Thành phần hóa học của nước rò rỉ thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tuổi của BCL và ngay cả thời gian lấy mẫu. Ví dụ, nếu nước rò rỉ được lấy tại thời điểm hình thành acid thì mẫu sẽ có pH thấp. Mặc khác pH của mẫu sẽ cao khi lấy tại thời điểm hình thành methane và có giá trị trong khoảng 6.5 – 7.5, và các giá trị khác như BOD5, TOC, COD, và nồng độ các chất dinh dưỡng tương đối thấp. Tương tự nồng độ của các kim loại nặng sẽ thấp hơn bởi vì khả năng hòa tan của các kim loại nặng thấp trong điều kiện pH trung tính. Giá trị pH trong nước rò rỉ không những chỉ phụ thuộc vào nồng độ của các acid mà còn phụ thuộc vào nồng độ khí CO2 khi tiếp xúc với nước rò rỉ.
Khả năng phân hủy sinh học của nước rò rỉ biến đổi theo thời gian. Sự thay đổi khả năng phân hủy sinh học của nước rò rỉ có thể quan trắc bằng cách kiểm tra tỷ số BOD5/COD. Lúc đầu tỷ số này nằm trong
khoảng 0.5 hoặc lớn hơn. Thông thường tỷ số này nằm trong khoảng 0.4 – 0.6 là dấu hiệu cho thấy các chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy sinh học. Khi BCL đã hoạt động thời gian lâu thì tỷ số này sẽ giảm xuống nằm trong khoảng 0.05 – 0.2.
Do đặc tính của nước rò rỉ biến đổi rất lớn theo thời gian phân hủy rác, do đó việc thiết kế hệ thống xử lý nước rò rỉ rất phức tạp. Ví dụ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho BCL mới và BCL đã hoạt động lâu thì hoàn toàn khác nhau.
Bảng 8.6 Các thông số phân tích trong thành phần nước rò rỉ
Đặc tính vật lý
Thành phần hữu cơ
Thành phần vô cơ Đặc tính sinh học pH Độ dẫn điện Độ màu Độ đục Nhiệt độ Mùi
Hóa chất hữu cơ Phenols
COD TOC TOC
Acid bay hơi Tannins, lignins N hữu cơ
SS
Tổng chất rắn hòa tan TDS
Chất rắn lơ lững bay hơi VSS Cl- SO42- PO43- BOD Vi khuẩn Coliform (tổng; fecal; fecal streptococci)
Dầu mỡ Hợp chất gốc Cl Độ acid và độ kiềm N – NO2 N – NO3- N – NH3 Na K Ca Mg Độ cứng
Kim loại nặng (Pb, Cu, Ni, Cr, Zn, Cd, Fe, Mn, Hg, Ba, Ag) Arsenic Cyanide Fluoride Selenium