Tình trạng hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3 DULỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

3. Tình hình phát triển DLST ở Việt Nam

3.2 Tình trạng hiện nay

3.2.1 Thực trạng du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn

Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự

51

phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.

Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800

loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2470 loài

cá và hơn 5500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng.

Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều và không phải là không khó nhận ra ở Việt nam. Một ví dụ cho thấy việc buôn bán thịt thú rừng phát triển mạnh. Con chim, bán được 550.000 đ/kg, lợn rừng 40.000 đ/kg . ở Đắc lắc, có một quán ăn đặc biệt với món thịt hổ. Những thú vật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một con hổ nhồi bông giá khoảng 15 triệu đồng, một con gấu trúc khoảng 10 triệu đồng, gấu mặt trời 8 triệu …Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao.

Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên.

Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều do vườn chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này.

Cụ thể là trên các tuyến thăm quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, chỉ báo. Một số vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội

52

dung thông tin, thông tin quá nghèo nàn, sơ sài. Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt tây, giấy ép plastic nên dễ bị thiên nhiên phá huỷ. Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của mình là giáo dục và diễn giải môi trường.

3.2.2 Thực trạng du lịch sinh thái biển ở Việt Nam

Môi trường ven biển và vùng ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt đọng công nghiệp, cảng biển, phát triển đụ thị tập trung, các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dong sông đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đén hoạt đọng và sự phát triển bền vững.

Tình trạng xói lở đường bờ biển: Xói lở đường bờ biển có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điển hình là khu du lịch Thuận An (Thừa Thiên Huế), khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận),... và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc... đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạtlở nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.

Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy giảm rừng, ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam , tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển , hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng.

53

Có thể khẳng định rằng: môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Huế - Đà Nẵng; Vũng Tàu... ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vung ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia bị thay đỏi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo Tuần Châu ( Hạ Long)

Đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống ( di trú, kiếm ăn, mùa giao phối, sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khác tập trung đông.

3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam * Thuận lợi

Nhu cầu muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó, DLST đã trở thành ngành “công nghiệp không khói” đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư vừa để phát triển vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi như có rừng, có núi, có sông biển giàu đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các loài động vật, thực vật quí hiếm được ghi vào sổ đỏ thế giới hoặc có những di sản thế giới. Ngoài ra, còn có tài nguyên du lịch văn hóa như đình chùa, di tích lịch sử, di tích khảo cổ, lễ hội...

Trong năm 2002 du lịch tăng 11 - 12% lượng khách quốc tế đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn, trong đó có DLST tại các khu BTTN đều tăng

54

nhiều như Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từ Thái Lan... Nhà nước tiếp tục nâng cấp các khu BTTN thành vườn quốc gia để tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch sinh thái.

* Khó khăn

Tại các khu bảo tồn thiên nhiên công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa được rõ ràng, chi tiết, cụ thể.

Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ... chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lí và ngay cả những người làm bảo vệ.

Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng ở các khu du lịch sinh thái.

Chưa có luật về du lịch sinh thái

Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu DLST chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước để phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như họat động du lịch sinh thái.

Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp.

Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn lạc hậu cũng gặp khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triền du lịch sinh thái.

Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu du lịch sinh thái hiện nay.

55

Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

Nội dung đánh giá:

- Các loại hình du lịch sinh thái tại Việt Nam. - Một số điểm DLST ở Việt Nam

- Tình hình phát triển DLST ở Việt Nam trước đây và hiện nay.

Cách thức và phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ trước khi học bài mới

Gợi ý tài liệu học tập:

- Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM.

Ghi nhớ

- Quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam qua các thời kỳ - Đặc điểm một số điểm du lịch sinh thái tại Việt Nam.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1/. Anh (chị) hãy phân tích các giai đoạn phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam qua các thời kỳ.

2/. Trình bày đặc điểm của một điểm du lịch sinh thái bất kỳ tại Việt Nam. Phân tích thế mạnh của điểm du lịch đó trong sự phát triển du lịch bền vững của địa phương?

56

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH SINH THÁI

Giới thiệu:

Hướng dẫn viên du lịch là người có vai trò như một “đại sứ”. Họ là người thay mặt, đại diện cho đất nước, cho công ty lữ hành đón tiếp khách. Cũng là cầu nối cho du khách tiếp cận các nền văn hóa. Người HDV có nhiệm vụ giao tiếp, thuyết trình với du khách về địa danh đang đi du lịch, chính vì vậy HDV đóng vai trò qua trọng làm nên sự thành công của chương trình du lịch.

Bài học này giới thiệu đến người học vai trò và nhiệm vụ của một HDV du lịch sinh thái, những yêu cầu, đòi hỏi về kiến thức cũng như kỹ năng mà một HDV du lịch sinh thái phải đạt được.

Mục tiêu:

- Biết và hiểu được vai trò và nhiệm vụ của một HDV du lịch sinh thái cần có. - Vận dụng vào thực tế bản thân mình để bổ sung, rèn luyện, trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu cũng như kỹ năng còn yếu kém để trở thành một HDV du lịch sinh thái chuyên nghiệp.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 52 - 58)