Tài nguyên DLST

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 45)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DULỊCH SINH THÁI

3. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển dulịch

3.2 Tài nguyên DLST

3.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái

3.2.1.1 Các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

27

Tài nguyên được phân loại thành TN tự nhiên và TN nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.

TN du lịch là một dạng đặc sắc của TN nói chung. Khái niệm TN du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.

TN du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999).

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trỡnh lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hỡnh thành cỏc khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (Luật Du lịch Việt Nam, 2005).

Là loại hình DL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, TNDL sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là TNDL sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển DL nói chung, DL sinh thái nói riêng, mới được xem là TNDL sinh thái.

TNDL sinh thái gồm TN đang khai thác và TN chưa khai thác. TNDL sinh thái rất đa dạng và phong phú, chủ yếu gồm những TN chính sau:

28

o Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim…).

o Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây cảnh…).

o Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết… của cộng đồng.

Trong khái niệm về DL sinh thái thì chỉ có các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và văn hóa bản địa độc đáo phát triển trên hệ sinh thái đó mới được coi là tài nguyên của DL sinh thái. Nhưng trong cách phân loại trên đã bổ sung thêm các hệ sinh thái nông nghiệp (do bàn tay con người tạo ra, đáng lí là các hệ sinh thái nhân tạo tuy rằng trên đó vẫn tồn tại các thành phần tự nhiên như đất, nước, khí hậu trong một mối quan hệ chặt chẽ-Giống thể tổng hợp tự nhiên, chỉ khác ở chỗ giới sinh vật không phải là sinh vật tự nhiên mà thay vào đó là các cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái phù hợp được phát triển trong môi trường tự nhiên ở đó). Và đương nhiên thì trong tài nguyên nhân văn cũng được bổ sung thêm các phương thức SX, sinh hoạt gắn với hệ sinh thái nông nghiệp đó. Điều này cũng có nghĩa là về mặt thời gian đã được mở rộng thêm gần với cuộc sống hiên đại hơn vì các hệ sinh thái nông nghiệp và các nét văn hóa đó mới được hình thành cùng với sự phát triển nông nghiệp của con người.

3.2.1.2 Các khái niệm liên quan a. Hệ sinh thái

Được hiểu là hệ cân bằng tự nhiên với tất cả các đặc thù của nó. Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất và khí quyển được coi là sinh thái quyển bao gồm nhiều hệ thống cân bằng tự nhiên tồn tại trước khi sự sống xuất hiện, trong đó sinh quyển chỉ là một hệ thống cân bằng của sinh thái quyển được hình thành khi đã xuất hiện những cơ thể

29

sống. Những sinh vật sống này tập hợp thành những quần thể sinh vật tồn tại và phát triển trong sự cân bằng động, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố phi sinh như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.

b. Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là thuật ngữ tổng quát biểu hiện sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, bao gồm toàn bộ các dạng sống được tạo nên trên Trái Đất.

Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp khác nhau:

o Đa dạng di truyền: hay còn gọi là đa dạng gen, thể hiện sự đa dạng về gen và gennotip (gen đặc trưng riêng của loài) nằm trong mỗi loài.

o Đa dạng loài: thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định.

o Đa dạng sinh thái: thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng (Các hệ sinh thái-Các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật khác nhau tạo nên cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như mối liên hệ với các yếu tố vô sinh như đất, nước, khí hậu, địa hình… có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự sống.

Cũng có ý kiến cho rằng đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng văn hóa là sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc các hệ sinh thái (tức không tách con người khỏi thế giới tự nhiên mà chỉ là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên với tư cách là một sinh vật đặc biệt vì có khả năng tác động, thay đổi rất lớn đến môi trường tự nhiên thậm chí tạo riêng cho mình cả một môi trươngf nhân văn).

Đa dạng sinh học bao gồm toàn bộ ngân hàng gen có trong 5 đến 30 triệu loài sinh vật mà các nhà khoa học ước lượng tồn tại trên Trái Đất, trong đó đến nay mới có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả.

30

Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thỏi trờn cạn, sinh thỏi trong đại dương và cỏc hệ sinh thỏi thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau[1].

Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xó sinh vật). Cho đến nay đó cú hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hỡnh thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"

c. Văn hóa bản địa:

Là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa-Một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia.

3.2.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST

a. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn

Là một bộ phận quan trọng của TNDL chủ yếu được hình thành từ tự nhiên mà bản thân tự nhiên lại rất phong phú và đa dạng vì thế TNDL sinh thái cũng có đặc điểm này.

31

Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quí hiếm, thậm chí có những loài tưởng chừng dã bị tuyệt chủng, được xem là những TNDL sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách DL. b. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động

Do đặc điểm của các hệ sinh thái là các thành phần tự nhiên có trong 1 hệ sinh thái quan hệ rất chặt chẽ với nhau để tạo ra nét độc đáo riêng của hệ sinh thái, vì thế bất cứ 1 thành phần thay đổi, dù chỉ là thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ. Trong trường hợp có những thay đổi lớn có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn có và dẫn đến sự phá hủy toàn bộ hệ sinh thái.

Có thể nói rằng sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hay sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là tài nguyên DL sinh thái sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

c. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau

Do lệ thuộc vào qui luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quí hiếm. Để có thể khai thác có hiệu quả TNDL sinh thái thì các nhà quản lí, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các loại TN để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp.

d. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch

Do chúng nằm xa khu dân cư nên mới có thể tồn tại đến ngày nay, nếu không chúng sẽ bị nhanh chóng suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa do tác động trực tiếp của con người.

Khác với nhiều loại TN khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu thụ (VD các

32

loại khoáng sản); nhưng TNDL nó chung và TNDL sinh thái nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các SP nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan. Tuy nhiên các SP này chưa phải là sản phẩm DL sinh thái đích thực, chúng được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của DL đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi dân cư đông đúc mà tuy có nhu cầu nhưng không phải ai cũng có điều kiện đến các khu tự nhiên.

e. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài

Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng có nhiều TNDL sinh thái đặc hữu, quí hiếm hoàn toàn có thể mất đi do những tai biến hoặc tác động của con người. (Liên hệ với cơ chế tự cân bằng của hệ sinh thái).

Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt được qui luật của tự nhiên, lường trước được những tác động của con người đối với tự nhiên nói, của TNDL sinh thái nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác hợp lí, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn TN vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển DL.

3.2.3 Quan hệ giữa DLST và phát triển

3.3.1. Quan hệ giữa đa dạng sinh học và DLST

DLST lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển. Chính vì vậy, sự phong phú của thế giới tự nhiên quyết định lên giá trị của các sản phẩm DLST. Như vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là mục tiêu của riêng ngành DLST mà là mục tiêu chung của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nhằm tìm kiếm sự hòa thuận chung của con người và động vật với môi trường sinh thái.

33

Qua đó ta thấy, đa dạmg sinh học (ĐDSH) là một tài nguyên của DLST, không thể tách rời đa dạng sinh học ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần tạo nên DLST. Vậy ĐDSH là gì? “ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và các hệ sinh thái. Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hoá để tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi”.

Xét về tổng thể ĐDSH không chỉ tạo nên cuộc sống ngày nay mà nó còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì và phát triển cuộc sống này. Nhìn từ khía cạnh DLST thì ĐDSH là nhân tố không thể thiếu để từ đó xây dựng các chương trình DLST. Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.

ĐDSH bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính sự đa dạng về gen (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên đa dạng về hệ sinh thái, bởi ngoài yếu tố vô sinh như đất, nước, địa hình, khí hậu... hệ sinh thái còn bao gồm các quần xã sinh vật. Nhiều quần thể tập hợp thành quần xã, như vậy theo cơ chế tổ hợp của một lượng hàng triệu cá thể của các quần thể ta sẽ có rất nhiều các quần xã sinh vật. Mỗi quần xã thích nghi với điều kiện sống ở một số nơi nào đó trên hành tinh. Trong sự tồn tại và phát triển, thế giới sống có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên. Mối quan hệ này là hai chiều, sự đa dạng về sinh vật được nhân lên khi gắn kết với sự đa dạng về sinh cảnh. Đó chính là nguyên nhân giải thích tại sao trên hành tinh chúng ta có vô vàn các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại.

Nếu không có ĐDSH thì không có DLST vì du khách thưởng thức những sự phong phú các loại hình sinh thái (đất, nước, cây, con...), không ai đi DLST nơi sa mạc, nơi không có cây mọc và thú vật nào sinh sống. Điều đó chứng tỏ mối liên kết không thể tách rời giữa ĐDSH và DLST, muốn phát triển DLST ở một nơi nào đó thì bắt buộc nơi đó phải có sự phong phú về ĐDSH.

34

Đứng ở góc độ DLST, thì ĐDSH bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa – là sự thể hiện của con người, một thành viêncủa thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc các hệ sinh thái. Trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia. Văn hóa bản địa chính là các giá trị về vật chất tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể.

Cả bốn thành phần trên của ĐDSH đều tham gia vào việc xây dựng hình thành hoạt động DLST. Mặt khác DLST cũng tác động ngược lại đối với ĐDSH, nó góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

 ĐDSH với các đối tượng tham gia hoạt động DLST

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 45)