Một số tổ chức du lịch trong khu vực

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 47 - 50)

4. Sự hình thành vàphát triểndu lịch

4.4. Các tổ chức du lịch

4.4.2. Một số tổ chức du lịch trong khu vực

*Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA)

Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (Pacific Asia Travel Association, www.pata.org) thành lập năm 1951, đến 1952 đổi tên thành Hiệp hội Du lịch khu vực Thái Bình Dương và tên gọi hiện nay được sửa đổi năm 1986.

Mục đích của hội là nhằm khuyến khích sự giúp đỡ và phát triển của ngành cơng nghiệp du lịch ở Châu Á – Thái Bình Dương thơng qua nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, phát triển các sản phẩm, bảo tồn di sản, quảng bá các hoạt động liên quan đến du lịch.

Thành viên của hiệp hội là các chính phủ, hãng chuyên chở, khách sạn, đại lý du lịch, điều hành tour, các tổ chức, các doanh nghiệp phối hợp và liên minh ở 99 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới (2006). Trụ sở đặt tại San Francisco thuộc tiểu bang California.

(Nguồn: www.pata.org/)

Hình 2.6. Logo Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương

Là một thành viên của Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, chi hội Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương Việt Nam được thành lập ngày 04/01/1994.

Hàng năm, Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức hội nghị thường niên lần lượt tại các nước thành viên nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ hợp tác về du lịch giữa các nước trong khu vực.

Cơ quan quyền lực tối cao của Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương là Hội nghị thường niên. Cơ quan thường trực bao gồm: Ủy viên điều hành, Ủy ban thường trực và Ủy ban thư ký.

Trực thuộc Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương có các chi hội được thành lập tại từng nước thành viên.

Hội nghị thường niên của Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương xem xét các hoạt động của Hội trong năm, có thẩm quyền sửa đổi Điều lệ, nguyên tắc hoạt động và bộ máy tổ chức, thông qua các vấn đề về ngân sách, xác định địa điểm

của kỳ họp kế tiếp và thông qua dự thảo nghị quyết của Hội nghị.

Tạp chí PATA, bản tin PATA là một trong những ấn phẩm du lịch có uy tín trên thế giới nhờ vào những thông tin rất cập nhật và tin cậy.

Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương cịn tổ chức hội chợ du lịch Thái Bình Dương nhằm đẩy mạnh xúc tiến, hợp tác kinh doanh du lịch.

*Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA)

[ASEAN Tourism Association, http://www.aseanta.org]

Hiệp hội Du lịch ASEAN được thành lập như Hiệp hội về du lịch và lữ hành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEANTA được thành lập ngày 27/3/1971, trụ sở đặt tại Singapore.

(Nguồn: www.aseanta.org)

Hình 2.7. Logo Hiệp hội Du lịch Asean

Hiệp hội tồn tại chủ yếu để xúc tiến sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong việc khuyến khích và bảo vệ các mối quan tâm của các thành viên cũng như về các tiêu chuẩn của các tiện nghi và dịch vụ dành cho du khách và sự phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

Thành viên là các hãng hàng không quốc gia, các hiệp hội khách sạn và các hiệp hội đại lý du lịch của 10 nước thành viên thuộc ASEAN.

Trung tâm Thông tin Du lịch Asean (Asean Tourism Information Centre) là tổ chức liên chính phủ khu vực, được thành lập năm 1988 để cơng khai hóa các điểm hấp dẫn du lịch và xem xét tiềm năng đầu tư vào các nước ASEAN; cung cấp cơ sở dữ liệu chung; hành động như một cánh tay quản lý của Tiểu ban về du lịch ASEAN cấp chính phủ.

Thành viên của Hiệp hội bao gồm chính phủ của các nước thành viên, trụ sở của Hiệp hội được đặt tại Jakarta - thủ đô Indonesia.

*Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn ASEAN (AHRA)

Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn ASENA (Asean Hotel anh Restaurant Association), là một tổ chức khu vực về nhóm các nhà hàng và khách sạn ở Indonesia, Singapore. Philipines và Thái Lan. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại Jakarta - thủ đô Indonesia.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)