Hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan lưu trú du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 84 - 90)

Chương 4 : Hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

1. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịc hở Việt Nam

1.1. Sơ lược quá trình phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam. - Từ 1960- 1975:

+ Nghành du lịch chỉ quản lý cơ sở lưu trú ở miền Bắc.

+ Do chiến tranh nên nghành du lịch hầu như không kinh doanh. - Từ năm 1975- 1990:

+ Có sự phát triển về số lượng.

+ Nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp . - Từ năm 1991 đến nay:

84 + Các cơ sở lưu trú đều có nhà hàng.

+ Các khách sạn tư nhân thì phát triển với qui mô nhỏ, chủ yếu là lưu trú.

1.2. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch và sự phân bố theo các khu vực. Đến 1/10/2004: 5847 cơ sở lưu trú với 121114 buồng.

Khách sạn: 3348 buồng( 57,25%) 46 làng du lịch (1928 buồng 0,79%). 33 biệt thự du lịch (804 buồng 0,56%). 17 căn hộ du lịch (333 buồng 0,29%) 2160 nhà nghỉ (22052 buồng 36,94%). 2 bãi cắm trại (46 buồng).

146 nhà khách (4057 buồng 2,8%)..

77 cơ sở lưu trú khác (1813 buồng 1,32%). 1.3. Loại hình.

- Khách sạn: 3.348 cơ sở ( 91.081 buồng chiếm 57,26 %). - Làng du lịch: 42 cơ sở (1.982 buồng chiếm 0,79%). - Biệt thự du lịch: 33 cơ sở (804 buồng chiếm 0,56%). - Căn hộ du lịch: 17 cơ sở (333 buồng chiếm 0,29%). - Nhà nghỉ: 2.160 cơ sở (22.052 buồng chiếm 36,94%). - Bãi cắm trại: 2 cơ sở (46 buồng ; chiếm 0,034%). - Nhà khách: 164 cơ sở (4.057 buồng ; chiếm 2,8%).

85

- Các cơ sở du lịch khác: 77 cơ sở (1.813 buồng ; chiếm 1,32%).

Trong những năm gần đây loại hình lưu trú du lịch tăng lên rất đáng kể nhất loại hình khách sạn, resort. Khách sạn 4 – 5 sao, resort được xây dựng nhiều ở các trung tâm du lịch, đô thị du lịch lớn trong cả nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước.

1.4. Quy mô

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có các quy mô khác nhau được tổng hợp theo một số nhóm sau:

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô dưới 10 buồng: gồm 1.621 cơ sở với 10.500 buồng, chiếm 27,72% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 8,60% tổng số buồng trong cả nước; chủ yếu là nhà nghỉ, nhà trọ du lịch phục vụ khách nội địa, có chất lượng dịch vụ thấp và kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể, được phân bố ở khắp các địa phương trong cả nước.

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 đến 19 buồng: gồm 2.355 cơ sở với 30.751 buồng, chiếm 40,27% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 25,18% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú này chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, mới được xây dựng từ 10 năm trở lại đây. Phần lớn các cơ sở này có chất lượng trang thiết bị và dịch vụ phục vụ khách du lịch còn hạn chế, chủ yếu phục vụ khách nội địa.

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 20 đến 49 buồng: gồm 1.447 cơ sở với 41.458 buồng, chiếm 24.74% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 33,95% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở này chủ yếu là khách sạn và nhà khách thuộc khu vực quốc doanh, phần lớn được xây dựng cách đây 10 năm do vậy hạn chế về thiết kế kiến trúc và kinh doanh các dịch vụ bổ sung.

86

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 50 đến 79 buồng: gồm 260 cơ sở với 15.808 buồng, chiếm 4,45% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 12,94% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú này có sự đa dạng về loại hình, tập trung ở các địa bàn có hoạt động du lịch phát triển, nhưng chủ yếu vẫn thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, có chất lượng phục vụ tương đối tốt, phần lớn có thứ hạng từ 2 - 4sao, đón được nhiều khách quốc tế đồng thời cũng phục vụ khách nội địa.

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 80 đến 199 buồng: gồm 136 cơ sở với 15.032 buồng, chiếm 2,32% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 12,31 tổng số buồng trong cả nước. Số lượng các cơ sở lưu trú này chưa nhiều so với tổng số cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước, bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu căn hộ du lịch, được phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn và trong điểm du lịch. Các cơ sở này chủ yếu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Gần đây bắt đầu xuất hiện một số cơ sở lưu trú du lịch ở quy mô này thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối tượng phục vụ chính là khách du lịch.

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 200 buồng trở lên: gồm 28 cơ sở với 8.559 buồng, chiếm 0,49% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 7% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú này hầu hết là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt 5 sao thuộc các công ty liên doanh với nước ngoài, được phân bố tập trung tại một số thành phố và địa bàn trọng điểm trong cả nước như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang

1.5. Hình thức tổ chức

Hình thức tổ chức của các cơ sở lưu trú du lịch được chia thành ba nhóm cơ bản như sau:

87

- Cơ sở lưu trú là một doanh nghiệp độc lập: gồm 2.571 cơ sở với 64.088 buồng, chiếm 43,97% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 57,48% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú du lịch có hình thức tổ chức kiểu này phần lớn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (chiếm 90,2% tổng số cơ sở lưu trú du lịch là doanh nghiệp độc lập) và liên doanh với nước ngoài. Ưu điểm của hình thức tổ chức này là việc kinh doanh được chủ động, linh hoạt kịp thời theo sự biến đổi của thị trường và tập trung chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động phục vụ. Các doanh nghiệp này nếu phát triển, mở rộng kinh doanh thì sẽ hình thành nên các chuỗi khách sạn của Việt Nam. Ví dụ: hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng Victoria hiện nay có 5 khách sạn tại các địa phương trong cả nước.

- Cơ sở lưu trú du lịch là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào một doanh nghiệp: gồm 957 cơ sở với 32.673 buồng, chiếm 16,37% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 26,76% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú du lịch loại này chủ yếu thuộc các doanh nghiệp quốc doanh có chức năng kinh doanh tổng hợp nhều lĩnh vực.

- Cơ sở lưu trú du lịch thuộc hộ kinh doanh cá thể: gồm 2319 cơ sở với 25.353 buồng, chiếm 36,66% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 20,76% tổng số buồng trong cả nước. Các cơ sở lưu trú du lịch thuộc loại này có số lượng lớn chủ yếu là các cơ sở có quy mô nhỏ.Tại một số địa phương do chỉ phải tiến hành đăng kí kinh doanh ở cấp phường, xã nên công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở loại này còn gặp nhiều khó khăn.

1.6. Hình thức sở hữu

Hình thức sở hữu của các cơ sở lưu trú du lịch được tổng hợp theo một số nhóm sau:

88

- Sở hữu nhà nước: gồm 761 cơ sở với 28.727 buồng, chiếm 13,02% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 23,52% tổng số buồng trong cả nước. Cơ sở lưu trú du lịch thuộc sở hữu Nhà nước hiện có số lượng không nhiều bằng số các cơ sở thuộc sở hữu tư nhân. Sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cho thấy xu hướng tỉ trọng các cơ sở lưu trú và buồng thuộc sở hữu Nhà nước trong tổng số cơ sở và buồng của cả nước ngày càng giảm.

- Sở hữu tư nhân/ trách nhiệm hữu hạn: gồm 4.686 cơ sở với 73.195 buồng, chiếm 80,14% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 59,94% tổng số buồng trong cả nước. Cơ sở lưu trú du lịch thuộc sở hữu tư nhân chủ yếu là khách sạn và nhà nghỉ du lịch, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Viêt Nam.

- Cổ phần: gồm 258 cơ sở với 8.990 buồng, chiếm 4,41% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 7,36% tổng số buồng trong cả nước. Cơ sở lưu trú du lịch có sự tham gia đóng góp cổ phần của các cổ đông mơi bắt đầu xuất hiện những năm gần đây và có xu hướng ngày càng tăng thêm, kết quả của chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy mới tỷ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, nhưng hình thức sở hữu này đã chứng tỏ nhiều ưu điểm góp phần làm hiệu quả kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở lưu trú du lịch.

- Liên doanh với nước ngoài: gồm 56 cơ sở với 8.619 buồng, chiếm 0,96% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 7,06% tổng số buồng trong cả nước. Tuy số lượng cơ sở còn ít nhưng tổng số buồng của các cơ sở lưu trú du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể.

- 100% vốn đầu tư nước ngoài: gồm 10 cơ sở với 842 buồng, chiếm 0,17% tổng số cơ sở lưu trú và 0,69% tổng số buồng trong cả nước. Số lượng

89

các cơ sở lưu trú du lịch có hình thức sở hữu này còn ít, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện nay.

- Hình thức sở hữu khác: gồm 76 cơ sở với 1.741 buồng, chiếm 1,32 tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 1,43% tổng số buồng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan lưu trú du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)