Việt Nam có vô vàn các địa điểm tôn giáo , địa điểm tín ngưỡng . Nhưng thực sự không phải ai cũng nắm rõ Tên gọi của các địa điểm này . Nhiều khi không biết đền là gì ? chùa là gì? miếu là gì ? Đình là gì ? Cứ loạn hết cả lên . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tên gọi các địa điểm tôn giáo , tín ngưỡng này nhé.
5.1. ĐÌNH
Đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng phù hộ cho người dân trong một làng. Ví dụ: Đình Bình Thủy (Cần Thơ) thờ Thần Thành Hoàng của làng Bình Thủy, tên cũ là làng Long Tuyền, nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nghè là ngôi miếu nhỏ, nơi cất giữ sắc thần của đình làng, chỉ có ở miền Bắc.
5.2. ĐỀN
Đền (dịch nghĩa chữ “từ”) là nơi thờ một trong các đối tượng chính sau đây: vua, danh tướng, danh nhân, tổ sư nghề nghiệp hay thần, thánh dân gian. Ví dụ: Đền Hài Bà Trưng (Hà Nội), đền Tây Sơn Tam Kiệt (Bình Định), Đền Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), đền Thần Độc Cước (Sầm Sơn, Thanh Hóa).
5.3. LĂNG
Những đền thờ danh tướng nhà Nguyễn, có thêm phần mộ của vị danh tướng trong khuôn viên, được gọi chung là Lăng. Ví dụ: Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc, An Giang), Lăng Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).
5.4. MIẾU
Miếu là nơi thờ thần, thánh dân gian hay người chết hiển linh. Ví dụ: Miếu Nổi hay Phù Châu Miếu (Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh), Miếu Ba Cô (đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Cũng có những ngôi Miếu thờ danh tướng, nhưng thường được xem như ngôi đền. Ví dụ: Thượng Công Miếu (Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).
Văn Miếu là miếu thờ thánh tổ nghề văn – Khổng Tử. Văn Thánh Miếu là miếu thờ thánh tổ nghề văn kinh đô hay ở các tỉnh, thánh lớn, đây là cách gọi từ thời vua Gia Long trở đi. Văn Chỉ (miền Bắc) hay Võ Tiên Sư (miền Nam) là ngôi miếu thờ Khổng Tử ở các thôn, xã.
Miếu thờ thần, thánh của người Hoa đôi khi gọi là Cung, ví dụ: Thiên Hậu Cung ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thông thường các miếu thờ thần, thánh của người Hoa bị gọi sai là Chùa Ông hay Chùa Bà. Ở các miếu thờ thần thánh của người Hoa có thêm nơi hội họp đồng hương của người Hoa, gọi là Hội Quán. Ví dụ:
39
Miếu Thiên Hậu ở số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, được gọi là Tuệ Thành Hội Quán, nghĩa là nơi họp đồng hương của người Hoa gốc ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) – là thành phố đào tạo nhiều nhà trí thức của Trung Quốc, tức thành phố trí tuệ hay Tuệ thành.
5.5. LĂNG ÔNG NAM HẢI
Những ngôi miếu do ngư dân dựng trên bờ biển, từ Quảng Bình đến Kiên Giang, thờ Thần biển Đông là cá voi mà ngư dân tôn xưng là Nam Hải Tướng Quân, được gọi là Lăng Ông Nam Hải, riêng thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh gọi là Lăng Ông Thủy Tướng). Đôi khi cũng có Lăng Bà, Lăng Cô, Lăng Cậu.
5.6. DINH
Những ngôi miếu hay những Lăng Ông Nam Hải linh thiêng được ngư dân gọi là Dinh. Ví dụ: Dinh Cậu (Phú Quốc, Kiên Giang), Dinh Cô (Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu), Dinh Vạn Thủy Tú (Phan Thiết, Bình Thuận – Vạn Thủy Tú là làng chài có tên gọi là Thủy Tú).
5.7. ĐIỆN
Điện là đền thờ. Ví dụ: Ngọc Hoàng điện (73, Mai Thị Lựu, Q1, TP. Hồ Chí Minh), Tây Sơn điện (Tây Sơn, Bình Định). Miếu linh thiêng đôi khi gọi là Điện, ví dụ: Điện Bà ở núi Bà Đen (Tây Ninh).
5.8. PHỦ
Phủ là đền thờ của tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ, đối tượng thờ chính là Liễu Hạnh thánh mẫu và các hóa than của Liễu Hạnh thánh mẫu. Ví dụ: Phủ Giày (Vụ Bản, Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội).
5.9. CHÙA
Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát và các vị thiện thần của Phật giáo. Riêng chùa của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng thờ Phật, nhưng không thờ tượng, mà thờ chung nhiều đối tượng tôn kính khác trong mảnh vải đỏ. V í dụ: Chùa Tây An (Châu Đốc, An Giang), chùa Tam Bửu (Tri Tôn, An Giang).
Lam cũng có nghĩa là chùa. Ví dụ: Danh lam thắng cảnh có nghĩa là chùa nổi tiếng ở nơi có cảnh đẹp.
Chùa sắc tứ là chùa được vua ban cho tên gọi “sắc tứ” và cấp kinh phí cho việc duy tu, bảo tồn. Hầu hết chùa sắc tứ ở miền Nam đều từng là nơi che chở cho Chúa Nguyễn Phước Ánh trên bước đường tẩu quốc. Ví dụ: Chùa sắc tứ Linh Thứu ở ấp Chợ,
40
xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trong thực tế, có nhiều cơ sở thờ phụng bị gọi là “chùa” nhưng không chính xác, như: chùa Cao Đài (đúng ra là thánh thất Cao Đài), chùa Tòa Thánh (đúng ra là Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh), chùa Chăm An Giang (đúng ra là thánh đường Hồi giáo Mubarak ở Châu Đốc, An Giang), chùa Bà Châu Đốc (đúng ra là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc – An Giang), chùa Bà Châu Đốc 2 (đúng ra là Miếu Bà Chúa Xứ ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh)…
5.10. TỔ ĐÌNH
Tổ đình là ngôi chùa cổ, đào tạo được nhiều tăng ni giỏi rời Tổ Đình làm trụ trì ở ngôi chùa khác. Ví dụ: Chùa Giác Lâm (Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) cón gọi là Tổ Đình Giác Lâm.
5.11. AM, CỐC, THẤT
Am, Cốc, Thất là nơi thờ Phật, thường gắn liên với ngôi nhà riêng. Ví dụ: Thọ Am là tên gọi ban đầu của chùa Đậu (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), Tịnh Thất Quan Âm (Đức Trọng, Lâm Đồng), Tuyệt Tình Cốc hay Động Am Tiên (Hoa Lư, Ninh Bình).
5.12. TỊNH XÁ
Ngôi chùa cùa Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, thường có tên gọi bắt đầu bằng từ “Ngọc”, như: tịnh xá Ngọc Tiên (Hà Tiên, Kiên Giang).
5.13. THIỀN VIỆN
Thiền Viện là ngôi chùa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập, phía trước có lầu chuông, lầu trống, phía sau có hậu điện thờ Bồ Đề Đạt Ma (tổ thứ nhất Thiền Tông Trung Quôc) và thớ Trúc Lâm tam tổ (Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang), chánh điện thiền việc thờ Phật Thích Ca và các vị thiện thần của Phật giáo. Ví dụ: Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Phượng Hoàng (Đà Lạt, Lâm Đồng).
5.14. NIỆM PHẬT ĐƯỜNG
Niệm Phật Đường là ngôi nhà thờ Phật, là nơi bá tánh đến thắp nhang cầu nguyện, thường không có tăng ni trụ trì. Ví dụ: Niệm Phật Đường Thọ Lâu (Vỹ Dạ, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)
5.15. ĐÀN
Bệ thờ, có dựng bia ghi tên vị được thờ, không có mái che. Ví dụ; Đàn Thần Nông là nơi thờ vị thần phù hộ cho nông nghiệp, thường đặt trước đình làng Nam Bộ, ngay sau bia Ông Hổ.
41
5.16.THÁP
Trong chùa, tháp có 2 loại: tháp mộ (5 tầng l2 của sư trụ tri; 3 tầng của tăng, ni; 1 tầng của phật tử) và tháp thờ (7 tầng, 9 tầng, 11 tầng, 13 tầng: thờ các vị Phật và Bồ Tát). Trong nhà thờ Công giáo chủ yếu là tháp chuông.
5.17. TÒA THÁNH
Tòa Thánh hay Đền Thánh là nơi thờ phụng trung tâm của Đạo Cao Đài, ví dụ: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh (Hòa Thành, Tây Ninh).
5.18. THÁNH THẤT, THÁNH TỊNH
Thánh Thất xây dựng giống Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh nhưng nhỏ hơn, là nơi thờ phụng ở các làng đạo Cao Đài, thuộc hệ phái Tòa Thánh Tây Ninh. Thánh Tịnh cũng là thánh sở của đạo Cao Đài, có 6 thánh tịnh trong 19 chi phái Đạo Cao Đài. Ví dụ: Thánh tịnh Bạch Vân Cung (Sóc Trăng), Thánh thất Sài Gòn (891, Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh).
5.19. THÁNH ĐƯỜNG
Thánh đường nghĩa đen là ngôi nhà thờ Thánh. Ở Việt Nam, một là Thánh đường Islam, tức Thánh đường Hồi giáo, ví dụ: Thành đường Mubarak (ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang); hai là Thánh đường Công giáo là chỉ chung tất cả nhà thờ Công giáo (còn gọi là Thiên Chúa giáo). Thánh đường Công giáo có ba loại: Nhà nguyên, Nhà thờ và Vương cung thánh đường.
5.20. NHÀ NGUYỆN
Nhà nguyện là ngôi nhà thờ Chúa Jesus để tín đồ đến cầu nguyện. Nhà nguyện không có linh mục phụ trách, thường gắn liền với khu vực có giáo dân Công giáo chưa đông hay gắn liền với các cơ sở của Công giáo, như: trường học, bệnh viện, nhà tù… Ví dụ: Nhà nguyện trong Tòa Tổng Giám Mục giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh (180, Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP. Hồ Chí Minh).
5.21. NHÀ THỜ GIÁO XỨ
Nhà thờ giáo xứ là nhà thờ Công giáo (còn gọi là Thiên Chúa giáo) gắn liền với một xứ đạo Công giáo, nơi đó có linh mục (giáo dân gọi là Cha) làm thánh lễ và các giáo dân đến cầu nguyện. Ví dụ: Nhà thờ Cha Tam (Thánh Phanxico Xavié) ở 25, Học Lạc, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
42
Nhà thờ Chính Tòa là nhà thờ chính của một giáo phận Công giáo, nơi đó vị Giám Mục (giáo dân gọi là Cha Cả) làm thánh lễ cho chung cho cả giáo phận. Ví dụ: Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
5.23. VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Vương cung thánh đường là một nhà thờ Công giáo, được giáo hoàng ban sắc chỉ công nhận là Vương cung thánh đường, vì có kỹ niệm đẹp của đạo, ví dụ: Vương cung thánh đường Đức mẹ La Vang (Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị) là nơi đức Mẹ Maria đã hiện ra che chở cho giáo dân vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 8 năm 1798.
43