Ở cả ngôn ngữ-văn hóa Việt và Anh-Mĩ-Úc, trong khẩu ngữ người ta có xu hướng sử dụng nhiều động từ hơn trong bút ngữ.
Ở cả ngôn ngữ-văn hóa Việt và Anh-Mĩ-Úc, khi muốn tỏ ra trang trọng, người ta có xu hướng sử dụng nhiều danh từ hơn so với khi muốn tỏ ra suồng sã.
Nhìn chung trong cùng một lĩnh vực, người Việt có xu hướng sử dụng động từ nhiều hơn so với người Anh-Mĩ-Úc.
Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài
vàoViệt Nam đểđầu tư. More and more foreign companies have come to Vietnam for investment.
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH
Chiến lược 10: Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói.
Khi đưa ra hành động đề nghị, nhờ vả, vay mượn…, người nói có thể viện đến cách diễn đạt mang tính hàm ơn người nghe (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm: (1) tỏ ra biết ơn người nghe; (2) tỏ ra rằng người nói mắc nợ người nghe; (3) tôn vinh người nghe; (4) tỏ ra nhún nhường.
Báclàm ơn làm phúcnói giúp
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH
Chiến lược 10: Nói công khai như thể người nói chịu ơn người nghe hoặc người nghe không phải chịu ơn người nói.
Khi đưa ra một đề nghị giúp đỡ người khác, cũng có thể viện đến chiến lược này. Song, ngược lại với cách diễn đạt trên, người nói phải nói sao cho nổi bật được lực ngữ dụng sau: (1) tỏ ra rằng hành động giúp đỡ là dễ dàng, thoải mái đối với người nói; (2) tỏ ra rằng người nghe không phải chịu ơn hay mắc nợ người nói; (3) tỏ ra rằng người nghe không phải áy náy về việc sẽ làm phiền người nói; (4) tỏ ra rằng đó là nhiệm vụ, bổn phận, trách nhiệm của người nói.
Việc này trong tầm tay của tôi. Anh
khỏi phải lo. It wouldn’t be any trouble. I’ll take care of that.
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH
Chiến lược 11: Tránh hỏi chuyện riêng tư.
Trong lịch sự âm tính, hỏi thăm chuyện riêng tư dễ bị diễn giải tiêu cực là ‘thọc mũi vào chuyện riêng tư của người khác’. Do vậy, tránh hỏi chuyện riêng tư được coi là một chiến lược của lịch sự âm tính nhằm (1) tránh đe dọa thể diện âm tính của người nghe; (2) tỏ ra tôn trọng quyền sở hữu ‘lãnh địa cá nhân’ của người nghe và (3) tạo khoảng cách giữa người nói và người nghe.
Trong các cộng đồng thiên về lịch sự âm tính (ví dụ Anh-Mĩ-Úc), các thông lệ chào hỏi nhìn chung chỉ dừng lại ở sức khỏe và công việc; trong khi đó ở các cộng đồng thiên hơn về lịch sự dương tính (ví dụ Việt Nam), các thông lệ chào hỏi tỏ ra phong phú hơn, bao gồm sức khỏe, công việc, đi lại, ăn uống, đãi bôi.
How are you?
How are things with you?
Anh chị đi đâu đấy ạ? Anh chị xơi cơm chưa ạ? Anh chị tưới hoa đấy ạ?