Bài 6 : Kỹ thuật làm sạch thảm trải sàn
1.1. Khái quát lịch sử ngành công nghiệp sản xuất thảm
- Thảm dệt thủ công lần đầu tiên từ Trung Á trước Công nguyên
- Thế kỷ 10 người Marốc bắt đầu mang thảm vào Tây Ban Nha.
- Châu Âu tham gia đã đem thảm Thổ Nhĩ Kỳ khắp lục địa của mình
- Ban đầu thảm dùng để Treo tường
Trải bàn
Trải lối đi trong nhà thờ
- Thế kỷ 17 thảm được thương mại hoá - Thảm tấm Ba Tư được tiêu thụ ở Châu Âu - Thế kỷ 18 thảm trải sàn được sử dụng phổ biến - Thế kỷ 20 thảm được sử dụng rộng rãi.
- Thảm được sản xuất và tiêu thụ toàn cầu hàng năm 4 tỷ m2.
Hình 19: thảm trải sàn 2.1.2. Nguyên liệu chính để sản xuất thảm
- Thảm có thể được dệt bằng sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo Len pha sợi tổng hợp
- Đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới - Đây là loại thảm hiện đại.
Nylon
- Là loại sợi được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ và Châu Âu - Sợi nylon có thể nhuộm, in họa tiết dễ dàng
- Độ bền rất cao
- Ngày nay sợi nylon còn được kết hợp với chất chống bẩn. 2.1.3. Phân loại cấu tạo lớp sợi trên bề mặt của thảm
Thảm mặt móc/ Loop Pile
- Mặt sợi thảm đan móc xuống đế - Phần cong quay phần lên trên - Độ cao của các nút sợi bằng nhau.
Hình 20: cấu tạo thảm móc Multi-level loop pile
- Các nút thảm có độ cao khác nhau - Theo một sự sắp đặt nhất định
- Bề mặt Multi level loop có thiết kế sinh động - Tạo độ bền, không bị xẹp dưới các hoạt động đi lại - Phù hợp trong gia đình, văn phòng.
Hình 21: cấu tạo thảm Multi-level loop pile
Cut pile (mặt cắt):
- Bề mặt của thảm được xén phẳng, mịn lộ mặt cắt - Độ bền được tạo nên bởi chất liệu sợi
- Mật độ sợi được dệt, số lượng vòng xoắn trong cấu trúc sợi - Thường được làm với một màu đồng nhất.
Hình 22: cấu tạo thảm Cut pile (mặt cắt) Plush / Velvet
- Bề mặt mịn, phẳng đều - Mật độ sợi dày và kín - Hình thức trang trọng
- Thường có một màu đồng nhất.
Hình 23: cấu tạo thảm Plush / Velvet
Saxony
- Sợi có cấu tạo xoắn nhìn thấy cấu trúc sợi trên bề mặt - Tạo nên hình thức không quá trang trọng
- Tạo thêm độ bền vững
- Không bị vết hằn dưới sự hoạt động của con người.
Hình 24: cấu tạo thảm Saxony
Friezé
- Là loại mặt cắt
- Sợi thảm được xoắn tối đa tạo ra bề mặt "rối” - Hình thức không trang trọng
- Tạo ra độ bền cao nhất
- Chịu được tác động đi lại và sự đè nén cao.
Hình 25: cấu tạo thảm Friezé
Cut &Loop (Patterned):
- Phối hợp giữa mặt cut và loop - Thiết kế nhất định
- Tạo ra ấn tượng về hình khối
- Nhiều màu sắc phối hợp và có độ bền cao
- Mặt thảm không bị vết hằn do tác động của sự đi lại và các vật dụng.
Hình 26: thảm Cut &Loop (Patterned) 2.1.4. Phân loại thảm theo hình thức dệt
Dệt đan/ Woven
- Dệt theo quy trìn như dệt vải - Thường là thảm mặt cắt(cut pile)
- Đế và mặt sợi được làm đồng thời cùng lúc - Sản xuất lâu nên giá thành cao.
Dệt móc/Tufted
- Đế thảm được dệt trước
- Sợi thảm được móc lên trên lớp đế
- Sản xuất nhanh hơn quy trình dệt đan(Woven), - Giá thành không cao
- 90% thảm trên thị trường hiện nay là thảm đệt móc. Thảm dệt thủ công
- Thảm được dệt bằng tay
- chất liệu thường là len hay cotton - Sản phẩm giàu tính mỹ thuật - Giá thành rất cao 2.2. Các phương pháp và kỹ thuật làm sạch thảm - Quét /hút - Tẩy vết bẩn - Giặt thảm 2.3. Giặt thảm Chuẩn bị
Các thiết bị thiết yêu bao gồm: - Máy hút bụi
- Máy đánh và bàn chải giặt thảm gắn vào máy - Máy hút nước và cần hút thảm
- Máy thổi khô
Hình 27: chuẩn bị thiết bị giặt thảm
Các dụng cụ hỗ trợ bao gồm: - Bàn chải cầm tay lông mềm - Xô đựng dung dịch hóa chất - Các dụng cụ phụ trợ:
Biển báo Bình xịt tay Dao cạo
Khăn lau Găng tay cao su
Các miếng nhựa mỏng. Hóa chất thiết yếu:
- Hóa chất tẩy thảm, hóa chất giặt giặt thảm, hóa chất dung môi hòa tan
- Hóa chất tạo hương thơm Quy trình giặt thảm
Bước 1:
- Lắp ráp và kiểm tra độ an toàn của thiết bị - Pha hóa chất theo tỷ lệ quy định.
Bước 2:
- Di chuyển và sắp xếp các chướng ngại vật tạo mặt bằng trống để giặt thảm
- Đặt biển báo
Bước 3:
Tẩy các vết bẩn cứng đầu để tránh tình trạng lây lan vết bẩn sang khu vực khác.
Bước 4:
Giặt thảm bằng máy giặt thảm chuyên dụng
Sử dụng máy hút thảm chuyên dụng, hút sạch và kỹ từ 2 đến 3 lần. Bước 5:
Dùng máy sấy công nghiệp sấy khô thảm sau khi giặt. Bước 6:
Kiểm tra lại bề mặt thảm
Sắp xếp lại các vật dụng trong văn phòng. Bước 7:
Vệ sinh máy móc và dụng cụ
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày sự hình thành và phát triển loại thảm trải sàn? 2. Kể tên các loại thảm trải sàn?
4. Trình bày các phương pháp và kỹ thuật làm sạch thảm?
5. Bạn chọn thảm nào để trải cho gia đình; khách sạn; văn phòng.
Bài 7.1: Vệ sinh không thường xuyên I. Mục tiêu I. Mục tiêu I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Nhận biết được các công việc nào là vệ sinh không thường xuyên - Bảo dưỡng được các loại mặt sàn khác nhau
- Chuẩn bị được các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ và hóa chất vệ sinh - Thực hiện được quy trình vệ sinh các mặt sàn đúng tiêu chuẩn
II. Nội dung
Vệ sinh không thường xuyên
- Đồ vật hay khu vực không yêu cầu lau dọn hàng ngày - Lau dọn theo lịch trình để duy trì tiêu chuẩn sạch.
Lịch theo dõi vệ sinh định kỳ
Mẫu theo dõi vệ sinh không thường xuyên
Đồ vật Khu vực Phương pháp Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Người chịu trách nhiệm công việc khi kết thúc (ký)…………... Người quản lý (ký)...Ngày………... Nhận xét...
Các công việc vệ sinh không thường xuyên
Phải xác định được các vị trí làm vệ sinh không thường xuyên như: các khu vực tường, cửa trên cao, máy điều hoà, phía sau và bên dưới các giường, tủ…
Dụng cụ, thiết bị, hoá chất vệ sinh được chuẩn bị phù hợp với bề mặt và vị trí làm vệ sinh.
Dụng cụ, thiết bị trong tình trạng hoạt động tốt.
1.1. Vệ sinh và bảo dưỡng sàn gạch nung (terracotta) 1.1.1. Chuẩn bị
Xác định rõ phương pháp xử lý đối với bề mặt sàn mỗi khu vực, trong nhà hay ngoài trời để chuẩn bị cho phù hợp.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, hoá chất cho công việc: - Máy hút bụi/hút nước
- Máy đánh sàn tốc độ chậm, pad đỏ, pad đen và bàn chải đĩa - Chổi quét sàn
- Ky hốt rác - Cây lau sàn ướt - Xô vắt
- Hoá chất tẩy sàn.
- Hoá chất phủ bóng dùng cho sàn gạch nung - Hoá chất đa năng
- Các dụng cụ, thiết bị phải đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt 1.1.2. Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng sàn ở các khu vực công cộng được thực hiện vào thời điểm không có khách, nhân viên qua lại để không làm ảnh hưởng đến hoạt
động của khách sạn. Chuẩn bị khu vực làm việc an toàn, sau đó tiến hành theo quy trình:
- Sàn được quét hoặc hút bụi trước, đặc biệt nếu có các vết kẹo cao su phải được xử lý trước.
- Sàn được đánh bằng máy đánh sàn tốc độ chậm với bàn chải đĩa kết hợp hoá chất đa năng đã được pha.
- Nước bẩn và hoá chất trên sàn được hút sạch kịp thời bằng máy hút nước, không để nước tự khô gây nên các vệt ố bẩn. Kết hợp lau sàn lại bằng nước sạch sau khi hút nước.
1.1.3. Kết thúc
Quan sát kiểm tra khu vực sàn vừa được bảo dưỡng theo cách nhìn của khách. Xử lý lại những điểm chưa hoàn hảo.
Quan sát kiểm tra lần cuối và thu dọn dụng cụ, thiết bị, hoá chất . 1.2. Vệ sinh và giặt thảm lót sàn
1.2.1. Chuẩn bị
Việc giặt thảm ở các khu vực công cộng được thực hiện vào thời điểm không có khách, nhân viên qua lại, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn.
Xác định rõ phương pháp giặt thảm để có sự chuẩn bị phù hợp. Các thiết bị chuẩn bị phải đầy đủ và trong tình trạng hoạt động tốt.
- Một khu vực có sàn lót thảm của khách sạn. - Máy hút bụi/hút nước.
- Máy đánh sàn tốc độ chậm và bàn chải đĩa mềm hoặc máy giặt thảm. - Máy thổi khô.
- Hoá chất giặt thảm. 1.2.2. Quy trình giặt thảm
Chuẩn bị một khu vực an toàn trước khi làm
- Sàn thảm phải được hút bụi sạch, xử lý các vết kẹo cao su (nếu có) trước khi giặt.
- Sàn thảm được giặt bằng máy đánh sàn tốc độc chậm và bàn chải đĩa kết hợp hoá chất giặt thảm hoặc giặt bằng máy giặt thảm chuyên dụng. - Hoá chất được pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
- Nước bẩn trên sàn thảm phải được hút kịp thời. - Sàn thảm được làm khô bằng máy thổi.
- Sau khi sàn khô hoàn toàn, hút bụi lại. 1.2.3. Kết thúc
Quan sát kiểm tra khu vực vừa giặt thảm theo cách nhìn của khách. Xử lý lại những điểm chưa hoàn hảo.
Quan sát kiểm tra lần cuối và thu dọn dụng cụ. Thiết bị, hoá chất được thu dọn hoàn toàn.
Câu hỏi ôn tập
1. Vệ sinh không thường xuyên là gì?
2. Kể tên các công việc vệ sinh không thường xuyên! 3. Kể tên các loại mặt sàn và nói cách bảo trì định kỳ!
4. Trình bày những điểm chú ý khi vệ sinh khu vực công cộng!.
Bài 7.2: Kết thúc ca làm việc của nhân viên công cộng
I. Mục tiêu của bài
- Giải thích được tầm quan trọng của công việc kết thúc ca làm việc
- Thực hiện được việc vệ sinh và chuẩn bị dụng cụ cho ca sau - Thực hiện được việc bàn giao ca
II. Nội dung bài
1. Chuẩn bị trước khi kết thúc ca
- Tập trung rác thải đúng nơi quy định - Vệ sinh các dụng cụ làm vệ sinh - Bổ sung hóa chất
- Vệ sinh máy hút bụi - Vệ sinh kho
2. Bàn giao ca
- Bàn giao máy nhắn tin, bộ đàm - Bàn giao chìa khoá
- Nộp phiếu bảo trì, bảo dưỡng - Ghi sổ giao ca
- Kiểm tra lịch làm việc
Phụ lục 1
Tài liệu cần tham khảo:
- Tổng cục Du lịch Việt Nam, Dự án Phát triển nguồn Du lịch Việt nam VTOS, 2015, Nghiệp vụ buồng, nhà xuất bản Lao động 175 Giãng Võ Hà Nội, 200 trang
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2017, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố theo Quyết định số 1385/QĐ-LĐTBXH, 233 trang
Nguồn tài liệu quốc tế
1. Housekeeping Management. 3rd Margaret M Kappa, Aleta Nitschke, Patricia B Schappert
2. Professional Management of Housekeeping Operations.3 rd Robert J. Marti
3. The professional Housekeeper. 4th Madelline Schneider, Georgina Tucker, Mary Scoviak
Phụ lục 2
Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành 1. Hàng cung cấp miễn phí cho khách 2. Văn phòng phẩm 3. Hàng vải 4. Dụng cụ lau dọn 5. Thiết bị lau dọn 6. Hóa chất 7. Các đồ dùng khác cho khách
Amenities (ty) [ə'mi:niti] : Hàng cung cấp miễn phí
1. Emery- board: ['eməribɔ:d] : đồ giũa móng tay
2. Cotton bud: ['kɔtn] [bʌd]: tân ngoáy tai
3. Shower cap: ['∫auə] [kæp]: mũ trùm tóc
4. Sewing kit ['souiη kit]: bộ kim chỉ may vá
5. Tooth paste [tu:θ] [peist] : kem đánh răng
6. Tooth brush [tu:θ] [brʌ∫] : bàn chải đánh răng 7. Comb [koum]: lược 8. Shampoo [∫æm'pu:]: dầu
gội đầu
9. Conditioner [kən'di∫nə] : dầu xả
10. Bath gel / bath foam [bɑ:θ;
bæθ] [dʒel foum]: dầu tắm 11. Lotion ['lou∫n] : kem dưỡng da
12. Hand soap [hænd soup]: xà bông rửa tay
13. Bath soap: [bɑ:θ ; bæθ][soup] :xà bông tắm dạng cục (bar) 14. Perfume ['pə:fiu:m]: nước
hoa
15. Sanitary bag ['sænitri] [bæg] : túi đựng đồ vệ sinh 16. Match-box ['mæt∫bɔks] : hộp
17. Razor ['reizə] : dao cạo râu
18. Electric shaver [i'lektrik] ['∫eivə] : dao cạo râu bằng pin hay điện
19. Shoe polish [∫u:] ['pouli∫] : đồ đánh bóng giày
20. Shoe brush [∫u:] [brʌ∫] : bàn chải đánh giày
21. Shoe mitt [∫u: mit] : Miếng mang vào tay lau giày
22. Facial tissue['fei∫əl] ['ti∫u:] :khăn giấy mềm lau mặt
23. Toilet -roll ['tɔilit'roul] : cuộn giấy vệ sinh
24. Safety – pin ['seiftipin] :kim băng
Stationery: ['stei∫ənri] / Văn phòng phẩm
1. Folder / compendium:
['fouldə]; [kəm'pendiəm:cặp gấp
2. Letter head ['letə] [hed]: giấy viết thư có logo
3. Letter paper ['peipə]: giấy viết thư
4. Envelope ['enviloup]: bao thơ 5. Brochure ['brou∫ə]: tập giấy
quảng cáo
6. Postcard ['poustkɑ:d]: bưu thiếp
7. Guest comment card: [gest] ['kɔment] [kɑ:d]: Phiếu nhận xét , góp ý của khách
8. Welcome letter ['welkəm]: Thư cháo mừng khách
9. Map[mæp] : Bản đồ
10. Ball point pen : [bɔ:l] [pɔint] [pen] : bút bi pen 11. Pencil ['pensl] : bút chì 12. Telephone pad : ['telifoun]
[pæd] : nháp ghi chú khi nghe điện thoại = note pad [nout][pæd]
13. Telephone information
['telifoun ] [,infə'mei∫n] Thông tin về các số điện thoại 14. Telephone guide ['telifoun]
[gaid] :hướng dẫn điện thoại
15. Mini-bar list [list]: danh mục đồ uống trong tủ lạnh
16. Do not disturb sign [dis'tə:b] [sain] :biển báo Không được làm phiền
17. Make-up room sign
['meikʌp] [ru:m] [sain] :biển báo yều cầu dọn phòng 18. freezer ['fri:zə];
o Fridge [fridʒ
o Refrigerator [ri'fridʒəreitə];
o Mini-bar [ mini bɑ:] => tủ lạnh
19. Mini- bar selection form :[si'lek∫n] [fɔ:m] : mẫu thông tin riêng của khu vực mini- bar
20. Mini-bar bill [bil] :hóa đơn tính tiền nước ( bill = voucher ['vaut∫ə] )
21. Breakfast menu ['brekfəst 'menju:] : thực đơn điểm tâm sáng
22. Laundry list : ['lɔ:ndri] [list] : Danh mục giặt ủi
23. Laundry bill ['lɔ:ndri]: Hóa đơn tính tiền giặt ủi
24. Environment protection :[in'vaiərənmənt] [prə'tek∫n] : phiếu khuyến cáo bảo vệ môi trường
25. Goodnight- card : phiếu chúc khách ngủ ngon
26. In house movie program: ['mu:vi] ['prougræm]: Chương trình TV trong khách sạn
27. Paper coaster ['peipə ['koustə] : Giấy lót ly
LINEN [ 'linin ] : HÀNG VẢI
Bed linen [bæθ] ['linin] : hàng vải trải giường
1 Bathrobe : áo choàng tắm 2 Bed sheet [∫i:t]: ra trải giường 3 King size bed sheet : [kiη]
[saiz] [∫i:t] : ra giường Hoàng đế
4 Queen size bed sheet : [kwi:n] [saiz]: ra giường nữ hoàng
5 Double size ['dʌbl] [saiz] ra giường đôi
6 Single size bed sheet: ['siηgl] [saiz] : ra giường đơn
7 Twin size bed sheet : [twin] : ra trải giường loại 2 giường đơn
1. Bath towel ['tauəl ] : khăn tắm
2. Hand towel [hænd] ['tauəl : khăn tay
3. Face towel [feis] ['tauəl] : khăn mặt
4. Floor mat [flɔ:] [mæt] : khăn dặm chân= Bath mat 5. Shower Curtain ['∫auə]['kə:tn] :
Màn tắm
CLEANING TOOL[…] : CÁC DỤNG CỤ LAU DỌN
1. Caddy ['kædi] : khay nhựa đựng hóa chất 2. Small brush [smɔ:l] [brʌ∫] : bàn chải nhỏ
3. Toilet brush ['tɔilit] [brʌ∫] bàn chải cọ rửa bồn cầu 4. Rubber gloves :['rʌbə] [glʌv.. ]: găng tay cao su 5. Mask [mɑ:sk] : khẩu trang
6. Cleaning cloths [flɔ:]: khăn lau
7. wet mop with wringer [wet] [mɔp] [wiđ] ['riηə]: cây lau sàn ướt cùng xe vắt
8. Sponge [spʌndʒ] : miếng bọt biển
9. Pad holder [pæd]['houldə] : tay cầm gắn bọt biển 10. Safety goggles ['seifti] ['gɔglz] : kính bảo hộ 11. Broom [bru:m] : chổi
CLEANING AGENTS
1. Toilet bowl cleaner: chất cọ rửa bồn cầu 2. All purpose cleaner: chất tẩy rửa đa năng 3. Glass cleaner: nước lau kính