2013 so với năm 2014 tăng mạnh ước đạt 6,738,111.15 kg ở net weight và 6,863,170.79 kg ở gross weight tức 28.37% và 28.31% so với tổng trọng lượng các năm ; trị giá usd năm 2014 đến 2015 tăng mạnh ước đạt 12,376,952 usd, tức 30.82 % ; năm 2014 đến 2015 cũng có sự gia tăng ước đạt 8,160,613.88 usd tức 20.32 %.
Qua bảng thống kê tổng lượng xuất khẩu thép tại DDC, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình xuất khẩu thép của công ty qua các năm có những chuyển biến khá tích cực. Năm 2014 là năm thành công rực rỡ của DDC năm trị giá usd thu về đạt mức cao trong cùng kỳ 3 năm liên tiếp tiến hành hoạt động xuất khẩu tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho công ty, tuy 2015 thị trường xoay chuyển theo chiều hướng không khả quan bất lợi cho doanh nghiệp trong nước vì phải cạnh tranh với mặt hàng thép Trung Quốc nhưng DDC vẫn duy trì ở mức khá ổn định và tối đa hóa lợi nhuận công ty một cách tối ưu nhất theo đường lối chính sách chủ trương của ban tổng giám đốc để doanh nghiệp đứng vững với sóng gió ở thị trường và sức ép cạnh trạnh cao
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 44
Biểu đồ 2.6: Lượng xuất khẩu thép qua các năm (2013, 2014, 2015)
(Nguồn: phòng Xuất Nhập Khẩu DDC )
❖ Nhận xét:
Trọng lượng xuất khẩu và trị giá xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2015. Tuy thị trường thép biến động, giá thép trên thị trường giảm nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của DDC vẫn giữ mức tương đối ổn định. Trọng lượng xuất khẩu năm 2013 so với năm 2014 tăng mạnh ước đạt 6,738,111.15 kg ở net weight và 6,863,170.79 kg ở gross weight tức 28.37% và 28.31% so với tổng trọng lượng các năm ; trị giá usd năm 2014 đến 2015 tăng mạnh ước đạt 12,376,952 usd, tức 30.82 % ; năm 2014 đến 2015 cũng có sự gia tăng ước đạt 8,160,613.88 usd tức 20.32 %.
Qua bảng thống kê tổng lượng xuất khẩu thép tại DDC, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình xuất khẩu thép của công ty qua các năm có những chuyển biến khá tích cực. Năm 2014 là năm thành công rực rỡ của DDC năm trị giá usd thu về đạt mức cao trong cùng kỳ 3 năm liên tiếp tiến hành hoạt động xuất khẩu tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho công ty, tuy 2015 thị trường xoay chuyển theo chiều hướng không khả quan bất lợi cho doanh nghiệp trong nước vì phải cạnh tranh với mặt hàng thép Trung Quốc nhưng DDC vẫn duy trì ở mức khá ổn định và tối đa hóa lợi nhuận công ty một cách tối ưu nhất theo đường
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 45
Biều đồ 2.7 : Diễn biến giá nguyên liệu thép và thép dài thị trường Đông Nam Á
( Nguồn : Hiệp hội thép Việt Nam )
Với xu hướng tăng chung của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép trên thế giới, thị trường thép trong nước sau tết cũng có sự điều chỉnh giá tăng tương ứng
➢ Về phôi thép trong nước: Thời điểm đầu năm 2016 khu vực phía Bắc ở mức khoảng 6,9-7,2 triệu đồng/tấn, phía Nam khoảng 6,9-7,1 triệu đ/tấn. Giá có sự điều chỉnh tăng sau tết và hiện tại chào ở mức khoảng 8,2-8,3 triệu đồng/tấn khu vực Hải Phòng, 8,1 triệu đồng/tấn khu vực Hồ Chí Minh. Mức tăng giá này tương đương so với mức tăng giá nguyên liệu của thế giới.
➢ Về thép thành phẩm: Trước nghỉ lễ giá khu vực phía Bắc: Thép xây dựng thông dụng phổ biến ở mức từ 8,9 – 9,6 triệu đồng/tấn khu vực phía Bắc, 8,6 – 8,9 triệu đồng/tấn khu vực phía Nam;
Sau nghỉ lễ giá có điều chỉnh tăng tại 2 thị trường, hiện tại mức giá phổ biến khu vực phía Bắc là 9,3-10,2 triệu đồng/tấn, khu vực phía Nam ở mức 9,2-9,3 triệu đồng/tấn. (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm chiết khấu, VAT
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 46
Bảng 2.11: Giá thép xuất khẩu qua các năm (2013, 2014, 2015) của DDC
NĂM GIÁ THÉP (USD/TẤN)
2013 1,780
2014 1,750
2015 1,660
(Nguồn: Phòng TC-KT)
Nhìn chung giá thép xuất khẩu của DDC ở 3 năm 2014,2015 và 2016 có sự chênh lệch lẫn nhau. Qua đó có thể thấy các thách thức ở thị trường mà DDC phải đối mặt cũng như điều chỉnh giá thép một cách hợp lí nhất để phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy biến động. Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) lo lắng, với tốc độ nhập khẩu thép như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu mà nước nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Theo thống kê của VSA, nếu như ngày trước Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một số loại phôi thép, thép mạ, thép hợp kim do nguyên liệu rẻ và công nghiệp thép trong nước chưa đáp ứng được thì hiện nay Việt Nam đã nhập nhiều loại thép mà bản thân các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất được.
Các loại thép nhập tràn vào Việt Nam như phôi thép, thép cuộn, dây thép, tôn mạ kim loại, hợp kim thép…. cạnh tranh trực tiếp với thép trong nước. VSA nhận định: “Trung Quốc đang tiếp tục chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra nước ngoài do nhu cầu tiêu thụ nội địa suy giảm. Ngành công nghiệp thép các nước trên thế giới đối mặt với nguy cơ hiện hữu sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt, mạnh mẽ và Việt Nam không nằm ngoài”. Trong bối cảnh thép ngoại nhập ồ ạt như hiện nay, VSA kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhập khẩu các sản phẩm thép, đồng thời phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại quyết liệt bảo vệ cho các doanh nghiệp thép trong nước.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 47 2.6.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu công ty cổ phần cơ khí xây
dựng thương mại đại Dũng
Biểu đồ 2.8 : Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2013, 2014, 2015 (Đơn vị : tỷ đồng) (Đơn vị : tỷ đồng)
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 48
❖ Nhận xét
Nhìn chung kết quả kinh doanh 3 năm của công ty Đại Dũng ta thấy rằng công ty luôn thu được lợi nhuận cao qua từng năm. Trong đó năm 2013, doanh thu đạt 110 tỷ đồng ứng với mức lợi nhuận là 28 tỷ đồng. Năm 2014 có mức chuyển biến mạnh mẽ trong khâu sản xuất và mở rộng quy mô công ty, các hợp đồng được xúc tiến liên tục mang lại hiệu quả và doanh thu cao cho DDC ước đạt doanh thu tăng cao lên 747 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 186.75 tỷ đồng. Năm 2015 một năm đầy biến động với thị trường thép Việt Nam, việc Trung Quốc ồ ạt lấn át thị lấn áp cả thị trường nội địa lẫn nước ngoài gây khó khăn không ít đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và công ty Đại Dũng nói chung, tuy nhiên với việc áp dụng các phương thức nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giữ được mối quan hệ với các khách hàng thân thiết công ty Đại dũng vẫn duy trì doanh thu và lợi nhuận cao hơn năm 2014 giữ vững nhịp phát triển đi lên cho công ty ước đạt doanh thu 798 tỷ đồng và lợi nhuận ở mức 199.5 tỷ đồng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu đặc tính của thép cũng như hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng nói riêng, chương 2 tiếp tục đi đến phân tích những yếu tố tác động đến xuất khẩu của DDC
Bên cạnh đó, chương 2 cũng phân tích tình hình xuất khẩu thép của DDC như: hoạt động sản xuất xuất khẩu, giá thép, thì trường và các loại hình áp dụng, cơ cấu các loại hình qua các năm. Hơn thế nữa thông qua việc tìm hiểu và đào sâu về thực trạng xuất khẩu DDC, chương 2 cũng nêu lên những mặt đánh giá tích cực về công ty thông qua việc áp dụng loại hình sản xuất xuất khẩu hợp lí, quy trình thống nhất và mang tính logic
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI ĐẠI DŨNG
3.1. Cơ hội và thách thức đối với DDC 3.1.1. Cơ hội 3.1.1. Cơ hội
Bộ Công thương công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 23,3% đối với sản phẩm phôi thép và 14,2% đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam vào ngày 7/3/2016, cũng khiến cho một số doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Đại Dũng nói riêng nắm bắt cơ hội đầu cơ, đầu tư vào thép, khiến sản lượng tiêu thụ tăng cao.
Năm 2016, với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành thép Việt Nam đã mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15 - 20%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ được xem là cơ hội mới cho ngành tôn thép xuất khẩu. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang và sắp có hiệu lực cũng như các dấu hiệu của kinh tế trong nước ổn định sẽ là đòn bẩy cho ngành phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép nói chung và công ty Đại dũng nói riêng từng bước mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu
3.1.2. Thách thức
Vì ngành thép Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nên giá thép sẽ phụ thuộc khá lớn vào giá phôi thép thế giới. Giá phôi thép và phế liệu thế giới giảm sẽ khéo theo giá thép trong nước giảm theo.
Thị trường trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm tới, do phải cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc và các nước lớn về công nghiệp sản xuất thép như Nga, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu như công ty Đại dũng lại đang gặp nhiều rào cản từ các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước.
Thị trường xuất khẩu là một miếng bánh khổng lồ nhưng cũng không hề dễ dàng để giành được. Khi xuất khẩu, công ty Đại Dũng cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Thêm vào đó, các sản phẩm thép của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường quốc tế và khu vực, do vậy gặp phải những khó khăn nhất định khi phát triển tại các thị trường mới này. Quan trọng
SVTH: Nguyễn Thị Kiều My Trang 50
hơn cả là sự thay đổi trên thị trường quốc tế ngày càng nhanh, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế các nước vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng thì chính phủ các nước đang có xu hướng thiết lập các hàng rào thương mại thông qua các hình thức chống bán phá giá (anti-dumping), tự vệ thương mại (safeguard), … để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
3.2. Giải pháp hoàn thiện tình hình xuất khẩu sản phẩm thép tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng