Tính toán lượng nước rò rỉ

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 8 pptx (Trang 32 - 33)

Trên cơ sở của phương trình cân bằng nước, các số liệu về lượng mưa, độ ẩm của rác trước và sau nén, ta có thể tính sơ bộ lượng nước rò rỉ từ rác theo mô hình sự di chuyển một chiều của nước xuyên qua rác nén và đất như sau:

C = M(W2 – W1) + ⎨P(1 –R) -E⎬A (m3/ngày.đêm) (8-10)

= (0.85P – E)A – 35%M. Trong đó:

M: khối lượng rác sinh hoạt trung bình ngày T/ngày (cuối giai đoạn thiết kế).

W2:độ ẩm của rác sau khi nén = 25%. W1:độ ẩm của rác trước khi nén = 60%.

P: lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất, mm/ngày. R: hệ số thoát nước bề mặt, R = 0.15.

A: diện tích công tác mỗi ngày lấy ở cuối giai đoạn thiết kế, m2/ngày.

Ví dụ: Nước rò rỉ tại BCL Tân Thành

Nước rỉ rác chủ yếu phát sinh từ lượng nước có trong thành phần của rác, lượng nước mưa rơi trên khu vực bãi chôn lấp và lượng nước rác tuần hoàn. Trong quá trình di chuyển của nước trong bãi rác, nó cuốn theo các chất bẩn, hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ trong rác, do đó nước rỉ rác có hàm lượng chất ô nhiễm rất cao. Trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nước rỉ rác được thu gom bằng hệ thống thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước rác.

Với ô chôn lấp số 1 có diện tích chôn lấp khoảng 25ha, chiều cao chôn lấp khoảng 25m, tổng lượng rác ước tính khoảng 4,5 triệu tấn rác, trung bình 1 ngày tiếp nhận khoảng 3000tấn rác. Dùng phương pháp cân bằng nước, tính toán các thành phần nước lưu trữ, đi vào và ra khỏi bãi rác, tính được lượng nước rỉ rác phát sinh trong một ngày khoảng 1200m3với thành phần tính chất như sau: Thông số Giá trị TCVN 6984 - 2001 pH 6 – 8 6 – 8,5 COD, mg/l ≈ 10.000 70 BOD, mg/l ≈ 7.000 35 SS, mg/l ≈ 1.500 80

8.5 CẤU TRÚC CHÍNH CỦA BCL HỢP VỆ SINH 1. Ô chôn lấp

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 8 pptx (Trang 32 - 33)