Đảng lãnh đạo cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 90 - 137)

- Động lực của cách mạng Việt Nam được xác gồm có bốn giai cấp là: gia

3. Đảng lãnh đạo cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

 Hoàn cảnh lịch sử  Trên thế giới

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII tại Matxcova (Liên Xô), xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Để thực hiện nhiệm vụ chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới, Quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt Trận nhân dân , tập hợp lực lượng tiến bộ để chống phát xít. Đặc biệt, Mặt trận nhân dân Pháp thành lập (5/1935) do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936, dẫn đến sự ra đời của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.

 Trong nước:

Ở Việt Nam, mọi tầng lớp xã hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ nhằm thoát khỏi tình trạng ngột ngạt do khủng hoảng kinh tế và chính sách khủng bố trắng do thực dân Pháp gây ra. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi hệ thống tổ chức sau một thời gian đấu tranh cực kỳ gian khổ và tranh thủ cơ hội thuận lợi để xây dựng, phát triển tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng rộng rãi.

 Chủ trương của Đảng

Ngày 26/07/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), nhằm “sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Hội nghị để ra những chủ trương mới đó là:

Xác định kẻ thù trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là là bọn phản động thuộc địa và tay sai.

Về khẩu hiệu chiến tranh, tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, mà nêu “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”

Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau với nòng cốt là liên minh công - nông.

Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai, không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”, mà còn phải đề ra khẩu hiệu “ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp” để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít Pháp và phản động thuộc địa ở Đông Dương.

Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang hình thức tổ chức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa bất hợp pháp nhằm làm cho Đảng mở rộng quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.

Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, cá mỗi quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận dân tộc đoàn kết rộng rãi, giữa các vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới, để ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hằng ngày chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.

 Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ những năm 1936-1939

Giữa 5/1936, được tin chính phủ mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa Đông Dương, Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công khai:

Mở đầu là cuộc vận động lập ủy ban chú bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng để đưa lên chính phủ Pháp

Quần chúng khắp nơi đã sôi nổi tổ chức hội họp diễn thuyết, lấy chữ ký và đưa ra các yêu sách; đòi Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp trả lại tự do cho tù

chính trị, thực hiện ngày làm 8 giờ, phải trả lương các ngày nghỉ ... Nhưng sau đó phái đoàn này không sang.

Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh: Năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương; Quần chúng nhân dân trong đó đông đảo và hăng hái nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình để đưa dân nguyện đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.

Bên cạnh những hoạt động trên, phong trào bãi công, bãi thị, bãi khóa,.. đã nổ ra mạnh mẽ ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền:

Năm 1936, tổng bãi công của công ty than Hòn Gai Năm 1937, bãi công của công ty xe lửa Trường Thi

Năm 1938, (01/05) một cuộc mít tinh lớn của 2,5 vạn người đã diễn ra tại Quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội, với các khẩu hiệu: “Tự do lập hội Ái hữu, nghiệp đoàn, giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình…”

Để mạnh tuyên truyền, cổ động thông qua báo chí và nghị trường:

Nhiều tờ báo của Đảng, mặt trận dân chủ… công khai ủng hộ phong trào đòi tự do dân chủ ra đời như: Tiền Phong, Dân chúng, Bạn dân, Lao động, Tin tức... Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như:“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, kịch có tác phẩm “Đời cô Lựu của Trần Hữu Trang

Đảng đưa người của Dảng tham gia tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ, Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ để mở rộng công tác tuyên truyền và đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc.

Phong trào đấu tranh đã thuận buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ: Những đảng viên Đảng Cộng sản và tù chính trị được trả tự do, Ban hành một số quy định về giảm giờ làm, tăng lương…

Cuối năm 1938, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp hạn chế dần các chính sách tự do dân chủ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã trở lại chính sách ngăn cấm các hoạt động dân chủ và đàn áp các phong trào đấu tranh. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, thu hẹp phong trào đấu tranh công khai và đến tháng 9/1930 thì chấm dứt hẳn hành để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh mới.

Với cao trào dân chủ 1936 -1939, Đảng đã xây dựng được trên thực tế đạo quân chính trị hùng hậu của cách mạng. Đảng đã tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng tới hàng nghìn quần chúng nhân dân. Qua phong chào trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân được tăng lên một bước. Lý tưởng cách mạng được mở rộng hơn. Trong cuộc vận động này, ngoài hai giai cấp công nhân và nông dân làm nòng cốt, còn có đông đảo các tầng lớp, giai cấp khác như: tri thức, tiểu tư sản, thợ thủ công,.. Đây thực sự là bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng cách mạng. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 như một cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.

 Bài học kinh nghiêm:

Thứ nhất, xác định đúng phương hướng và mục tiêu cụ thể, trước mắt là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Thứ hai, về xây dựng lực lượng cách mạng Thứ ba, về phương pháp cách mạng

4. Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng giải phóng dân tộc và Tổngkhởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)

 Hoàn cảnh lịch sử  Trên thế giới:

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ phản động thi hành chính sách phát xít, một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận Nhân dân Pháp tan vỡ. Ở Châu Á, Nhật ráo riết chuẩn bị mở rộng chiến tranh toàn bộ Châu Á - Thái Bình Dương.

 Trong nước:

Tại Đông Dương, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách phản động, toàn quyền Đông Dương ra Nghị quyết cấm tuyên truyền công sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật,..Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Xã hội tiếp tục có sự phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc với đế quốc, phát xít Pháp - Nhật trở nên gay gắt.

 Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng và chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng

Ngày 1/91939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 29/9/1939, Trung ương Đảng gửi thông báo cho các cấp bộ Đảng, nêu một số phương hướng và biện pháp cần thiết trước mắt nhằm chuyển hướng các mặt hoạt động của Đảng.

Ngày 6/11/ 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Dảng lần thứ sáu được triệu tập tại Bà Điểm (Gia Định). Hội nghị do tổng bí thư Nguyễn Văn cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, vị trí của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đó, những chính sách của đế quốc Pháp, thái độ của các giai cấp xã hội và vạch ra đường lối chính trị của cách mạng Đông Dương trước tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ sáu đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng của đảng, đánh dấu sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của đảng. Hội nghị đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc. Nghị quyết này góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của đảng và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc ở Cao Bằng. Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vấn đề chính là nhận định của cái mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập mặt trận Việt Minh, khẩu hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập, hoãn cách mạng dụng đất. Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư. Hội nghị Trung ương nêu rõ những nội dung quan trọng:

Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp- Nhật

Thứ hai, Khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay đổi chiến lược” và giải thích: “cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”.

Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”.

Thứ tư tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “Cứu quốc”.

Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc.”

Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân, “phải luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù.”

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám của Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại độc lập.

Ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng và chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng

Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt nam, đồng thời cũng là sự tiếp tục và phát triển hoàn chỉnh hơn tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi Pháp, Nhật, giành độc lập, tự do. Điều đó có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cuộc đấu tranh của nhân dân, trực tiếp đưa đến thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.

 Phong trào chống Pháp - Nhật, xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

 Phong trào chống Nhật - Pháp

Ngày 27/9/1940, nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật tiến đánh phải chạy qua đường Bắc Sơn - Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nổi dậy khởi nghĩa. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.

Khởi nghĩa Bắc Sơn chỉ tồn tại trong vòng một tháng, diễn ra trên phạm vi một huyện, nhưng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là bước phát triển của đấu tranh vũ trang vì mục tiêu giành độc lập.

Ở Nam kỳ, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ở nhiều nơi. Theo chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ, một kế hoạch khởi nghĩa vũ trang được gấp rút chuẩn bị. Tháng 11/1940 hội nghị cán bộ Trung ương họp ở làng Đình Bảng quyết định duy trì và củng cố lực lượng vũ trang ở Bắc Sơn và đình chỉ chủ trương phát động khởi nghĩa Nam kỳ. Tuy nhiên, chủ trương hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ chưa được triển khai thì cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đêm ngày 23/11/1940. Quân khởi nghĩa đánh chiếm nhiều đồn bốt và tiến công nhiều quận lỵ. Chính quyền cách mạng được thành lập ở một số địa phương và ban bố các quyền tự do dân chủ, mở các phiên tòa để xét xử phản cách mạng... Cuộc khởi nghĩa bị đế quốc Pháp đàn áp khốc liệt, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, phong trào cách mạng đăng ký gặp khó khăn trong nhiều năm sau.

Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ và binh biến đô lương là “những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc ở mỗi nước Đông Dương”.

 Xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

ngày hai năm tháng 10 năm 1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, nêu rõ “Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời”. Chương trình Việt Minh đã ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào, nên phong trào Việt Minh phát triển rất mạnh mặc dù bị kẻ thù khủng bố gắt gao.

Đảng tích cực chăm lo xây dựng đảng và cùng cố tổ chức, mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ, chính trị, quân sự, binh vận. Nhiều cán

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Lịch sử Đảng chi tiết (Trang 90 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w