8. Cấu trúc luận văn
3.2. Tổ chức ngôn từ và giọng điệu
3.2.2. Giọng điệu trần thuật
Cùng với ngôn từ, giọng điệu là một phƣơng diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả: “Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong
cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc”[23; 112]. Giọng điệu
chính là thái độ, tình cảm, lập trƣờng, đạo đức của nhà văn với hiện tƣợng đƣợc miêu tả. Nếu qua ngôn ngữ, ta thấy đƣợc nhân vật thì qua giọng điệu, ta lại thấy đƣợc tác giả với chiều sâu tƣ tƣởng, cảm hứng nghệ thuật. Khác với
chính sử thƣờng mang giọng trung tính, khách quan, chịu sự quy định của giọng điệu chung của giai cấp cầm quyền thì trong tiểu thuyết nói chung,
trong Hội thề nói riêng, nhà văn đã thể hiện giọng đa thanh, đa giọng điệu với
nhiều màu sắc đan xen, thể hiện tính cá nhân trong cảm nhận, đánh giá lịch sử.
3.2.2.1. Giọng trang nghiêm, trầm tĩnh
Viết về quá khứ hào hùng đã qua, nhà tiểu thuyết luôn xác định đƣợc tâm thế thành kính hƣớng về lịch sử. Bởi thế, giọng trang nghiêm, trầm tĩnh là một âm điệu không thể thiếu trong bộ tiểu thuyết.
Giọng trang nghiêm đƣợc thể hiện trong cách miêu tả, đặc biệt cảnh hội thề ở Đông Quan. “Khói trầm bốc nghi ngút trên chiếc hƣơng án đặt trƣớc mặt nhà vua và Vƣơng Thông. Phía sau hƣơng án là một con bê thui tế thần, bốn chân thõng xuống mặt sàn, há cái mồm với hai hàm răng trắng nhởn. Một tiếng pháo lệnh nổ vang. Khói vừa dứt trên bầu trời, nhà vua đứng lên, nhận tờ văn từ tay viên lễ quan, cao giọng đọc… Nhà vua đọc xong. Tiếng reo hò dậy đất hai bên bờ sông và cả trên những chiếc thuyền đợi sẵn phục dịch quân giặc rút đi. Lê Lợi lau mồ hôi trên trán. Những giọt nƣớc mắt to nhƣ viên ngọc rơi xuống sàn gỗ lim đen bóng” [61, tr.315]. Thời khắc thiêng liêng của lịch sử hiện lên thật trang nghiêm, xúc động. Đất trời, thần dân cùng chứng kiến lời thề kiên quyết, gang thép của hai cánh quân. Giây phút ấy ngƣời dân Đông Quan nói riêng, ngƣời dân Đại Việt nói chung đã chờ đợi suốt hai mƣơi năm với biết bao máu và nƣớc mắt. Vì thế tất cả nhƣ lắng lại, nghẹn lại không nói nên lời rồi vỡ òa thành những giọt nƣớc mắt sung sƣớng, hạnh phúc. Ngƣời đọc cũng nhƣ kính cẩn nghiêng mình trƣớc thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc.
Giọng điệu trang nghiêm, trầm tĩnh còn đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật. Lê Lợi tuy xuất thân từ ngƣời anh hùng áo vải, nhƣng vẫn mang
phong thái đĩnh đạc, đạo mạc, nghiêm trang của đấng quân vƣơng vĩ đại. Lời nói của ông trang trọng, đầy hào khí:
“Ta bình sinh áo vải, vì căm giận giặc mà dựng cờ đƣợc dân cả thành phò giúp nên mới có ngày nay. Lần này viện binh giặc kéo sang, đã đánh mấy trận nhƣng vẫn không ngăn đƣợc chúng cƣớp bóc tàn sát dân lành. Đó là lỗi của ta. Ta quyết cùng dân Kinh Bắc đánh trận nữa, báo thù nhà trả nợ nƣớc, thu giang sơn về một cõi. Vạn cổ thử giang san! Vạn cổ thử thái bình!” [61, tr.220].
Sự kết hợp của ngữ điệu, giọng điệu, sự kết hợp của từ Hán Việt và thuần Việt đã đến sắc thái trang trọng, mực thƣớc cho lời nói. Chƣa một lần đƣợc diện kiến minh chủ, nhƣng lời nói hào sảng của ông đã khiến dân chúng nức lòng, để họ thêm tin yêu, hi vọng vào đại nghiệp sắp tới.
Có thể nói, mặc dù so với các giọng điệu khác, giọng trang nghiêm, trầm tĩnh không chiếm tỉ lệ lớn trong tác phẩm, nhƣng nó góp phần không nhỏ trong việc khơi gợi không khí lịch sử, thể hiện phần nào cái nhìn chiêm bái lịch sử của con ngƣời hôm nay.
3.2.2.2. Giọng suy tư, triết lý
Nhƣng nhƣ đã nói, con ngƣời thời hiện đại trong tiểu thuyết không nhận thức lịch sử nhƣ những hằng số bất biến để ngƣỡng vọng, tôn thờ nhƣ những chân lý vĩnh viễn. Mà soi rọi lịch sử trong quá khứ là cách để tiểu
thuyết nhận thức về cuộc sống hôm nay. Vì thế, trong tác phẩm Hội thề ta bắt
gặp rất nhiều giọng suy tƣ, triết lý.
Hình nhƣ mỗi con ngƣời đều có thể trở thành triết nhân nên những việc đơn giản, nhỏ bé nhất trong đời sống đều có thể nâng tầm thành triết lý có tính
chung phổ quát. Hai nhân vật hay triết lý nhất trong tác phẩm chính là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Lê Lợi nói với Thị Lộ: “Có đàn bà thì đàn ông không bị đói”. Ông tâm sự cùng Nguyễn Trãi: “Kiếm thì sắc những lƣỡi phải mềm”, “Có lòng nhân dễ nhƣng làm lòng nhân thật khó”. Ông tự dằn vặt mình về những bất hòa trong triều chính: “Kẻ giỏi đao cung hay công trạng nhiều có quyền khinh rẻ ngƣời hay chữ đến thế sao? Phải chăng đó là chuyện thƣờng tình của mọi thời? Vậy thì ngƣời làu kinh sử sao lại không đƣợc khinh miệt trở lại?”
Những suy tƣ của Nguyễn Trãi lúc nào cũng sâu sắc: “Nếu không đủ tinh ý nhìn ra cạm bẫy thì chớ sống gần nhà vua”. “Lấy máu rửa máu bao nhiêu cho đủ?”; “cái mạng sống là to nhất ta còn tha thì tiếc gì một manh áo vải khoác lên ngƣời”. “Chỉ có nƣớc lã mới rửa đƣợc máu, lấy máu rửa máu chỉ làm bẩn mãi thêm”…
Cả Lê Lợi và Nguyễn Trãi đều là con ngƣời của những tƣ tƣởng lớn nên lời nói thấm đẫm triết lý sâu sắc. Nếu Lê Lợi triết lý về cuộc đời, thế sự, về cách ứng xử với triều thần thì Nguyễn Trãi triết lý về lẽ xuất xử vua tôi, đặc biệt về vận mệnh dân tộc, về sự trƣờng tồn trƣờng cửu muôn đời cũng nhƣ thái độ chính trị cần có với ngoại bang.
Có lúc, tƣ tƣởng triết lý của Nguyễn Trãi và Lê Lợi gặp nhau. Lê Lợi tự thấy mình mang sứ mệnh của thiên tử: “Con chim phƣợng hoàng đƣợc coi là con chim phƣợng vì nó bay cao trên mấy tầng mây mà nhìn bốn phƣơng tám hƣớng, chứ không nhƣ con quạ, con cú chỉ mải mê với đàn chuột đồng” [61; 133]. Nguyễn Trãi cũng nhìn nhận nhà vua tƣơng tự nhƣ vậy: “Nhà vua là con phƣợng hoàng Lam Sơn bay tít trên trời cao mà vẫn thấy giọt sƣơng trên ngọn cỏ” [61; 254]. Có lẽ bởi thế, quan hành khiển đã từng nghĩ rằng, nếu Lê Lợi không phải bậc quân vƣơng, có lẽ ông với ông đầu mục Lam Sơn đã là những
tri âm tri kỷ. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đồng điệu với Lê Lợi. Tƣ tƣởng triết
lý tiến bộ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô sách chính là sự hữu hình hóa, cụ
thể hóa con đƣờng mà Lê Lợi khao khát nhƣng chƣa tìm thấy.
Giọng triết lý chính là kết quả của con ngƣời trải nghiệm, suy tƣ trƣớc những va đập cuộc đời. Đây cũng là biểu hiện vốn sống, chiều sâu trong nhận thức, tƣ tƣởng của chính nhà văn trƣớc cuộc sống.
3.2.2.3. Giọng hoài nghi, đối thoại
Karl Marx từng nói: “Hãy biết hoài nghi tất cả”. Không có chân lý nào là tuyệt đối. Những giá trị lịch sử đã qua không phải là những phán quyết cuối cùng. Tinh thần hoài nghi với mọi vấn đề của con ngƣời hiện đại đƣợc len lỏi trong từng trang viết. Hoài nghi là con đƣờng đi tìm kiếm giá trị chân lí cuối cùng. Giọng điệu hoài nghi kéo gần lịch sử với hiện tại, tạo ra một tâm thế tranh biện với lịch sử chứ không tiếp nhận máy móc, một chiều giản đơn.
Lê Lợi là con ngƣời chứa đầy sự hoài nghi. Ông hoài nghi về những tâm phúc quanh mình để tìm kiếm cách ứng xử cho phù hợp. Ông nhận thức đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của từng ngƣời: “Bọn Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn không chỉ vào Lam Sơn muộn mà còn là những kẻ sinh ra trong một thông thổ khác, nề nếp khác với bọn dựng cờ khởi nghĩa đất Lam Sơn. Cái khác lớn nhất so với tƣớng soái nanh vuốt của ông là tài họ cao, kiến văn họ rộng. Trong quân ngũ Lam Sơn trƣớc khi họ đến không có nổi một ông tú tài. Ông đối xử với họ nhƣ trọng khách, phục tài học và biết dùng tài của họ. Nhƣng khách thì vẫn là khác. Cái tài ấy vẫn gây ra tị hiềm đố kỵ nơi đám tâm phúc nhƣng đó chỉ là một cách để che giấu những điều bất cập trong chính bản thân ông mà thôi. “Khốn thay- ông nghĩ thầm – nhiều khi mình vẫn cần đến cái vô học của bọn họ” [61; 115]. Mỗi lần có chuyện không hài lòng với cánh nho sỹ Đông Quan, nhất là với Trần Nguyên Hãn, ông luôn nghĩ bụng:
“Mấy ông nhà nho kia chữ nghĩa đầy bụng nhƣng liệu họ chịu khấu đầu giúp dập ta đƣợc đến lúc nào? Có lẽ nghiệp lớn rồi phải trông cậy vào bọn ít học, thô lậu nhƣng trung trinh mới nên chăng?” [61; 115]. Cái tài, cái hơn ngƣời khiến Lê Lợi trở thành minh chủ chính bởi ông hiểu đƣợc từng góc khuất ở mỗi con ngƣời. Ông không ngừng trăn trở, suy nghĩ, tự hỏi và tự trả lời để có cách ứng xử phù hợp, dung hòa đƣợc cái can trƣờng, dũng cảm của đám binh lính, tƣớng sĩ và sự thông tuệ, sâu sắc của cánh nho sĩ. Bởi thế, dù không đƣợc học nhiều nhƣ Nhân Chú, Nguyễn Trãi, nhƣng Lê Lợi vẫn hơn họ bởi ông luôn hoài nghi để tìm ra hƣớng dung hợp cả cái giá trị và vô giá trị của kẻ thất học.
Không chỉ có vậy, nhà vua còn hoài nghi về chính mình. “Tại sao ta không giữ cô thôn nữ với mùi hƣơng làm lòng ta tan nát ấy lại? Tại sao đêm mai, có thể đêm ngày kia ta phải ra lệnh chém giết hàng vạn con ngƣời? Tại sao xã tắc Đại Việt lại chọn ta mà không phải ai khác? Ta đang là ông vua trên đỉnh cao chót vót quyền lực hay chỉ là một kẻ khốn khổ bị tƣớc đoạt mất một cuộc đời thú vị, sung sƣớng, tự do mà ta luôn nuối tiếc?” [61; 133]. Hoài nghi để đi tìm bản ngã nhƣng cuối cùng lại mất bản ngã bởi sứ mệnh thiên tử. Lê Lợi đã đƣợc nhìn nhận ở góc độ một con ngƣời đời tƣ thế sự hơn là một yếu nhân lịch sử quan trọng. Những câu hỏi dồn dập vang lên không có lời giải đáp, không có sự đồng cảm, sẻ chia. Bậc quân vƣơng mà chẳng thể sống theo ý muốn của mình, chẳng thể có cuộc đời riêng tƣ nhƣ bao ngƣời khác. Lời tự đối thoại khiến nhân vật nhỏ bé, đậm chất sống của con ngƣời. Nhƣng chính sự nhỏ bé ấy càng ngời lên nhân cách, tầm vóc cao cả, đẹp đẽ của nhân vật.
3.2.2.4. Giọng trữ tình, cảm xúc
Không chỉ nhìn chiến tranh ở phần u tối với giết chóc, chém giết hay
chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình, cảm xúc. Giọng văn tha thiết, mềm mại dịu dàng mang đến một giai âm khác trong bản hòa âm hào hùng của dân tộc. Nhà văn đã nhìn chiến tranh bằng xúc cảm của tình yêu thƣơng nhƣ thế.
Đó là giây phút cuộc sống đời thƣờng dịu êm, hạnh phúc ngắn ngủi của vợ chồng quan thƣợng thƣ: “Trãi ngoan ngoãn ngồi vào ghế và sung sƣớng vì tiếng em dịu ngọt của vợ. Ông không thể nào cƣỡng nổi cái nhìn mời mọc của ngƣời luôn đƣa lại cho ông sự yên tĩnh tâm hồn, sự thảnh thơi đầu óc. Bao giờ trong ông cũng có cái giằng xé giữa nghỉ ngơi và suy nghĩ, viết lách. Chỉ cần một chạm nhẹ của đôi bàn tay nàng là ông trở về một trạng thái khác. Thị Lộ lại nắn vai cho ông. Mấy ngón tay nàng lƣớt qua lần vải mỏng, nàng không muốn hững hờ vì biết chỉ có nàng, bàn tay của nàng mới đƣa ngƣời đàn ông nàng yêu quý trở lại với cuộc sống thực, với những suy nghĩ bình thƣờng của ông Trãi nàng dã chọn để gửi gắm thân phận. Xa rời nàng, ông là một ngƣời khác, nhƣ ông không là của nàng, không liên quan gì tới nàng nữa” [61; 253].
Đó là những ngày tháng tự do, an nhiên của chúa động Lam Sơn: “Khác với cuộc đời ông trƣớc đây trong trang trại núi đồi trung điệp, đồng lúa đồng ngô và những triền cỏ mênh mông, đàn trâu bò không có chuồng vi không chuồng nào chứa hết nổi. Những buổi đi săn với bầy chó Mƣờng, chó Mán náo động cả một vùng, sau đó là thịt săn treo từng súc, vòi rƣợ cần tua tủa nhƣ trúc rừng. Thân phụ ông áo đũi tơ tằm rộng thênh thang nhƣ lòng ông rộng thênh thang tƣơi cƣời đon đả mời chào giữa đám tiệc lớn tiệc nhỏ cách ba cách năm ngày một, quanh năm thù tiếp bạn bè, khách khứa và đám cung kiếm trên giang hồ” [61; 135].
Những câu văn dài, miên man nhƣ dòng cảm xúc ào ạt không dứt. Nhƣ một ốc đảo xanh tƣơi chìm ẩn giữa hoang mạc bao la, cuộc sống đời thƣờng bình an hạnh phúc cứ len lỏi giữa những gƣơm đao, chết chóc, giữa những
mƣu mô, toan tính, giữa những dằn vặt, suy nghĩ của chiến tranh, trận mạc. Giọng điệu trữ tình khiến trang văn mềm hẳn đi, trầm lắng, sâu xa, ngân nga cảm xúc. Nhà văn đã mƣợn lịch sử để tôn vinh những khát vọng nhân bản muôn đời của con ngƣời. Những trang văn nhƣ những dòng thơ văn xuôi tƣới mát tâm hồn ngƣời chinh chiến, cân bằng giữa đời tƣ và chính sự, giữa cá nhân và trách nhiệm, ràng buộc.
Nhƣ vậy, Hội thề không phải là màn độc diễn của ngƣời kể chuyện mà
là sự đan cài của những giọng điệu, cung bậc khác nhau, làm nên sự phong phú của các sắc điệu ngôn ngữ. Qua giọng điệu đa dạng ấy, nhà văn đã thể hiện những thái độ, những cách nhìn nhận khác nhau đối với lịch sử. Đây chính là cái nhìn dân chủ, đổi mới của tiểu thuyết hôm nay.