Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng, bảo vệ miền Bắc

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 73 - 75)

- Động lực của cách mạng Việt Nam được xác gồm có bốn giai cấp là: gia

a. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng, bảo vệ miền Bắc

Bắc

Thành tựu

- Đảng đã luôn luôn trung thành và vận dụng đúng đắn những nguyên lý về xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tế. Tùy theo từng giai đoạn, Đảng đã có các chủ trương và sự chỉ đạo năng động, sát đúng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của miền Bắc, đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từng bước vượt qua khó khăn đi lên giành những thắng lợi quan trọng.

- Đảng đã động viên, đoàn kết, tổ chức nhân dân miền Bắc kiên trì phấn đấu hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Miền Bắc đã căn bản xóa bỏ được chế độ người bóc lột người; hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ, thúc đẩy sản xuất phát triển; cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng bước đầu; văn hóa, xã hội lành mạnh, ưu việt; hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh; không có nạn đói, dịch bệnh dù chiến tranh ác liệt, kéo dài; quan hệ quốc tế mở rộng, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của thế giới,… Những thành tựu đó tuy còn nhỏ bé, còn xa

với những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nhưng đặt vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì có giá trị thật lớn lao..

- Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng được xây dựng, cùng với việc tiếp thu và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế, miền Bắc chẳng những đứng vững trong chiến tranh, mà còn đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng kỹ thuật và phương tiện hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Qua hai lần chống chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay trong đó có nhiều B52, bắn cháy 271 tàu chiến, bắt hàng trăm giặc lái Mỹ.

- Song song với những thành tựu đó, miền Bắc còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.

Hạn chế:

- Việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra có nhiều vấn đề chưa kịp thời cụ thể hoá và vận dụng tốt vào các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá..., chưa nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất.

- Chủ quan, duy ý chí, giáo điều trong chỉ đạo cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá

- Trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, chưa chú ý phát triển đúng mức kinh tế địa phương.

- Bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém năng lực, pháp chế xã hội chủ nghĩa còn lỏng lẻo.

- Trong lĩnh vực lưu thông, phân phối, tài chính, ngân hàng, giá cả, tiền lương... có những nhận thức và thực hiện không đúng, làm cản trở việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

Kinh nghiệm:

Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975, cả ưu điểm và hạn chế, có thế rút ra một số kinh nghiệm lớn:

Thứ nhất, nắm vững đặc điểm miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, phát huy tư duy độc lập trong xác định đường lối chung của cách mạng cả nước và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Thứ hai, xác định đúng nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa của

miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chỉ đạo chuyển hướng xây dựng miền Bắc chính xác, kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

Thứ ba, có hình thức, bước đi, cách làm phù hợp với thực tế miền Bắc, kết hợp

sự nỗ lực của miền Bắc với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng, bảo vệ miền Bắc với

chi viện tiền tuyến miền Nam, giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 73 - 75)