Cơ sở hình thành ngành du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 30)

4. Sự hình thành vàphát triểndu lịch

4.1. Cơ sở hình thành du lịch

4.1.2. Cơ sở hình thành ngành du lịch

Ngành du lịch được hình thành dựa trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì nhu cầu du lịch của dân cư chủ yếu được thực hiện một cách đơn lẻ do các cá nhân và tập thể tự đứng ra tổ chức để thỏa mãn nhu cầu. Đến một mức độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất thì thu nhập của con người tăng lên, trình độ nhận thức của con người ngày càng cao, thời gian nhàn rỗi dành cho du lịch ngày càng nhiều, đồng thời con người làm việc trong những điều kiện căng thẳng hơn. Do đó nhu cầu du lịch ngày càng tăng, số lượng người đi du lịch càng nhiều, và việc thực hiện các chuyến đi đơn lẻ trở nên kém hiệu quả trong việc thỏa mãn nhu cầu, trong việc tổ chức và sử dụng chi phí. Từ đó, địi hỏi phải có một bộ phận phân cơng lao động xã hội đứng ra đảm nhiệm, tổ chức sản xuất các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du lịch của dân cư hay nói cách khác trong điều kiện đó xã hội địi hỏi sự ra đời của ngành du lịch.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kéo theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Với sự phát triển của phân công lao động xã hội, nhiều ngành nghề mới ra đời, trong đó có ngành du lịch. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là hai cơ sở để ngành du lịch ra đời.

4.2. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch 4.2.1. Điều kiện chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)