8. Cấu trúc luận văn
3.2. Tổ chức ngôn từ và giọng điệu
3.2.1. Tổ chức ngôn từ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật “là dạng ngôn ngữ đƣợc dùng để biểu đạt nội dung hình tƣợng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” [4; 227]. Từ ngôn từ chung của toàn dân, nhà văn đã có sự gọt rũa, chắt lọc để đƣa vào tác phẩm nhằm thể hiện ý đồ tƣ tƣởng của mình. Có thể nói,
trong tiểu thuyết Hội thề, nhà văn Nguyễn Quan Thân đã có lối tổ chức ngôn
từ phù hợp với một câu chuyện lịch sử nhƣng lại có sự vƣợt thoát khỏi những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt của lịch sử.
3.2.1.1. Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính
Trong mỗi thời đại, mỗi môi trƣờng lịch sử, cộng đồng dân tộc lại có những quy ƣớc sử dụng ngôn ngữ riêng. Lấy bối cảnh của xã hội phong kiến thế kỷ XIV, XV, Nguyễn Quang Thân đã xây dựng một hệ thống ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, góp phần tạo dựng không khí lịch sử, phân biệt với thời hiện tại hôm nay.
Lớp ngôn ngữ trang trọng, cổ kính trƣớc hết đƣợc thể hiện trong cách xƣng hô của nhân vật. Là những con ngƣời của quá khứ, tất cả các nhân vật đều phải sử dụng ngôn ngữ cung đình, mang tính mực thƣớc, quy phạm trong
lời nói với lễ nghi nghiêm ngặt, xác lập đúng địa vị chính trị của mình. Dày đặc trong tác phẩm là hệ thống các từ chỉ ngôi nhân xƣng. Nhà vua thì đƣợc gọi là “trẫm” “bệ hạ” “thánh thƣợng” “chúa công” “đại vƣơng”… Lời của vua ban ra là “miễn lễ” “bình thân” “hạ chỉ”… Kẻ dƣới muốn nói chuyện với nhà vua phải “bẩm” “tâu” “bái yết” “phụng mệnh”… Tất cả theo lề lối, phép tắc, không đƣợc phép sai phạm.
Đồng thời, nhà văn còn sử dụng nhiều từ Hán Việt và các điển tích, điển cố trong lời nói để làm tăng tính cổ kính, trang trọng trong sự diễn đạt. Lời của Thái Phúc căn dặn Nguyễn Trãi trƣớc khi về nƣớc thật ẩn tình sâu xa, không nói hết:
- “Tôi xin nhận vì tình huynh đệ. Và cũng xin có một lời. Xƣa đến nay, trong các danh tƣớng danh thần, tôi thấy chỉ Phạm Lãi là đƣợc chết trên giƣờng bệnh. Triều nào cũng có Thƣợng Quan, đất nào cũng có sông Mịch la, chim phƣợng hoàng khó tìm chỗ đậu giữa đàn gà mái, ngƣời trung trinh nhân hậu thật khó tìm một chỗ đặt chân” [61; 323].
Lời Nguyễn Trãi cũng đầy học thức sách vở, ông thƣờng dẫn trích điển xƣa, tích cũ để tăng sự thuyết phục:
- “Không ai hùng mạnh bằng nhà Tần mà chỉ đến nhị thế là hết. Không ai chém giết giỏi bằng Hạng Vũ mà phải tự đâm vào cổ mình” [61; 178]
Ông yêu thơ nên khi nói với vợ, ông thƣờng dẫn thơ, phú nhƣ một cách giãi bày tâm giao, đồng điệu những yêu thƣơng, trìu mến:
- “Bà thấy không? Sáu trăm năm trƣớc cái nhà ông Lý Bạch đa tình
lắm. Sàng trung tú bị quyền bất tẩm, chí kim nam tài văn dư hương… ba năm
rồi mà ông ấy vẫn còn ngửi đƣợc hƣơng thừa của ngƣời đẹp để lại trên giƣờng”[61; 123].
Trong những đoạn miêu tả cảnh triều đình, cảnh võ phục, cảnh lễ hội, cảnh hội thề… ta cũng dễ dàng nhận thấy lớp ngôn từ trang trọng, thể hiện không khí cổ xƣa, hào hùng của thời đại: “Tuyên Đức nhị niên Đại Minh quốc, Đinh Mùi niên, thập nhất nguyệt, Mậu Thân nhật tại Nhị Hà Đông Quan thành, Đại Việt quốc, đầu mục xứ An Nam Lê Lợi tôi và các tƣớng, mở hội thề cùng tổng binh thiên triều Thái tử thái bảo Thành Sơn hầu Vƣơng Thông và các tƣớng” [61; 315]. Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ của một thời, đã đƣợc ghi chép cẩn thận trên trang sử và đƣợc nhà văn chuyển tải nguyên vẹn vào trang viết. Sự sáng tạo của nhà văn trong miêu tả cũng không tách rời lịch sử. Ông phục dựng không khí cổ kính trang trọng qua cảnh cung đình: “Các thiếu úy vẫn ngồi trên ngựa, ngƣời nào chỉ huy đội tiêu binh của ngƣời ấy. Những ngƣời khiêng đặt hai chếc kiệu xuống đất. Màn ngọc vén lên. Từ trong bƣớc ra là Bình Định Vƣơng oai phong trong bộ giáp trụ lấp lánh vàng và tua ngũ sắc nhƣng mặt đƣợm buồn” [61; 275]. Bởi thế, ngƣời đọc hôm nay bằng khả năng tƣởng tƣợng của mình có thể sống lại không khí của hàng trăm năm về trƣớc.
Qua lớp ngôn từ trang trọng, Nguyễn Quang Thân đã không chỉ thể hiện sự hiểu biết về lịch sử mà còn hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói, ngôn ngữ cổ kính là hệ ngôn ngữ không thể thiếu trong tiểu thuyết lịch sử. Nó góp phần phản ánh không khí thời đại đồng thời trở thành phƣơng tiện để nghệ sỹ khám phá đời sống tâm hồn bên trong của những “ngƣời muôn năm cũ”.
3.2.1.2. Ngôn ngữ đời thường thô mộc
Ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ của cuộc sống nên bên cạnh tính
trang trọng, cổ kính, đọc Hội thề ta còn nhận ra lớp ngôn từ đời thƣờng thô
Hơn một nửa nhân vật trong tác phẩm là những con ngƣời xuất phát từ nơi thôn dã, những võ tƣớng giỏi binh đao nhƣng thất học, ít chữ nghĩa. Bởi thế, ngôn ngữ của họ cũng trần trụi, thô nhám, thậm chí thô thiển, tục tĩu. Lời khinh miệt của Lê Sát với bọn trí thức sách vở thật thô tục, mang tính chất hạ
bệ, coi thƣờng: “Ngữ các ông không bằng cục phân” hay “Lũ trí thức không
bằng cục phân ấy” [61; 29]. Lời nói giữa các tƣớng lĩnh với nhau suồng sã,
thậm chí tục tĩu. Lê Sát kể chuyện đánh giặc: “Tôi né đƣợc, rạp ngƣời xuống
xóc thanh kiếm vào chỗ ngã ba con cặc nó, xâu ngƣợc lên”. Lê Ngân khi bực
tức sẵn sàng cởi thanh gƣơm quẳng xuống phản mà chửi: “Nó chịu hàng thì
tôi bú buồi cho các ông!” [61; 173]. Có thể nói, cái thô nhám, sống động của
đời sống đƣợc đƣa vào trang viết đúng nhƣ nó vốn có, nhƣ nó đang tồn tại. Những ngôn ngữ xù xì nhƣ viên đá thô ấy khiến khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ, hỗn tạp của đời sống đƣợc rút ngắn. Cuộc đời ùa vào trang viết với tất cả góc cạnh của nó, trở nên chân thật vô cùng. Nếu nói ngôn ngữ là gƣơng mặt thứ hai của con ngƣời thì qua ngôn ngữ của các nhân vật võ tƣớng, Nguyễn Quang Thân đã nhấn mạnh tính cách thô lỗ, ít học của những tƣớng soái Lam Sơn. Đây chính là nguyên nhân của những bi kịch của triều đình Hậu Lê sau này.
Khi trần thuật, nhà văn cũng dung nạp nhiều khẩu ngữ tự nhiên, nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày, thậm chí cả những cách nói lệch chuẩn của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, không theo quy tắc chuẩn mực nào. Câu chuyện của ngƣời đàn ông và cô gái bán hoa thành Đông Quan thật tự nhiên, giản dị:
“Ngƣời đàn ông nói bâng quơ chỉ nhƣ muốn kể câu chuyện làm quà: - Bình Định Vƣơng Lê Lợi đã sang sông, đóng bản doanh bên Bồ Đề,
Đông Quan giờ nhƣ cái rọ, bố bảo cũng không dám giết ngƣời giữa chợ nhƣ
Câu chuyện của hai anh lính canh nhƣ lời nói chuyện hàng ngày:
-“Sao lại không? Trại Bồ Đề xa xôi mấy nỗi? Bảo đánh trần này nữa là
xong. Mai một đƣợc về làng sƣớng nhá! Mày nhớ nhà không?
- Tao chỉ nhớ cái mông mẹ đĩ, không biết nó chạy giặc đến phƣơng nào
rồi?” [61; 109]
Thấp thoáng trong tác phẩm còn là ngôn ngữ mang đậm tính địa
phƣơng vùng miền: “Cầu phá rồi thì đuổi mần chi”, “Răng im ắng nhƣ ri?”,
“Thƣa tƣớng quân, chỗ ni giặc chạy hết rồi”, “Trà suốt ngày trà xót cả ruột!
Lấy cái chi ta cho ta ăn. Bụng dang sôi ầm ầm lên đây”. Đây là giọng nói, tiếng nói đặc trƣng của vùng sơn cƣớc xứ Thanh - quê hƣơng Bình Định Vƣơng và các tƣớng lĩnh. Phải chăng bởi Nguyễn Quang Thân là ngƣời con lớn lên từ mảnh đất xứ Nghệ nên tiếng nói quê hƣơng đã in đậm trong con ngƣời ông, trong trang viết cả ông để tạo nên bản sắc riêng ấy.
Cách sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị đã kéo lịch sử về với đời thƣờng, đã giải thiêng những con ngƣời lịch sử thiêng liêng, kì bí. Điều này có đƣợc cũng xuất phát từ quan điểm dân chủ hóa về ngôn ngữ, về nghệ thuật và nhu cầu bình đẳng khách quan với lịch sử. Lịch sử không phải bất biến, cố định, ngủ yên mà lịch sử giúp ngƣời đọc có suy tƣ về cuộc sống hiện tại hôm nay.
3.2.1.3. Ngôn ngữ đối thoại nghệ thuật
Đối thoại là “sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai ngƣời (hoặc nhiều hơn) với nhau”[4; 129]. Trong sách lịch sử, chỉ có ngôn ngữ của ngƣời chép sử. Ngôn ngữ của nhân vật nếu có cũng là do ngƣời chép sử này ghi lại nhƣng thƣờng rất hãn hữu. Trái lại, tiểu thuyết lịch sử là một tác phẩm văn học nên ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thƣờng đƣợc sử dụng đắc dụng để xây dựng
nhân vật. Nếu ngôn ngữ đối thoại là sự luân chuyển các phát ngôn, sản phẩm của sự giao tiếp thì ngôn ngữ độc thoại lại tồn tại độc lập với phản xạ của ngƣời tiếp nhận, thể hiện qua những dòng lời nói liên tục, dày đặc. Đối thoại hƣớng con ngƣời tới các mối quan hệ xã hội bên ngoài thì độc thoại lại đào sâu vào thế giới nội tâm..
Trong Hội thề ngôn ngữ đối thoại xuất hiện dày đặc (92 đoạn). Các nhân vật liên tục tƣơng tác, va chạm lẫn nhau. Đối thoại có sự xuất hiện của các võ tƣớng kể cả hai phía ta và địch thƣờng ngắn, gọn, mang tính chất thúc đẩy hành động, giống với đối thoại trong kịch. Ví dụ, đoạn đối thoại, hội thoại giữa Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân:
- “Làm ván cờ chứ ông Vấn?
- Tôi xin hầu tƣớng quân.
Phạm Vấn bày bàn cờ.
- Tƣớng với quân! Tôi chỉ tiếc những ngày lên sơn trại Lam Sơn, cùng chén lòng lợn tiết canh với chủ soái, rƣợu chảy hàng vò, thế mới là phụ tử chi binh. Ra Bắc Hà phải theo lề lối vua tôi của bọn học trò, thƣa với bẩm mỏi cả miệng.
… Lê Ngân:
- Ông thật thà nhƣ đếm! Đêm hôm ấy vào tay toi chỉ cần một cơn nhồi máu là xong, đỡ hậu họa!
Phạm Vấn:
Những lời thoại ngắn cho thấy đây là những con ngƣời thích hành động hơn là nghe lí lẽ. Lời nói của họ đủ thông tin cần thiết, không rào trƣớc đón sau, không dài dòng văn tự. Bởi sức mạnh của họ không nằm ở lời nói mà ở thanh gƣơm. Bởi thế, sau lời nói của họ bao giờ cũng là hành động và hành động quyết liệt.
Ngƣợc lại, lời đối thoại của danh sĩ thƣờng dài, đầy chiêm nghiệm triết lý:
“Thị Lộ thở dài:
- Ông có nhớ ngày mới vào Lam Sơn, Nguyên Hãn thấy vua cầm đùi gà nhai, uống rƣợu với tƣớng sĩ, khuy áo không cài hết cúc hở cả rốn, chú ấy quay mặt đi, bỏ bữa không ăn. Các ông Vấn, ông Sát lại chê hai anh em ông là dân học trò trói gà không chặt. Họ thƣờng chặt đầu tù binh tế cờ, các ông khuyên đƣợc vua bỏ lệ ấy. Trƣớc ngày các ông vào, đánh trận nào thắng, các tƣớng lén cho ngựa thồ vàng bạc lấy của địch về nhà. Ông lại khuyên vua nghiêm trị kẻ tham nhũng, bản thân ông vẫn dƣa muối nài chi gấm là nhƣ thời bất đắc chí ở Đông Quan. Họ vào sinh ra tử, ông với tôi suốt ngày quanh quẩn nơi màn chƣớng. Họ để vợ trông nom vƣờn ruộng ở quê, ông thì mang tôi vào quân ngũ, hú hí bên nhau. Họ muốn vua lập Nguyên Long, cháu ngoại họ Phạm để dễ bề khống chế về sau, ông với ông Hãn nhất mực khen ngợi Tƣ Tề tài đức, xứng đáng nối nghiệp. Ngƣời ta muốn dìm chết bà Ngọc Trần để lấy lời hứa đƣa Nguyên Long lên ngôi thái tử. Ông với ông Hãn lại muốn cứu một mạng ngƣời vô tội để khỏi mê hoặc ba quân. Kẻ đến trƣớc với ngƣời đến sau, kẻ vô học tham lam với ngƣời tài cao học rộng nhƣ nƣớc với lửa, thƣờng là duyên do mọi chuyện hiềm khích. Đằng này phía sau những chuyện đó lại là một ngôi vua. Ông Trãi ơi, ngƣời có học sống giữa đám vô học thì nhƣ con
công giữa đàn gà chọi, không phải đá cũng phải đạp, tôi lo cho ông quá. Ông nói hết mọi nhẽ với Tƣ Tề, sao ông lại úp mở với tôi?
Đến lƣợt Nguyễn Trãi thở dài:
- Lƣu Bang thô lỗ cục cằn nên ghét Tử Phòng với Hàn Tín. Ghét nhƣng cũng phải dùng, dùng xong thì nghĩ mƣu giết đi. Vua ta vốn từ nơi thôn dã, áo vải dựng cơ đồ, bỗ bã mà không có bụng hẹp hòi nhƣ Hán Cao Tổ. Các tƣớng tuy ít học nhƣng đã lập bao chiến công, vua nể trọng nhƣng thƣờng không nghe lời dèm pha của họ. Vua từng nói với ta: “Đƣợc mấy ông khoa bảng Thăng Long vào tụ nghĩa ta nhƣ gà đƣợc chắp thêm cánh công, cá chép thêm vảy rồng…. Trƣớc đây nghĩa quân chỉ biết chạy dƣới đất, giờ đã biết bay lên trời”. Cái sáng suốt ấy của chúa công làm mọi ngƣời bất cả văn hay võ đều hết lòng, bà không nên quá lo lắng” [61; 199,200].
Khác với ngôn ngữ của võ tƣớng, ngôn ngữ đối thoại của vợ chồng quan hành khiển tầng tầng lớp lớp ngôn từ đan xen, vừa phân tích, vừa đánh giá, vừa chứa đựng thái độ hoài nghi, lo lắng. Đó là ngôn ngữ của tâm trạng, của cảm xúc, không phải thứ ngôn ngữ dẫn đến hành động. Bởi thế nó dài nhƣ dòng tâm tƣ bất ổn, không dứt.
Trong tác phẩm, ta cũng bắt gặp nhiều ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Mỗi nhân vật đều có những ý nghĩ thầm kín che giấu bên trong. Phạm Vấn toan tính thu góp chiến lợi phẩm: “Vấn này không phải là kẻ tham lam. Hai anh em ông đã đi với Bồ Tát, ông không cần gì nhiều ngoài áo cà sa. Nhƣng giặc sắp tan, từ nay chặng đƣờng phía trƣớc không pahri là con đƣờng sang Tây Trúc. Ông sẽ cần có tiền, có rất nhiều tiền cho cai ngôi báu còn bấp bênh có nhiều kẻ nhòm ngó của Nguyên Long cháu ông. Cho thanh danh dòng họ Phạm mà ông và em gái ông đã không từ mọi cách để lƣu danh hậu thế” [61; 149]. Nguyễn Thống từ cõi chết trở về: “Thống đã đƣa mắt vĩnh biệt cây cỏ, những
ngôi nhà và những ngƣời đàn ông đàn bà đi ngƣợc chiều hay cùng chiều với anh. Chƣa bao giờ anh thấy quý họ, yêu họ đến thế dù anh cũng nhận ra trong số họ có những cậu ấm cô chiêu con cái bọn trâu ngựa cam chịu làm tay sai cho giặc, trở nên giàu có rất nhanh, chúng không biết làm gì ngoài ăn chơi phè phỡn hay quất ngựa chạy rông trong những khu phố Đông Quan đã bị thu hẹp lại nhƣ một cái nhà tù. Vĩnh biệt tất cả, giang sơn này, những con ngƣời thân thƣơng này” [61; 81].
Đối thoại và độc thoại thực chất là hai dạng khác nhau của lời nói. Đối thoại và đặc biệt độc thoại là những vùng trắng lịch sử để nhà văn thỏa sức vẫy vùng, tƣởng tƣợng, sáng tạo, hƣ cấu để bù đắp những phần còn thiếu của lịch sử. Qua đối thoại, độc thoại, ngƣời đọc không chỉ thấy đƣợc tính cách nhân vật mà còn thấy đƣợc sự lí giải lịch sử ở chiều sâu trong tâm hồn mỗi con ngƣời.
Như vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm vô cùng đa dạng, vừa phản ánh được không khí lịch sử, vừa tiệm cận với cái bộn bề, xô bồ của cuộc sống hôm nay. Ngôn ngữ không chỉ cho ta thấy tính cách, số phận nhân vật mà còn góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm, mang lại cái nhìn lịch sử từ chiều sâu, chiều xa trong mỗi con người.