5.1.1 .Cải thiện về cán cân thương mại quốc gia
5.2. Các tác động về văn hóa
5.2.1. Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương
Thông thường các du khách trở về sau một chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình cùng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhận, học tập được, họ mong muốn bổ sung thêm các yếu tố “tốt” của nền văn hóa khác, loại bỏ các yếu tố “xấu” của chính cộng đồng mình.
đột giữa khách du lịch và người dân địa phương. Những khác biệt về ngơn ngữ, thói quen, cách ứng xử, tín ngưỡng…có thể dẫn đến những mâu thuẫn, có khi trở nên gay gắt. Nhiều trường hợp khách du lịch trở thành đối tượng tấn cơng của những nhóm người cực đoan.
5.2.2. Khía cạnh văn hóa thơng qua sự chi tiêu của du khách
Đối với nhiều người dân địa phương ở các nước đang phát triển, họ đánh giá du khách thông qua sự chi tiêu, chẳng hạn họ thấy một người bỏ thời gian, công việc đi du lịch ra nước ngoài bằng máy bay, ở các khách sạn sang trọng, họ cho rằng khách du lịch là người giàu có hay khách du lịch trẻ tuổi chi tiêu tiết kiệm thường được coi là du khách nghèo. Tuy nhiên cách đánh giá này không phải lúc nào cũng đánh giá đúng thực chất của vấn đề.
Ví dụ: Khi thấy du khách mặc cả giá để mua một bức tranh mà đánh giá là nghèo là không đúng thực chất.
Khi đi du lịch du khách thường mua những món quà mang về nhà, có thể là các đồ cổ có giá trị và các món đồ có giá trị tơn giáo hoặc văn hóa thực sự, hoặc họ mua những thứ khơng có giá trị thực đối với dân chúng địa phương. Việc mua bán hàng hóa nhất là hàng hóa giả cổ khơng chỉ tạo cơ hội cho người dân địa phương có thu nhập mà cịn là sự hồi sinh các tác phẩm nghệ thuật, các đồ thủ cơng mỹ nghệ truyền thống mà chúng có thể bị mai một nếu du khách khơng biểu lộ sự thích thú.
5.2.3. Sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách
Việc du khách được phép tham gia vào các hoạt động văn hóa hoặc các dịp lễ hội tơn giáo có thể gây ra nhiều ý kiến khác nhau: Du khách có thể biểu lộ sự kính trọng, song có du khách đánh giá đơn giản là một sự giải trí tiêu khiển trong chuyến đi. Từ đó một sự chia rẽ nghiêm trọng có thể nảy sinh.
Khách du lịch quan tâm xem người dân địa phương ở nơi đến sinh sống và làm việc như thế nào để có thể mở rộng sự hiểu biết của mình và học những điều có ích. Nhưng nếu du khách biểu lộ sự chê bai hoặc ghê rợn những tập tục mà người dân địa phương chấp nhận thì họ sẽ gây ra thù ghét, sự phản ứng tiêu cực của dân chúng địa phương đối với du khách.
5.2.4. Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công
Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật sản xuất để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Vì họ cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Do đó các tác phẩm nghệ thuật đã bị thương mại hóa, làm giảm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đó. Chẳng hạn những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhưng lại được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn làm giảm giá trị đích thực của nó.
5.2.5.Đánh mất nhân cách và lịng tự hào về nền văn hóa địa phương
Do có sự vượt trội trong một số mặt của các đặc trưng văn hóa nước ngồi được khách du lịch mang đến so với các nền văn hóa bản địa, cho nên trong một số trường hợp có thể làm suy giảm, thậm chí làm lãng quên nhiều nét văn hóa địa phương, mặt khác lại muốn bắt chước các du khách thì đó là sự đánh mất nhân cách văn hóa và lịng tự hào về nền văn hóa của mình.
Ngồi ra những hoạt động du lịch có thể dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như việc khách du lịch truyền bá các hành vi khơng phù hợp cho người dân địa phương, ví dụ như uống rượu, sử dụng ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm đồi trụy phản động…từ đó làm gia tăng tội phạm. Nhiều khách du lịch có thể mang theo hàng cấm, hàng lậu thuế vào trong nước hay hoạt động rửa tiền…
Khách du lịch có thể mang theo dịch bệnh: Một số loại dịch bệnh nguy hiểm có thể xâm nhập vào trong nước cùng với khách du lịch như virus HIV và bệnh AIDS, bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS, bệnh virus corona v.v…