Xu hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan lưu trú du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 92 - 99)

Chương 4 : Hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

3. Xu hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

3.1. Xu hướng đa dạng hoá hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Xu hướng phát triển này xuất phát từ sự phát triển đa dạng, phong phú của nhu cầu phát triển du lịch. Khách du lịch thuộc nhiều quốc gia khác nhau, nên họ có đặc điểm tâm lý, sở thích khác nhau… do vậy dịch vụ du lịch cung cấp cho họ là không giống nhau. Chính vì những đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật, tiện nghi phục vụ cũng rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn trong chuyến hành trình du lịch người ta có thể sử dụng cả phương tiện máy bay, tàu hỏa, ô tô, xe máy xe đạp…thậm chí cả động vật như voi, ngựa, trâu bò…. Về lưu trú khách du lịch không chỉ ở khách sạn hiện đại mà nhiều khi họ còn ở các loại hình lưu trú bình dân như nhà nghỉ ven biển, nhà sàn…thậm chí ngủ trên thuyền lênh đênh trên sông nước. Trong các khu du lịch lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật rất đa dạng nhằm thõa mãn nhu cầu các loại khách khác nhau.

Xu hướng đa dạng hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhằn tạo ra các dịch vụ thõa mãn nhu cầu đa dạng của khách. Song nó cũng là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong cư dân phát triển du lịch. Xu hướng này sẽ thúc đẩy

92

sự phát triển của một số loại hình cơ sở lưu trú hiện có ít phổ biến ở Việt Nam như: Motel, caravan, tàu du lịch, homstay…

Nghị quyết của đảng là nâng cao chất lượng qui mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ với các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũ nhọn. Phát triển đa dạng hóa các loại hình và điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3.2. Xu hướng hiện đại hoá hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Xu hướng phát triển này xuất phát từ nhu cầu du lịch của con người ngày càng đòi hỏi, chất lượng dịch vụ cao hơn tiện nghi hơn. Mặt khác sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng cho phép xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch hiện đại. Tính hiện đại được thể hiện trong việc trang bị phương tiện giao thông đẹp, hiện đại tốc độ cao; trong việc trang bị hệ thông thông tin liên lạc, phương tiện làm việc quản lí hiện đại; trong việc xây dựng các khác sạn cao cấp với trang thiết bị đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; trong việc trang bị công cụ lao động đủ và chất lượng cao cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động.

Xu hướng hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú du lịch là một xu hướng tất yếu, khác quan phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

Bên cạnh việc xây dựng các cơ sở lư trú du lịch mới hiện thì việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật trong hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có cũng nhằm hiện đại hóa chúng.

93

Xu hướng này sẽ thúc đẩy sự phát triển của một số loại hình cơ sở lưu trú có ưu thế về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phụ vụ như các khách sạn cao cấp, resort, tàu du lịch…

ở nước ta hiện nay có nhiều khách sạn cao cấp resort được xây dựng ở các khu du lịch, đô thị du lịch và ngày càng nhiều để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch

3.3. Xu hướng xây dựng hệ thống cơ sở du lịch kết hợp giữa hiện đại và truyền thống.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và tính chất toàn cầu của du lịch thì chất lượng dịch vụ du lịch đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu của du khách không chỉ trong nước mà cả du khách quốc tế. điều này đòi hỏi yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phải đạt trình độ tiêu chẩn quốc tế. Mặt khác nhu cầu của du khách trong quá trình đi du lịch là cảm nhận các nền văn hóa khác nhau ở các vùng khác nhau, các quốc gia khác nhau. Chính vì vậy yếu tố truyền thống, yếu tố văn hóa dân tộc trong việc cung cấp sản phẩm và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, chính sự kết hợp này làm cho sản phảm du lịch da dạnh, hấp dẫn thu hút khách du lịch nhiều hơn. Ở Việt nam mô hình làng văn hóa ở một số tỉnh , thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình…là những ví dụ điển hình. Đó là sự kết hợp giữa hiện đại với truyền thống văn hóa dân tộc. xu hướng phát triển này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần tích cực vào việc giữ gìn văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Xu hướng này sẽ thúc đẩy một số loại hình cơ sở lưu trú như: bungalow, làng du lịch địa phương, homestay…

3.4. Xu hướng xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hài hoà với môi trường thiên nhiên

94

Bên cạnh đòi hỏi sự thõa mãn nhu cầu bằng sự thuận tiện bởi những tiện nghi hiện đại độc đáo, thì trong chuyến hành trình du lịch, khách du lịch bao giời cũng muốn được hưởng thụ một môi trường lành mạnh, được hoà mình trong khu cảnh thiên nhiên tươi đẹp để thư giãn tinh thần và thể xác. Chính vì vậy một xu hướng phát triển hệ thông cơ sở lưu trú du lịch hiện nay là xây dựng các khu nghỉ dưỡng, giải trí, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng có đầy đủ tiện nghi bên cạnh những con sông, những hồ, những bãi biển đẹp hoặc những rừng cây đó không phải tự nhiên mà nhân tạo. Từ đó hình thành những khu du lịch, giải trí rộng lớn mà người ta gọi là công viên văn hóa – du lịch.

Mặt khác xu hướng này cũng thúc đẩy sự phát triển của một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch có đặc điểm gần gũi với môi trường thiên nhiên như: Bãi cắm trại, bugalow, retsort..

Xu hướng phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật này cũng xuất phát từ việc thõa mãn một nhu cầu du lịch đang phát triển mạnh hiện nay là du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái cũng là một hướng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

3.5. Xu hướng đồng hoá các sản phẩm lưu trú du lịch liên kết và mượn tên thành chuỗi hoặc tập đoàn lưu trú.

Trong xu hướng này các loại hình cơ sở lưu trú thường có sự đồng hóa về sản phẩm lẫn nhau , ví dụ có những motel ngày càng hiện đại, có nhiều dịch vụ đa dạng như khách sạn. Hoặc có những resort có cơ cấu tổ chức lao động và sản phẩm tương đương làng du lịch cao cấp. Xu hướng đồng hóa các sản phẩm lưu trú du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của khách du lịch.

95

Ngoài ra để tăng cường sức cạnh tranh của các cơ sở lưu trú du lịch hiện nay còn theo xu hướng liên kết hoặc mượn tên (thương hiệu), để tạo nên chuỗi tập đoàn kinh doanh lưu trú.

Việc phân chia thành 5 xu hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nói trên cũng chỉ mang tính chất tương đối . Trong thực tế các xu hướng đó có thể độc lập hoặc đan quyện lẫn nhau. Điều quan trọng là thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên hiểu biết về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp và đọc tài liệu, làm bài tập, thảo luận nhóm.

- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên:

+ Trình bày số lượng cơ sở lưu trú và cách phân bổ cơ sở lưu trú ở Việt Nam?

+ Trình bày về năng lực phục vụ của hệ thống cơ sở lưu trú ở Việt Nam? + Trình bày những xu hướng phát triển cơ sở lưu trú ở Việt Nam?

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá:

+ Hiểu biết các loại hình lưu trú ở Việt Nam, tình hình năng lực phục vụ. + Xu hướng phát triển các loại hình lưu trú ở Việt Nam

- Ghi nhớ:

+ Cácloại hình lưu trú ở Việt Nam, tình hình năng lực phục vụ khách + Xu hướng phát triển các loại hình lưu trú ở Việt Nam

96

Tài liệu tham khảo:

1. N. V.Hà & Đ. M. Cương, Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch, Lao động Xã hội , 2006.

2. T. T. Mai, Tổng quan Du lịch, Lao động - Xã hội, 2006.

3. V. Đ. Minh, Tổng quan Du lịch, Hà Nội, 1999.

4. L. B. Minh, Quản lý khách sạn hiện đại, Thông tin, 2000.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan lưu trú du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)