5.1.1 .Cải thiện về cán cân thương mại quốc gia
5.1.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp: công việc mà ngành du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thơng tin, bán hàng và maketing. Tuy nhiên phần lớn cơ hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp. Hiện ngành du lịch thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6 % lượng lao động thế giới-cứ 9 người lao động có 1 người làm nghề du
lịch.
Du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời: Cơng việc theo thời vụ, theo ca và công việc vào các ngày nghỉ là do đặc điểm của ngành du lịch tạo nên.
Du lịch tạo công việc cho các nhà quản lý như: Quản lý văn phòng, khách sạn, nhà hàng, bếp trưởng…còn lại phần lớn cơng việc địi hỏi kỹ năng khơng cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác…cơ hội thăng tiến chậm.
Tuy nhiên nếu một quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp và ở đó dân cư có thể kiếm được việc làm tốt, lương cao…thì sẽ khơng có đủ lao động sẵn sàng làm việc trong ngành du lịch khách sạn, những nước này phải thu nhận lao động từ các khu vực khác hoặc nước khác đến làm việc.
Đối với các nước đang phát triển, lao động địa phương được tuyển dụng vào những cơng việc bán hàng và một số vị trí quản lý cấp thấp, cịn các vị trí quản lý chính thường do người nước ngồi đảm nhiệm.
Triển vọng việc làm trong lĩnh vực lữ hành thường không rõ nét và không bức xúc như trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và ăn uống.
Du lịch còn là một ngành tạo ra nhiều việc làm gián tiếp, đó là sự phát triển của ngành du lịch sẽ kéo theo các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và vì vậy các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội. Như vậy một cách gián tiếp du lịch đã thêm nhiều việc làm cho người lao động ở các ngành khác.