Một số điểm DLST ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3 DULỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

2. Một số điểm DLST ở Việt Nam

2.1 Vườn quốc gia.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thỡ vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

47

o Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hảiđảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặctrưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

o Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thỏi rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái

 Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diệntích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.

Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua các Nghị định, được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân của các tỉnh sở tại.

2.2 Các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên cũng gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vựng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:

 Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyờn thiờn nhiờn và có giá trị đa dạng sinh học cao.

 Có giá trị cao về khoa học, giỏo dục, du lịch.

 Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dó quý hiếm.

 Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thỏi, tỷ lệ cần bảo tồn trờn 70%.

48

Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ở Việt Nam sẽ được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu. Không gian du lịch sinh thái vùng nỳi và ven biều Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao được chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( Lạng Sơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Trùng Khánh( Cao Bằng), Vườn quốc gia Ba Bể ( Bắc Cạn). Hồ núi Cốc( Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng.

Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và Hoàng Liên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái nỳi cao Sapa-Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồn tại 38 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...

Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ ( khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsa) đầu tiên ở Việt Nam)

Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam á, đay là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giói và nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khộp ở Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha Trang.

Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam

49

Cát Tiên (Lâm Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc-Núi Ông (Bình Thuận)

Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng này sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.

Khu dự trữ sinh quyển

Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam:  Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000

 Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, 2001

 Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, 2004  Khu dự trữ sinh quyển chõu thổ sụng Hồng, 2004

 Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006  Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007

 Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009  Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009

Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường

Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường: Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan cú giỏ trị thẩm mỹ tiờu biểu cú giỏ trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:

 Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.

 Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đó được xếp hạng. Ví dụ: Đền Hùng, Hương Sơn, Pắc Bó, Côn Sơn, Đà Lạt…

50

Sân chim là những tài nguyên DLST đặc biệt có thể khai thác để tạo ra các sản phẩm DL hấp dẫn của vùng nhiệt đới, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Sân chim thường được hình thành ở những bãi bồi cửa sông, ở nhưngc khu vực có hệ thực vật ngập nước phát triển, nơi có các điều kiện thích hợp để chim cư trú theo mùa hoặc làm tổ sinh sống lâu dài. Trong khu vực sân chim thường có các diện tích mặt nước, vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Các sân chim ở VN tập trung tới 50% ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Một phần của tài liệu Giáo trình Du lịch sinh thái (Nghề: Hướng dẫn viên du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 48 - 52)