GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM

Một phần của tài liệu Giáo trình Tôn giáo học (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn (Trang 26 - 32)

BÀI 2 : KHÁI LƯỢC VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO

2.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM

hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu lấy các giá trị cốt lõi, trong đó có di sản văn hóa và tín ngưỡng truyền thống làm bản lề, và dựa vào người dân của chính dân tộc mình, Ts Dương Văn Sáu đánh giá.

Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Những di sản văn hóa và tín ngưỡng này chính là những giá trị làm nên nét riêng biệt của du lịch Việt Nam.

Một du khách người Mỹ tại khu di tích chùa Hương nói: “Tôi đến Việt Nam không phải để các bạn chiều lòng chúng tôi. Tôi đến để xem văn hóa bản địa của các bạn, những điều chúng tôi không có. Cho nên, các bạn muốn lôi cuốn chúng tôi thì hãy làm những gì nhưu các bạn vẫn làm hàng nghìn năm nay”.

Tâm linh và các giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng gắn bó và tồn tại song hành cùng dân tộc từ hàng ngàn năm nay. Còn con người thì còn tôn giáo tín ngưỡng. Các di sản văn hóa, tín ngưỡng thuần Việt không chỉ được thể hiện qua các loại hình nghệ thuật, lễ hội dân gian, bài học lịch sử, mà còn ăn sâu vào đời sống dân gian của người Việt. “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”, “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba” chính là những lời nhắc nhở các thế hệ về công ơn của Đức thánh Trần, thánh Mẫu Liễu Hạnh và các Vua Hùng.

Truyền thống và tín ngưỡng sẽ thổi hồn vào di sản văn hóa. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu lấy các giá trị cốt lõi, trong đó có di sản văn hóa và tín ngưỡng truyền thống làm bản lề, và dựa vào người dân của chính dân tộc mình, Ts Dương Văn Sáu đánh giá.

Giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống là thế mạnh, làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cần giới thiệu du khách đến với giá trị đích thực của các di sản văn hóa và tín ngưỡng truyền thống từng vùng miền. Mỗi tour du lịch tâm linh cần đọng lại trong tâm trí du khách, đặc biệt là du khách quốc tế một cách sâu sắc và riêng biệt và khi đó, số du khách đến Việt Nam sẽ không dừng lại ở 10 triệu lượt, Ts Dương Văn Sáu nói.

2.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TÂM LINH

27

Ngành kinh tế du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác, muốn phát triển trước hết, nó phải dựa vào nguồn tài nguyên du lịch (còn được gọi là nguồn lực để phát triển du lịch). Nhìn chung, những điểm du lịch tôn giáo đã và đang được khai thác du lịch tôn giáo (hay du lịch tâm linh) nhưng vấn đề là làm thế nào để khai thác nguồn lực tôn giáo tại các điểm du lịch tôn giáo nói trên theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị của chúng để có thể khai thác bền vững theo tinh thần của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

Để phát triển du lịch tôn giáo bền vững ở đây, theo chúng tôi cần có những điều kiện cơ bản sau:

Đảm bảo việc bảo tồn tốt các điểm du lịch tôn giáo tại địa phương. Chúng ta biết rằng, ngành du lịch được mệnh danh là một ngành “công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, “xuất khẩu tại chỗ” v.v… Du lịch đem lại lợi ích kinh tế nhưng nó cũng đem lại những tác động có hại đến các điểm du lịch tôn giáo như làm biến đổi môi trường tại chỗ của các điểm du lịch tôn giáo, các điểm tham quan xuống cấp.

Bên cạnh việc bảo tồn tốt các điểm du lịch tôn giáo, chúng ta còn phải phát huy giá trị của các điểm du lịch tôn giáo bằng cách nâng cao nhận thức của người dân tại chỗ về các điểm du lịch tôn giáo trong vùng. Song song đó là nâng cao nhận thức của du khách hành hương, tham quan về các điểm du lịch tôn giáo mà họ đến tham quan. Mọi người đều thấy rằng các địa điểm du lịch tôn giáo mà họ đến tham quan là có ý nghĩa, có giá trị trong chuyến đi của họ. Người dân tại chỗ thì nhận thức được rằng những điểm du lịch tôn giáo trong vùng của họ là những tài sản quý giá có thể sinh lợi mà họ cần gìn giữ để khai thác hiệu quả lâu dài.

Có sự phối hợp quản lý tốt giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của ngành du lịch và các đơn vị khai thác các điểm du lịch tôn giáo. Trong cả nước, sự phối hợp quản lý giữa chính quyền địa phương và các ngành chức năng và các đơn vị khai thác du lịch tôn giáo vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ làm cho các điểm du lịch tôn giáo xuống cấp, mất sự thu hút vốn có của nó bởi các tệ nạn ăn xin, mất an ninh trật tự hoặc là sự cấm đoán dè chừng của chính quyền địa phương làm cho sản phẩm du lịch bị gián đoạn.

Chuyên môn hóa lực lượng lao động chuyên khai thác du lịch tôn giáo: Chúng ta biết rằng nhiều tài nguyên du lịch được kết tinh trong sản phẩm du lịch bán cho khách cần phải được diễn giải khi khách tiêu thụ sản phẩm. Đây là một khâu rất quan trọng

28

trong quá trình cung cấp sản phẩm. Tài nguyên tín ngưỡng tôn giáo cần phải được diễn giải nhiều hơn để du khách có thể thấu hiểu được tôn giáo bản địa, tại địa phương mà họ đến tham quan. Thông qua các khóa đào tạo kỹ năng và kiến thức cho lực lượng lao động phục vụ các chương trình du lịch tôn giáo để khi khách tham gia vào các tour du lịch tôn giáo, du lịch hành hương đến các điểm du lịch tôn giáo trên để đảm bảo du khách được cung cấp những sản phẩm du lịch tôn giáo tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của họ. Việc chuyên môn hóa lực lượng lao động để khai thác du lịch tôn giáo ở Việt Nam là chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều lao động phục vụ khách trực tiếp trong các chương trình du lịch tôn giáo, tại các điểm du lịch tôn giáo còn chưa nắm rõ được những giá trị tại các điểm du lịch tôn giáo mà họ cung cấp cho du khách, khiến cho du khách không nhận ra hết những giá trị độc đáo tại các điểm du lịch tôn giáo mà họ đến. Tôi tin rằng, nếu chúng ta có những lực lượng lao động được đào tạo về du lịch tôn giáo tốt, khả dĩ cung cấp cho du khách những sản phẩm mang tính giá trị tôn giáo cao thì sẽ có nhiều khách tham gia vào các chương trình du lịch tôn giáo hơn. Một phần của việc chuyên môn hóa lực lượng lao động làm việc tại các điểm du lịch tôn giáo này phải lấy từ lực lượng tại chỗ. Một khi ngành du lịch cung cấp được những lợi ích thiết thực nhất cho cộng đồng địa phương như tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng địa phương thì chúng ta có được thuận lợi lớn để phát triển du lịch tôn giáo tại địa phương.

Đối với những tín đồ của một tôn giáo, thì việc hành hương đến những thánh địa tôn giáo là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu khi họ có điều kiện. Họ sẵn sàng chi trả tối đa để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đối với những khách du lịch khác (khách du lịch bình thường khác trong hoặc ngoài nước), việc họ đến tham quan các thánh địa tôn giáo là một nhu cầu bình thường với những động cơ thông thường như tìm hiểu, nghiên cứu các tín ngưỡng, tôn giáo hoặc chỉ với mục đích rất bình thường là do hiếu kỳ mà tới.

Giá trị đầu tiên và quan trọng nhất của tín ngưỡng, tôn giáo là sự cố kết cộng đồng. Tôn giáo như là vật biểu trưng trung gian phát huy tác dụng đảm bảo sự liên hợp hòa hài giữa thế gian và siêu thế gian, xã hội và vũ trụ, phàm tục và thiêng liêng, và trên cơ sở đó, cũng đảm bảo sự liên hợp hòa hài giữa các thành phần xã hội với nhau, giữa các con người với nhau, vượt trên những mâu thuẫn cá biệt, những va chạm cá nhân. Giá trị này không chỉ khu biệt ở trong nước hay cộng đồng của một tôn giáo cụ thể mà còn có giá trị phổ quát đối với nhân loại.

29

Giá trị kế đến của tôn giáo là giáo dục, hướng thượng các thành viên trong cộng đồng. Bất kỳ tôn giáo nào cũng tác dụng giáo dục những thành viên trong cộng đồng sống hài hòa, đoàn kết, có ích và làm lợi cho cộng đồng, và ngoài ra, nó còn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp như chân, thiện, mỹ, làm thăng hoa đời sống cá nhân và cộng đồng.

Đề cao sự sáng tạo của các cá nhân trong cộng đồng. Chúng ta biết rằng, nhu cầu sáng tạo là một nhu cầu vốn có của mỗi cá nhân con người.

Nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu xem xét những tín ngưỡng bản địa của các tộc người là một nhu cầu có thực của khách du lịch. Khách du lịch đến những vùng đất lạ, họ có nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, những quan niệm sống của các tộc người địa phương dù những giá trị đó có giá trị phổ quát toàn cầu hay chỉ là những giá trị trong nội bộ của tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong thời đại hiện nay, dù là phát triển kinh tế nói chung hay phát triển kinh tế du lịch nói riêng đều phải nhắm đến định hướng phát triển bền vững, đảm bảo được lợi ích kinh tế cũng như các mục tiêu về môi trường, xã hội và nhất là về con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của mọi sự phát triển. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã nhận ra phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách và đã định hướng tại Đại hội Đảng lần thứ XI, thông qua Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững… Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải tạo môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”

Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh đặc thù. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp quản lý và đòi hỏi phải có sự hợp tác của du khách nữa thì mới có thể có được những sản phẩm du lịch tốt được đem đi tiêu thụ. Phát triển ngành du lịch của một địa phương nói riêng, của một quốc gia nói chung đòi hỏi phải có phối hợp tốt giữa ba bộ phận chủ yếu là khách du lịch (chủ thể du lịch), tài nguyên du lịch (khách thể du lịch) và ngành du lịch (môi giới du lịch). Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế- xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội, công dân... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm

30

mục đích phát triển bền vững, đặt con người là trung tâm của mọi động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững. Nhận thức đúng đắn tinh thần phát triển bền vững này, chúng ta có thể áp dụng vào lĩnh vực du lịch nói chung, lĩnh vực du lịch tôn giáo nói riêng nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho ngành du lịch tại vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngoài ra, như tôi đã trình bày, để khai thác được hết những giá trị phổ quát của tôn giáo nói chung, những giá trị đặc thù của từng tôn giáo nói riêng, thì chúng ta phải có những đội ngũ nhân viên am hiểu về du lịch tôn giáo, du lịch tâm linh, đặc biệt là những người trực tiếp làm việc với khách trong hành trình du lịch tôn giáo như hướng dẫn viên theo chương trình, thuyết minh viên tại các điểm du lịch tôn giáo. Chúng ta có tài nguyên du lịch tôn giáo đa dạng và phong phú, nhưng chúng ta không có lực lượng lao động lành nghề thì chúng ta không thể khai thác tốt được các giá trị của tôn giáo trong hoạt động du lịch được.

Đây là những vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình khai thác một điểm tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ kinh doanh du lịch. Để những điểm tôn giáo, tín ngưỡng không ngủ yên trong những giá trị mà lịch sử mang lại cho nó, cần trao cho nó một sức sống đương đại. Sức sống đó được mang lại bởi hoạt động du lịch. Nhưng để đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra có hiệu quả, không làm tổn hại đến những gì mà quá khứ để lại, không khơi nguồn cho những mâu thuẫn xã hội, cần một tầm nhìn chiến lược trong công tác quản lý. Bài viết đưa ra một số hướng giải quyết cho những vấn đề cụ thể thường phát sinh tại điểm tôn giáo, tín ngưỡng có sự tham gia của hoạt động du lịch với mong muốn hoạt động du lịch tâm linh bước đầu nhen nhóm ở Việt Nam sẽ có một hướng đi đúng mục đích – con đường giúp con người tìm về với bản thể, vươn tới những điều tốt đẹp hơn. Đây là xu hướng của du lịch hiện đại trên thế giới và nếu được quản lý đúng đắn ở Việt Nam nó sẽ mang đến những giá trị mới cho du lịch nước nhà.

Nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu xem xét những tín ngưỡng bản địa của các tộc người là một nhu cầu có thực của khách du lịch. Khách du lịch đến những vùng đất lạ, họ có nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, những quan niệm sống của các tộc người địa phương dù những giá trị đó có giá trị phổ quát toàn cầu hay chỉ là những giá trị trong nội bộ của tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong thời đại hiện nay, dù là phát triển kinh tế nói chung hay phát triển kinh tế du lịch nói riêng đều phải nhắm đến định hướng phát triển bền vững, đảm bảo được lợi ích kinh tế cũng như các mục tiêu về môi trường, xã hội và nhất là về con người vừa

31

là động lực, vừa là mục tiêu của mọi sự phát triển. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã nhận ra phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách và đã định hướng tại Đại hội Đảng lần thứ XI, thông qua Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững… Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải tạo môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”

Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh đặc thù. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp quản lý và đòi hỏi phải có sự hợp tác của du khách nữa thì mới có thể có được

Một phần của tài liệu Giáo trình Tôn giáo học (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn (Trang 26 - 32)