Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 34 - 39)

1.1 Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945

1.1.1 Những thuận lợi đối với Việt Nam sau CMT8

- Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện khu vực và thế giới có những sự thay đổi lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành , Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội.

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản b. Thuận lợi trong nước

- Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do, chính quyền dân chủ nhân dân thành lập từ Trung ương đến cơ sở

- Nhân dân lao động trở thành người làm chủ đất nước , tin và ủng hộ chính quyền

- Đảng ra hoạt động công khai

1.1.2 Những khó khăn đối với Việt Nam sau CMT8 a. Khó khăn trên thế giới

- Các nước đế quốc âm mưu chia lại thị trường phục hồi chủ nghĩa thực dân, tấn công đàn áp phong trào

- Nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc gia nào công nhận, Việt Nam bị bao vây, cách biệt với thế giới bên ngoài.

→Cách mạng Việt Nam phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách to lớn và nghiêm trọng, do dã tâm xâm lược của các thế lực cầm quyền ở các nước tư bản phương Tây

b. Khó khăn trong nước

Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn,yếu kém về nhiều mặt; bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực của hậu quả của chiến tranh và chế độ cũ để lại hết sức nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt,nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều sau chiến tranh tàn khốc, công nghiệp đình đốn,nông nghiệp bị ngưng trệ, hoang hóa tới 50%; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ,kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục; 95% dân số thất học, mù chữ; nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói. Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành động quay lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít tinh mừng ngày độc lập của nhân dân ta ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Từ tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh-Ấn Đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở

phía Nam. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn – Chợ Lớn vào rạng sáng ngày 23-9-1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Ở Bắc vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận Hiệp ước Potsdam, từ cuối tháng 8- 1945,hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch tràn qua biên giới kéo vào nước ta dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh”. Trong khi đó, trên nước ta vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận chưa được giải giáp. Nền độc lập non trẻ của Việt Nam phải đương đầu với sự hiện diện của đội quân nước ngoài đông đúc chưa từng có khoảng hơn 30 vạn tên. Cách mạng Việt Nam phải đối phó với sự xuất hiện của các đảng phái chính trị phản động, các thế lực tay sai,quân xâm lược, các thế lực chống đối trong giai cấp bóc lột cũ, các đối tượng phản cách mạng, tội phạm hình sự đồng loạt chống phá cách mạng rất quyết liệt.Chính quyền non trẻ lúc này phải đối mặt với nhiều loại kẻ thù cả trong và ngoài nước, nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng Cộng sản cầm quyền đang phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn, nghiêm trọng và những biến động phức tạp khôn lường.

1.2. Đảng xây dựng chế độ mới và bảo vệ chính quyền cách mạng thờikì 1945-1946 kì 1945-1946

1.2.1 Quan điểm và chủ trương của Đảng trong thời kì này

Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, nhận định tình hình và định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền.

Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu quan trọng của cách mạng

Việt Nam lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích và chỉ ra: “Kẻ thù chính của chúng ta

lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.

Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước ta lúc này là: “Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”

1.2.2. Biện pháp thực hiện của Đảng trong thời kì này

Về nội chính: thực hiện nhanh chóng việc bầu cử Quốc hội, thành lập

Chính phủ chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân. Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.

Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”, “thêm bạn bớt

thù”, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp. Về tuyên truyền: hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược; “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng”.

1.2.3. Bảo vệ chính quyền cách mạng chống thực dân Pháp ở Nam Bộ

Ngày 2-9-1945, tại Sài Gòn, Xứ ủy, Ủy ban lâm thời Nam Bộ nhận định được hành động xâm lược của Pháp đã được lộ rõ. Đêm ngày 22 rạng 23-9- 1945, thực dân Pháp đã gây hấn, nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (Nam Bộ), nhân dân Nam Bộ chỉ được hưởng nền độc lập ngắn ngủi trong 3 tuần đã phải đứng lên đấu tranh. Giữa sự chênh lệch giữa ta và địch, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước và sự lãnh đạo kịp thời của Chính phủ và các cấp lãnh đạo Nam Bộ đã tổ chức và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Mặt khác, thực dân Pháp muốn đàm phán với Chính phủ ta để vào miền Bắc mà không phải đụng độ ngay, với mục đích thực hiện “màn đảo chính” nhanh chóng đặt lại sự thống trị của chúng đối với nước ta. Từ sự phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, Đảng đã quyết định tạm thời hòa hoãn và có nhân nhượng cần thiết để cho quân Pháp vào miền Bắc, nhưng không phải hoàn toàn theo Hiệp ước Hoa – Pháp, mà phải theo những điều kiện đàm phán ký kết giữa ta và Pháp. Sự nhân nhượng của ta là có nguyên tắc. Để giữ vững nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng, Chính phủ tiếp tục cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì,

kiên quyết, đầy khó khăn, phức tạp trong suốt năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngoài nước…

1.3. Thành tựu của Đảng trong thời kỳ 1945-1946

1.3.1. Về chính trị - xã hội

Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương và tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức.

Kết quả: Bầu cử thành công đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên.

Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 2-3- 1946 và lập ra Chính phủ chính thức gồm 10 bộ và kiện toàn nhân sự bộ máy Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Quốc hội đã bầu Ban Thường trực Quốc hội, lập Hiến pháp dân chủ nhân dân thông ban hành vào ngày 9-11-1946.

1.3.2. Về kinh tế - văn hóa

Đảng nhận thức rõ, chính quyền muốn đứng vững phải nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi nạn đói và khó khăn về kinh tế. Đảng tập trung chỉ đạo Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói và Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,... Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%. Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần tích cực xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, Đảng phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ. Dưới đây là những hình ảnh lớp học “có một không hai” bất kể ngày đêm, thúc đẩy toàn dân xóa nạn mù do trực tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo và giảng dạy. Qua đó ta thấy được sự quan tâm, ưu tiên của Đảng đối với đời sống nhân dân.

Kết quả: ngay năm đầu, sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt,

việc sửa chữa đê điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho nông dân nghèo. Sản xuất lương thực tăng lên rõ rệt, cả về diện tích và sản lượng. Ngân khố quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã

hội. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước có thêm 2,5 triệu người biết đọc, viết.

1.4 Ý nghĩa của chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”

Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính là thực dân Pháp, chỉ ra vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng. Đồng thời chỉ thị đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối ngoại, đối nội để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w