Mô tả các thành phần cân bằng nước trong bãi rác vệ sinh

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 8 pptx (Trang 30 - 32)

rác vệ sinh

Các thành phần tạo nên sự cân bằng nước cho một đơn nguyên thể tích bao gồm: nước thâm nhập vào bãi rác từ phía trên (nước mưa, nước tưới,...), độ ẩm của chất thải rắn, độ ẩm của đất bao phủ, nước tiêu thụ cho các phản ứng tạo khí bãi rác. Chi tiết sự cân bằng nước được mô tả trong hình 11-31:

- Nước mưa đi vào từ phía trên: chủ yếu là nước mưa thấm xuyên qua lớp

vật liệu bao phủ. Một điểm quan trọng nhất khi tiến hành quá trình cân bằng nước là phải xác định được lượng nước mưa thấm xuyên qua lớp vật liệu che phủ sau cùng.

- Độ ẩm của chất thải: gồm độ ẩm của bản thân chất thải và độ ẩm hấp

độ ẩm của chất thải có thể bị mất đi tùy thuộc vào điều kiện lưu trữ. Độ ẩm trong rác thải đô thị và thương mại khoảng 20%.

- Độ ẩm trong đất bao phủ bề mặt: phụ thuộc vào loại đất bao phủ và mùa

trong năm. Độ ẩm lớn nhất của đất bao phủ gọi là độ giữ nước (field capacity – FC) là lượng chất lỏng giữ lại trong các lỗ rỗng của đất dưới tác dụng của trọng lực. Đất sét có độ giữ nước từ 6–12% và đất mùn sét là 23 – 31%.

- Nước mất đi từ lớp lót đáy: nước mất đi từ lớp đáy của ô đầu tiên gọi là

nước rò rỉ.

- Nước tiêu thụ cho các phản ứng tạo khí bãi rác: nước tiêu thu trong suốt

quá trình phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ của chất thải rắn.

- Nước mất đi do quá trình bay hơi: các khí hình thành trong BCL thường ở

dạng khí bão hòa.

Khả năng giữ nước của bãi rác (độ giữ nước): là lượng nước có thể giữ lại trong rác dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Nước rò rỉ là lượng nước tong bãi rác vượt qua khả năng giữ nước. Khả năng giữ nước của bãi rác thay đổi phụ thuộc vào trọng tải tác động và có thể tính toán theo công thức sau: FC = 0.6 – 0.55 ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ +W W 000 . 10 (8-8) Trong đó:

FC: khả năng giữ nước của bãi rác.

W: trọng tải tác dụng tính lại điểm giữa chiều cao của tầng chất thải rắn trong bãi rác vệ sinh

Phương trình cân bằng nước:

ΔSSW = WSW + WTS + WCM + WA(R) – WLG – WWV – WE – WB(L) (8-9)

Trong đó:

WSW: độ ẩm trong rác đưa vào chôn ở bãi rác, kg/m3. WTS: độ ẩm trong bùn cống rãnh, kg/m3.

WCM: lượng nước (độ ẩm) trong vật liệu bao phủ, kg/m3.

WA(R): lượng nước đi vào từ trên (đối với các lớp trên, nước đi vào từ trên là lượng mưa rơi), kg/m3.

WLG : lượng nước mất đi để tạo thành khí bãi rác, kg/m3.

WWV :lượng nnước mất đi để tạo thành hơi nước bão hòa ở trong bãi rác, kg/m3.

WE : lượng nước mất đi do sự bay hơi bề mặt, kg/m3.

WB(L) :lượng nước ra đi từ đáy của phần tử (đối với tế bào hay ô đặt trực tiếp trên hệ thống thu gom nước rò rỉ thì nước ra đi từ đáy tương ứng với nước rò rỉ), kg/m3.

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 8 pptx (Trang 30 - 32)