8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng nhƣ một cách phục dựng lịch sử
dựng lịch sử
Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự cũng nhƣ trong tiểu thuyết. Nếu không có nhân vật, không có tiểu thuyết. “Nhân vật là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời” [4; 241].
Trong Hội thề, thế giới nhân vật hiện lên vô cùng sống động. Bên cạnh
những nhân vật chính sử nhƣ Lê Lợi, Tƣ Tề, Ngọc Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân... những tƣớng giặc nhƣ Vƣơng Thông, Thái Phúc, Mã Kỳ, Trần Chính, Phƣơng Thọ… nhà văn còn sáng tạo thêm rất nhiều những nhân vật khác nhằm phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình nhƣ cô gái, ông già thành Đông Quan, cô gái
trong tay Vƣơng Thông, Thái Phúc… Thế giới nhân vật trong Hội thề đông
đảo vô cùng mà mỗi nhân vật lại là một “tiểu vũ trụ” riêng không giống nhau. Căn cứ vào đặc điểm của các tuyến nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi xem xét hình tƣợng nhân vật ở hai góc độ: loại hình nhân vật và đặc điểm cấu trúc hình tƣợng.
2.2.1. Sự phong phú về loại hình
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử chủ biên): “Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con ngƣời hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại ngƣời nhất định của một thời đại” [23; 67].
Đặt câu chuyện vào một thời khắc bối cảnh gay go, quyết liệt của lịch sử, Nguyễn Quang Thân đã lựa chọn xây dựng những nhân vật loại hình tiêu biểu nhất của thời đại, đó là nhân vật võ tƣớng, nhân vật ngƣời trí thức và nhân vật ngƣời dân qua hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Đây đều là những con ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng trƣớc giờ phút quyết định của lịch sử, góp phần không thể thiếu đối với thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt.
2.2.1.1. Nhân vật võ tướng
Trong Hội thề, nhân vật võ tƣớng xuất hiện khá đông đảo. Có thể chia
loại nhân vật này thành hai tuyến: Tuyến nhân vật võ tƣớng thân thích, đã từng kề vai sát cánh cùng Lê Lợi từ những ngày còn trong trứng nƣớc nhƣ Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Lê Văn An và tuyến nhân vật võ tƣớng Bắc Hà theo Lê Lợi tụ nghĩa gồm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Thống.
Nguyễn Quang Thân miêu tả khá rõ nét tuyến nhân vật võ tƣớng đã từng vào sinh ra tử với Lê Lợi từ ngoại hình, diện mạo bên ngoài đến tính cách, phẩm chất bên trong.
Phạm Vấn vốn là anh rể Lê Lợi. Đó là “một ngƣời đàn ông đẹp, vẻ đẹp của một võ tƣớng can trƣờng từng qua trăm trận… Đôi mắt xếch, trán thấp, không tƣơng xứng mấy với bộ mặt và thân hình cao lớn, làm ông có vẻ một võ quan nhiều mƣu trí lắt léo và một tâm hồn hẹp hòi, lắm tham vọng hơn là một tráng sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” [61; 14]. Trong các tƣớng, Phạm Vấn là ngƣời “có bề ngoài đẹp và oai nhất. Ông cao to, mặt phƣơng trƣợng, cầm tinh con Rồng nên dáng điệu khoan thai mà vẫn oai vệ, đôi hàm răng nhỏ đều ngăn ngắt ít khi lộ hết ra kể cả lúc cƣời” [61; 161]. Lê Sát thì đƣơc miêu tả: “Cao lớn khác thƣờng, mặt chữ điền phƣơng phi, đôi mắt hơi nhỏ bộc lộ tính khí cố chấp, nhiều dục vọng và có chút gì đó thô bạo” [61; 96]. Lê Văn An “nhỏ con, hơi gầy, đôi mắt sâu dƣới cặp lông mày bí hiểm” [61; 97], trong
khi Lê Ngân lại có “dáng vóc to cao, khoáng hoạt nhƣng trán dô và hơi thấp” [61; 97]. Ngoài ra, nhân vật võ tƣớng còn có Nguyễn Xí, Đinh Lễ và nhiều tên tuổi lẫy lừng khác nhƣng ngòi bút Nguyễn Quang Thân chỉ tập trung xoáy sâu phục dựng những chân dung tiêu biểu. Ông tả nhân vật theo lối chấm phá, chọn nét thần thái nhất và tập trung chủ yếu ở vóc dáng, khuôn mặt, đặc biệt ở cặp mắt. Nhà văn vận dụng những đặc điểm của nhân tƣớng học để mô tả nhân vật, khiến ngƣời đọc có thể “trông mặt mà bắt hình dong”. Hầu hết các võ tƣớng đề cao to, vạm vỡ, thể hiện sức vóc phi thƣờng của dũng tƣớng quen trận mạc, quen với gian khó, vất vả. Nhƣng cặp mắt kẻ nào cũng bộc lộ tính cách hiếu sát, ích kỷ, nhỏ nhen với nhiều toan tính, dục vọng cá nhân thâm hiểm.
Vốn xuất thân từ kẻ võ biền ít học, cuộc đời chỉ quen cây cung, ngọn giáo chứ không màng chuyện chữ nghĩa, sách vở nên cách cƣ xử, hành động của các võ tƣớng này có phần lỗ mãng, thô tục. Phạm Vấn khi ăn thì “nhai ngấu nghiến”, ăn xong lấy tay “lau một vòng quanh mồm”. Lê Sát thƣờng có lối “cƣ xử, ăn nói bỗ bã hoa tay múa chân”. Khi đƣợc Lê Lợi ban thƣởng vò rƣợu, vì phấn khích, say sƣa trƣớc trận đánh, Lê Sát bỏ quên luôn tại sân đình. Chính Lê Lợi cũng cảm thấy “Lê Sát là kẻ học mọn” [61; 78].
Có thể nói, bộ ba Sát, Ngân, Vấn là những ngƣời đã kề vai sát cánh thân thích với Lê Lợi từ những ngày gian khổ khó khăn nhất. Họ có thể sẵn sàng chết hai lần vì nhà vua và nghĩa lớn. Họ là tâm phúc, là tay chân, sống chết sinh tử vì ông. Nhƣng những con ngƣời ấy lại mang trong mình tính cách nhỏ nhen, tị hiềm, ích kỷ. Họ ham chém giết hơn là hiếu sinh, thích nhìn thấy máu chảy, đầu rơi hơn là nghe đạo lí chữ nghĩa thánh hiền, ƣa hành động hơn là mƣu lƣợc sâu xa. Họ là dân võ biền, lớn lên từ cây cỏ, đồng ruộng, “một vốc chữ thánh hiền không có”, chỉ duy nhất lòng gan dạ, can trƣờng, không sợ đầu rơi máu chảy, tuyệt đối trung thành phụng thờ chủ tƣớng… Nguyễn
Quang Thân đã không chỉ xây dựng hình ảnh những phe cánh trong nội bộ nghĩa quân mà còn ngầm gửi gắm sự lí giải vƣợt thời gian về nguyên nhân sâu xa trong quá khứ của vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc 14 năm sau này.
Cùng là những dũng tƣớng nhƣng Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Thống lại mang phong thái khác hẳn.
Nguyễn Thống mang dáng vẻ của một thích khách trƣợng nghĩa, một hiệp sĩ hành nghĩa hơn là một võ tƣớng. Khi bị bắt “không chút sợ hãi trên nét mặt chớm phong trần của anh ta”, thậm chí nhân vật còn “ngẩng mặt lên trần cung điện cƣời ngất. Tiếng cƣời rung mái, một viên ngói mủn rơi xuống trƣớc mặt Vƣơng Thông” [61; 55,56]. Phong thái của Nguyễn Thống thể hiện trên khuôn mặt lãng tử “chớm phong trần”, tiếng cƣời ngất ngạo nghễ, khinh bạc, kinh động cả mái nhà. Tiếng cƣời của sức mạnh, của chí khí ngang tàng, của khí phách kiêu bạc khiến rơi cả viên ngói mủn trƣớc mặt tên tƣớng giặc lão luyện, ranh ma. Cả một triều đại xƣa cũ, đổ nát nhƣ rơi xuống trƣớc tiếng cƣời ấy, cả một triều đình quen thói cƣớp bóc, áp bức nhƣ lung lay, rụng rời, tàn lụi. Khi Nguyễn Thống rời Đông Quan: “Cái bóng cao lớn của anh in lên nền trời đêm màu bạc xỉn”[61; 210], nhƣng khi chấp nhận làm con tin: “Thống ăn mặc nhƣ một nho sinh, gọn gàng nghiêm chỉnh, khăn xếp màu lam, áo lƣơng xanh Tam Giang, quần lụa mỡ gà, mảnh mai nhƣ lá trúc giữa đám tƣớng Ngô to lớn” [61; 241]. Nhà văn không tả kỹ khuôn mặt, diện mạo nhân vật nhƣ các tƣớng giặc mà chú ý vào những chi tiết làm nên thần thái. Có lúc tầm vóc Nguyễn Thống vụt lớn lao, phi thƣờng, có lúc lại thanh thoát nhƣ nho sinh, mảnh mai thanh tao giữa lũ giặc chỉ ƣa giết chóc, phàm tục. Chí chất, phong thái của nhân vật đẹp đẽ, phi phàm, vƣợt lên trên thói chém giết sát sinh thƣờng thấy trong chiến tranh.
Trần Nguyên Hãn vốn dòng dõi quý tộc tôn thất nhà Trần, tính tình ƣa tự do phóng khoáng, ngay từ nhỏ Trần Nguyên Hãn đã “luôn ăn mặc chỉnh tề nhƣ mọi vƣơng tôn công tử trong triều, lên mƣời mà tác phong đĩnh đạc”, côn quyền thao lƣợc đủ tài. Khi vào Lam Sơn tụ nghĩa, “ông là ngƣời có học, lại không biết giấu đi mà còn tìm dịp để bày tỏ tri thức thâm hậu cũng nhƣ tài văn võ song toàn của mình” [61; 250]. “Bà Lộ biết Nguyên Hãn tuy tính khí bộc trực, ăn nói kiêu căng nhƣng ăn uống lại tinh tế. Ông ấy chỉ mong đƣợc một ấm trà ƣớp sen mà phải là sen hái ở Hồ Dâm Đàn cơ” [61; 251]. Nhƣ thế Trần Nguyên Hãn không chỉ là một dũng tƣớng xông pha nơi trận địa mà ông còn mang trong mình khí chất cao sang, quý tộc, vẻ thanh lịch của ngƣời trí thức Bắc Hà. Nhà văn cũng không tả sâu vào những chi tiết làm nên diện mạo cụ thể của nhân vật mà ông chú ý ở cốt cách, phẩm chất ngạo nghễ, hơn ngƣời của Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn là ngƣời anh hùng ôm mộng lớn, tỉnh táo, kiêu ngạo, bộc trực, giàu tự trọng và khí tiết. Từ những thông tin còn sơ lƣợc, ít ỏi về Trần Nguyên Hãn trong sách sử để lại, Nguyễn Quang Thân đã đem đến những góc nhìn mới chân thật, thú vị về nhân vật.
Lê Lợi cũng có thể đƣợc xếp vào tuyến nhân vật võ tƣớng. Lê Lợi tự nhận mình “ta là kẻ ít học”. Giống nhƣ đám tƣớng sĩ tâm phúc của mình, Lê Lợi xuất thân từ anh đầu mục, quanh năm quen với cỏ cây, trang trại, ruộng đồng, cung kiếm nơi hoang dại chứ không tƣờng việc bút nghiên, đèn sách. Lê Lợi có cái phàm tục của con ngƣời chốn hoang dã, có thể “cầm đùi gà nhai, uống rƣợu cần với tƣớng sĩ, khuy áo không cài hết cúc hở cả rốn”. Cầm đũa gắp miếng bánh chƣng không đƣợc, ông sẵn sàng “cáu tiết vứt đôi đũa, lấy tay nhón bánh ăn ngấu nghiến” [61; 12]. Khi đứng, khi ngồi “ông có cái sốt ruột của võ biền, tay chân nhƣ dƣa thừa không biết làm gì” [61, tr.94]. Nhƣng Lê Lợi trở thành chủ tƣớng bởi Lê Lợi đã vƣợt lên đƣợc những cái tầm thƣờng, nông cạn trong chính con ngƣời mình, đã nỗ lực chế ngự cái thấp
hèn, bản năng của mình để biết yêu lẽ phải, biết sống với lòng nhân, biết trọng dụng hiền tài cho đại cuộc. Lê Lợi biết đƣợc hạn chế, nhƣợc điểm của chính mình.Ông mong muốn sau này thái bình thịnh trị, về triều đình mới sẽ học đƣợc cái sang trọng đế vƣơng của Trần Nguyên Hãn. Ông không đƣợc học chữ nghĩa thánh hiền nhƣng đọc đƣợc, hiểu đƣợc tƣ tƣởng cốt lõi nhất của
Bình Ngô sách. Lê Lợi ở giữa hai thái cực trong nội bộ tƣớng sĩ. Ông dung
hòa đƣợc hàng ngũ tì hổ của mình và vƣợt lên tất cả bằng tầm vóc của một minh chủ anh hùng.
Có thể nói, trong mỗi cuộc chiến, vai trò của tƣớng lĩnh vô cùng quan trọng. Họ là những ngƣời trực tiếp tham gia chiến trận, góp phần quyết định làm nên sự thành bại của trận đánh. Những tƣớng soái của nghĩa quân Lam Sơn đều là những con ngƣời dũng cảm, ra sống vào chết, căm thù sục sôi, nguyện thề giết giặc cứu nƣớc. Nhƣng ngay trong hàng ngũ tƣớng lĩnh đã có sự không đồng nhất. Sự phân tuyến nội bộ tƣớng không chỉ là sự khác biệt trong tƣ tƣởng, nhận thức mà còn là sự khác biệt của sang và hèn, thanh tao và phàm tục, quý tộc và bình dân, cao thƣợng và ti tiện. Chính vì thế, mặc dù cùng chung mục đích, chung lí tƣởng nhƣng hai tuyến nhân vật này đối lập với nhau nhƣ nƣớc với lửa. Họ hỗ trợ nhau trên chiến trƣờng nhƣng thù địch nhau trong triều chính. Đặt trong thời khắc lịch sử dân tộc nguy nan, vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc, họ có thể dẹp bỏ tƣ hiềm để vì nghĩa lớn, nhƣng khi binh đao gác lại, mâu thuẫn ấy sẽ có dịp bùng phát. Đó cũng là điều sau này Trần Nguyên Hãn đã lƣờng trƣớc đƣợc, chỉ có điều ông vẫn không tránh đƣợc.
2.2.1.2. Nhân vật người trí thức
Trong bất kì thể chế, xã hội nào, vai trò của ngƣời trí thức cũng vô cùng quan trọng. Theo quan niệm của Nho gia, vua là ngƣời “thủ mệnh” (thực
hiện sứ mệnh trời giao phó), còn nhà nho, những ngƣời trí thức là ngƣời “tri thiên mệnh” (biết đƣợc mệnh trời). “Nhà nho là một nhân vật văn hóa. Ra hành đạo, làm quan không chỉ đơn giản là làm những công việc giấy tờ, hành chính, sự vụ mà còn đem hiểu biết về văn hóa, chính trị giảng giải, khuyên bảo, can gián ngƣời lãnh đạo” [64; 86]. Nhƣ vậy, trƣớc hết, nhà nho phải là ngƣời có “một học thuyết chính trị có văn hóa”. Sau đó, chính họ phải là ngƣời có nhiệm vụ truyền bá học thuyết đó cho vua chúa và thứ dân trăm họ. Những tƣ tƣởng đúng đắn, tiến bộ của nhà nho sẽ có tác động tích cực, quyết định đến sự hƣng vọng, tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc. Trong dòng
chảy lịch sử của Hội thề, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã nhắc tới bóng dáng
những ngƣời trí thức nhƣ anh học trò dại dột nơi hàng rƣợu, một ông đồ dạy chữ dắt con đi chạy loạn… nhƣng tiêu biểu, sáng ngời nhất chính là Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi thật sự là một ngƣời trí thức chân chính. Hơn thế, ông còn là một trí thức tầm cỡ, thông tuệ, có tầm nhìn xa trông rộng, với “đôi mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời”.
Nguyễn Trãi vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc. Dáng hình của ông đã thể hiện đúng sức vóc của một nho sinh “trói gà không chặt”. Thuở bé, Nguyễn Trãi “gày gò, khẳng khiu với chiếc áo cánh và quần đùi vá mấy chỗ… trông nhếch nhác nhƣ trẻ trâu”. Lớn lên, “Nguyễn Trãi mảnh mai hơn, áo dài, không đóng khăn mà để đầu trần búi tó”, “cái vẻ mệt mỏi, ẻo lả thƣ sinh” [61; 38]. Giống nhƣ Nguyễn Thống, Trần Nguyên Hãn, diện mạo bên ngoài của Nguyễn Trãi không đƣợc nhà văn Nguyễn Quang Thân chú ý tả kỹ. Có lẽ bởi bởi đây không phải là kiểu con ngƣời hành động mà là con ngƣời của tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ bên trong. Ngay từ bé, Nguyễn Trãi đã không đam mê võ thuật, luyện rèn binh thƣ bởi với ông, môn võ lợi hại nhất, cần thiết nhất là “làm sao để giặc không đến nhà thì khỏi phải đánh” [61; 247]. Ông quan niệm “muốn anh hàng xóm côn đồ không sang đánh ta, phá
nhà ta, giết lợn gà của ta thì chỉ có một cách là đi lại với y, coi y nhƣ hàng xóm. Chỉ có nƣớc lã mới rửa đƣợc máu, lấy máu rửa máu chỉ làm bẩn mãi thêm” [61; 274]. Ông tỉnh táo, thức thời, nhận thức sâu sắc hơn ai hết mối họa của giặc phƣơng Bắc luôn rình rập, đe dọa sự tồn vong của dân tộc suốt mấy trăm năm lịch sử: “Núi không thể dời, sông không thể cho chảy đi nơi khác, chỉ có mỗi cách là biết đối xử với hàng xóm thế nào để hai bên cùng nhau đƣợc yên thân”[61; 197]. Khi đất nƣớc loạn lạc, chiến tranh, ông tìm đến Lê
Lợi để dâng lên Bình Ngô sách. Bình Ngô sách chính là tƣ tƣởng lớn cả đời
Nguyễn Trãi theo đuổi “Dĩ chí nhân đại thắng hung tàn, dĩ chí nhân nhi địch cƣờng bạo”. Thuật đánh giặc mà ông tâm niệm là “mƣu phạt tâm công, bất chiến tự khuất”. Ông yêu dân, thƣơng xót ngƣời dân điêu linh, khổ cực. Xuyên suốt tác phẩm, ta luôn thấy ông đăm chiêu, toan tính cho sự sống còn của ngƣời dân. Nỗi đau đáu của ông không phải là chiến thắng mà là chiến thắng thế nào để tránh đƣợc tổn thất, mất mát lớn nhất, để giữ đƣợc hòa hiếu, giao bang với nƣớc láng giềng lớn mà tâm địa hẹp hòi. Đánh thành không bằng đánh vào lòng ngƣời. Ngƣời cầm quân phải biết khi cƣơng, khi nhu, phải biết đặt lòng nhân lên hàng đầu để thực hiện “đại nghĩa”. Đó là tƣ tƣởng đẹp đẽ, lớn lao mà ông để cả đời theo đuổi. Vậy nên, nếu Trần Nguyên Hãn