Những con tà u sự bất lực của con người

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tất cả các dòng sông đều chảy của nancy cato (Trang 79 - 92)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG

4.2. Biểu tượng “con tàu” của Nancy Cato

4.2.3. Những con tà u sự bất lực của con người

Tàu đắm là một thảm họa hàng hải nghiêm trọng và gây những ám ảnh kinh hồng cho nhân loại. Sự kiện bi thảm này đã cĩ mặt trong nhiều loại hình nghệ thuật, nổi tiếng nhất là bộ phim Titanic của điện ảnh Mỹ. Con tàu huyền thoại ấy đã va phải một núi băng và bị gẫy làm đơi. Nước tràn vào các khoang. Hàng ngàn hành khách đã chết, vì cái lạnh của nước biển, vì sự lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết. Trong khuơn khổ của một bài thơ, V. Hugo cũng tái hiện được cảnh tượng hãi hùng này:

Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi Cịn ai biết nổi chìm kiếp ấy

Mỗi sĩng xơ vồ cướp lấy mồi

Một mảnh thuyền, một tấm thân trơi Cịn ai hay, hỡi người xấu số

Giữa mênh mơng, thi thể về đâu (Biển đêm).

Thật hãi hùng và bi thảm khi con người phải vật lộn với cái chết giữa đại dương bao la, tăm tối. Thân xác con người hoặc nát tan trong sĩng nước hoặc vùi chơn trong bụng cá.

Trên hành trình vượt đại dương xa hàng ngàn dặm, chắc chắn con người cũng đã hình dung ra những khĩ khăn, những hiểm nguy sẽ phải đối mặt và vượt qua, nhưng cĩ lẽ, khơng ai dám nghĩ tới một cơn sĩng thần đầy cuồng nộ của thiên nhiên. Cơ bé đã nhìn thấy bờ biển, ngửi thấy mùi vị của ngọn giĩ trên đất liền, thoảng trong giĩ là mùi hương khuynh diệp. Bình minh đang đến. Các giác quan như mách bảo cơ bé rằng phía trước kia thật sự là chân trời rộng mở. Nhưng cuộc sống chứa đầy bất ngờ, ngay cả những người từng trải, dày dạn cũng khơng thể dự tính hết, huống chi một cơ bé chưa trưởng thành. Song cơ bé, hình như với sự nhạy cảm thiên phú của một nghệ sĩ cũng đã thấy cĩ gì khơng bình thường. Ngọn đèn trên boong tàu tỏa ra thứ ánh sáng ma quái. Những ngọn sĩng bất thần dâng cao. Chắc hẳn, trong suốt những năm tháng tiếp sau của cuộc đời, Delie sẽ khơng bao giờ quên được tiếng la hét điên cuồng của hoa tiêu “Sĩng thần!”. Con tàu trở nên bé nhỏ mong manh trước cơn thinh nộ của đại dương, vỡ tan thành nhiều mảnh. “Cột tàu nghiêng ngả như cây cối trong giĩ lốc, dây neo bay vun vút”. Sĩng đổ ụp lên con tàu, Delie bị chơn vùi trong dịng nước giá lạnh, bị những con sĩng dữ dằn quét mạnh, lơi từ boong tàu ra ngồi mạn tàu. Vào lúc bình minh đến, tất cả đã vỡ

tan. Gia đình và Hi vọng của Delie. Bao con người, bao số phận, tât cả bị nhấn chìm xuống đáy đại dương. Những chi tiết miêu tả khơng nhiều, vì Nancy Cato đã chọn điểm nhìn của Delie để quan sát, trong khi cơ bé chưa kịp hoảng hốt đã bị sĩng biển nhấn chìm và quét ra khỏi boong tàu.

Thảm họa ập xuống gia đình Delie khơng phải vào một đêm tối khơng trăng sao bí hiểm ghê rợn, mà trớ trêu thay, vào lúc bình mình khi cuộc hành trình đằng đẵng sắp kết thúc, bờ biển đã ngày càng rõ nét trong cái nhìn khao khát chờ đợi của con người. Cách Nancy Cato chọn thời gian và khơng gian gợi lên trong chúng ta ý niệm về sự bất ngờ, khơng thể nào dự tính và đối phĩ của thảm họa. Do đĩ, sự mong manh, yếu ớt của con người trước tự nhiên cũng được cảm nhận thấm thía, cay đắng.

Những cơn cuồng nộ của tự nhiên Homer đã miêu tả trong thiên sử thi nổi tiếng Odyssey: “Poseidon lay chuyển mặt đất làm nổi lên một ngĩn sĩng rất to, khủng khiếp, rùng rợn, cao như một cái vịm trên đầu người và nhằm thẳng người mà đổ xuống… Người nhảy lên, ơm lấy phiến đá nhưng lại bị ngọn sĩng dội lại cuốn đi và vứt người ra xa ngồi biển” [30, 165]. Ulysses dù cĩ can đảm và mưu lược đến đâu thì chàng cũng chỉ là một con người, cĩ những hạn chế của người thường và chịu sự chi phối của số phận. Bởi vậy mà khi đối mặt với những con sĩng do thần Biển Poseidon vĩ đại tạo ra, Ulysses bị kiệt sức, “hai bàn tay dũng cảm của Ulysses cũng bị toạc da, và người bị dìm xuống sĩng”.

Con tàu chở gia đình Delie đã bị sĩng thần hung hãn phá tan. Nhưng những con tàu khác vẫn xuơi ngược trên các con sơng Murray và Darling. Vì vậy, thảm họa cịn hiện diện qua những trận lụt vào mùa mưa hay hạn hán vào mùa khơ.

Theo yêu cầu của chủ hàng, trên các tàu, người ta khơng chỉ chở bột mì, len dạ, mà cĩ khi cịn một thứ hàng nguy hiểm là thuốc súng và đạn dược. Chiếc Philadelphia cĩ lần bị cháy.

Khơng phải con tàu nào cũng gặp may mắn như thế. “Chiếc Providence vừa nổ tung phía dưới Kinchega” “Khơng cĩ ai thốt nạn (…). Nĩ nổ tung ra từng mảnh. Khơng cịn gì hết” [11, 326]. Một màu xám ảm đạm bao trùm bến cảng, nơi mà các thủy thủ vẫn thường tụ họp, gặp gỡ. Những con tàu khi gặp nhau trên sơng khơng cịn những hồi cịi hoan hỉ, chỉ cĩ những tiếng chào nghiêm trang, lặng lẽ và u buồn. Tai họa khơng thiên vị bất cứ ai. Những mất mát khủng khiếp cĩ thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Nước khơng cịn đổ xuơi dịng. Nước rút rất nhanh. Con tàu của Delie vướng vào một dãy đá ngầm bị cầm tù trong một cái ao suốt 12 tháng. Sức nĩng của mặt trời, sự khơ cằn và hoang vắng của thiên nhiên, mùi hơi thối của củi mục, hàng hĩa hỏng vì khơng thể giao đúng hạn… khiến ai nấy đều bực bội, khĩ chịu. Người ta dễ dàng nổi nĩng với nhau. Những con tàu khơng cịn mạnh mẽ ngược xuơi trên sơng mà im lìm nằm trên cát, bùn, tựa như những di tích hoang phế. Delie trơng thấy một cảnh tượng đau đớn. Một con tàu rất lớn giờ đây bất lực nằm trên bùn “Vải bạt được căng ra ván được xếp trên bùn cho đến bờ sơng và giàn lưới cá thu vắt trên các boong tàu” [11, 344]. Xung quanh nĩ la liệt những con tàu khác cũng đang chịu chung số phận. Delie cĩ cảm tưởng như mình vừa trơng thấy một quần thể phù điêu, những con tàu khơng cĩ người này nĩi lên sự nhỏ bé, đơn độc và yếu đuối của con người trước tự nhiên.

Từ thủa xa xưa, con người đã mong muốn chinh phục tự nhiên. Họ đĩng những chiếc bè và mạo hiểm ra khơi. Hành trình hồi hương của Ulysses phải chăng cũng đã nĩi lên khát khao khám phá đại dương của người Hi Lạp cổ đại. Từ chiếc bè thơ sơ, nhân loại đĩng những chiếc tàu buồm lớn, giờ đây Delie cùng những đồng hương của mình đang vượt qua những con sơng hùng vĩ của Australia bằng tàu hơi nước. Nhân loại đã đi được những bước dài trên hành trình của mình, nhưng trước thiên nhiên vĩ đại, con người thực sự chỉ là

những sinh vật nhỏ bé, bị câu thúc bởi muơn vàn những giới hạn. Nacy Cato miêu tả những tai họa mà những con tàu đã, đang và sẽ phải đối mặt như để nhắc nhở chúng ta rằng hãy cẩn trọng với tự nhiên.

Những con tàu cĩ lẽ cũng là một dạng cổ mẫu của nhân loại. Theo Lê Huy Bắc, “khái niệm cổ mẫu ở đây khơng chỉ khu biệt ở những “mơ thức cổ” trong đời sống tâm linh mà cịn mở rộng đến các cổ mẫu “hiện đại”, khi một mơ hình, một hình tượng nào đĩ trở thành điểm hội tụ nghĩa trong khả năng kí hiệu hĩa và biểu đạt thẩm mỹ mà các thế hệ sau bắt chước một cách ý thức hay vơ thức để xây dựng hình tượng nhân vật hay lối kể, lối biểu đạt cảm xúc của mình” [6, 144]. Rõ ràng, con tàu cĩ mặt từ rất sớm trong các hoạt động văn hĩa mang tính chất nghi lễ tâm linh của nhân loại, rồi hiện diện trong những thể loại văn học một đi khơng trở lại, vĩnh viễn thuộc về quá khứ của nhân loại như sử thi, truyền thuyết… Các nhà văn hiện đại cũng chưa bao giờ thờ ơ với cổ mẫu “con tàu” và họ đã mang đến cho độc giả những biểu tượng văn chương độc đáo. Những con tàu của Nancy Cato một mặt tiếp tục chuyên chở những ý nghĩa truyền thống, mặt khác đã mang thêm những nét nghĩa mới

Cĩ thể những kiến giải của chúng tơi về ý nghĩa của những con tàu khơng giống như suy nghĩ của mọi người, cĩ thể nĩ cũng rất khác với những gì mà tác giả gửi gắm. Tuy nhiên, “một trong những bí ẩn của nghệ thuật là ở chỗ người đọc cĩ thể hiểu tác phẩm tốt hơn bản thân nhà văn hay ít ra là khơng như nhà văn. Nhưng người đọc hiểu tác phẩm dù đa dạng thế nào cũng là theo các tín hiệu mà nhà văn phát ra trong tác phẩm (…). Mọi thứ trong văn bản nghệ thuật đều là sản phẩm của giải thích, nhưng đều là giải thích của một hệ thống tín hiệu, mà mọi tín hiệu lại là sản phẩm của những nền vănhĩa” [48, 195].

Tiểu kết

“Con tàu” trong văn học đã trở thành biểu tượng cho sự xê dịch, khám phá những vùng đất mới. Với Nancy Cato cũng vậy, con tàu khơng chỉ là hiện thân của những chuyến mưu sinh vất vả nhọc nhằn mà cịn là “phương tiện” để thể hiện ý chí bản lĩnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Con tàu hiện lên trong tác phẩm của Nancy Cato như là biểu tượng của một vùng đất mới, biểu tượng cho những thành cơng, thất bại và mất mát của con người, nhưng khơng vì thế mà cuộc sống trở nên ảm đạm. Nancy Cato luơn mong muốn con tàu đưa con người đến bến bờ hạnh phúc sau những nỗ lực đáng ngợi ca của họ.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tơi đã tập trung tìm hiểu và cắt nghĩa một số hình tượng nổi bật như những dịng sơng - những con tàu và nhân vật trung tâm Philadelphia, với hi vọng khi tiếp cận hình tượng từ gĩc nhìn của kí hiệu học, chúng tơi cĩ thể giải mã những biểu tương này.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tơi tạm thời rút ra những kết luận sau: 1. Những dịng sơng trong tiểu thuyết của Nancy Cato khơng phải một hình ảnh mờ nhạt, thống qua hay một hình tượng ở bên lề cốt truyện mà đã trở thành một nhân vật trong câu chuyện. Tác giả miêu tả những dịng sơng với tư cách là một phần của thiên nhiên, hùng vĩ và thơ mộng, đồng thời gợi lên những liên tưởng tới dịng chảy thời gian, tới đời người. Đĩ là một cách diễn đạt sống động về những khái niệm trừu tượng và trên hết đĩ thực sự là một biểu tượng, vừa mang dấu ấn của cổ mẫu nước vừa được bổ sung thêm ý nghĩa mới, gắn với những trải nghiệm riêng của tác giả, gắn với đặc trưng riêng cĩ của một xứ sở.

2. Những con tàu cũng là hình tượng nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết, được miêu tả trong những thời gian khác nhau, trong tương quan với những con người, những số phận khác nhau. Nancy Cato đã sáng taọ được một biểu tượng đủ sức gợi ra nhiều cảm xúc và suy tư ở các thế hệ độc giả. Những con tàu là phương tiện mưu sinh, là khát khao khám phá và sáng tạo; những con tàu nĩi lên sức mạnh của con người nhưng cũng đem đến cảm nhận cay đắng về sự bất lực, nhỏ nhoi, yếu đuối của họ.

3. Trung tâm của cuốn tiểu thuyết là một nhân vật nữ- Philadelphia. Nancy Cato đã quan sát, miêu tả và khắc họa người phụ nữ này trong suốt hành trình sống, từ lúc là đứa trẻ thơ ngây cho tới lúc kết thúc cuộc đời trong già yếu và bệnh tật. Bà đã mang tới cho người đọc một biểu tượng về sự kiên cường, về tình yêu thương và niềm khát khao sáng tạo, nuơi dưỡng, giữ gìn, theo đuổi

những mơ ước của mình. Philadelphia là hiện thân cho những vẻ đẹp, cũng là nhân chứng cho những nỗi đau khổ của người phụ nữ, những đau khổ mang tính chất giới tính và cả những đau khổ mà khơng ai cĩ thể tránh khỏi trong cuộc đời: chiến tranh- hỏa hoạn- thiên tai..

4. Khơng phải ngẫu nhiên mà Tất cả các dịng đều chảy của Nancy Cato lại được đơng đảo độc giả đĩn nhận và khi chuyển thể thành phim truyền hình, nĩ cũng trở thành bộ phim ăn khách, thu hút số lượng lớn khán giả ở nhiều quốc gia, trong đĩ cĩ Việt Nam. Tiểu thuyết tái hiện cuộc đời của nữ họa sĩ Philadelphia, chứa đựng những suy nghĩ rộng hơn, bao quát hơn và mang chất triết lý. Đời người như đời sơng, như cuộc sống hịa tan với thời gian: luơn luơn trơi đi nhưng khơng ngừng đổi mới, mãi mãi biến chuyển nhưng muơn đời vẫn thế. Tất cả sơng rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rĩt vào những lịng sơng mênh mơng tràn đầy, mạch luân lưu khơng ngơi nghỉ ấy là cuộc sống. Sẽ khơng bao giờ cĩ cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới. Tác phẩm cĩ giá trị nhân văn lớn, gợi mở cho người đọc những suy cảm về con người, đời sống. Cách Nancy Cato chuyển tải thơng điệp của mình đến người đọc cĩ lẽ cịn đáng quan tâm hơn bản thân thơng điệp ấy. Bà đã sáng tạo nên một hệ thống hình tượng xuyên suốt và gắn kết chặt chẽ với nhau trong mạch tự sự: những con tàu và Philadelphia, nhân vật trung tâm, một thiếu nữ, một người vợ, người mẹ vừa muốn an yên với bổn phận vừa muốn bứt phá để theo đuổi những khát vọng. Tham gia vào cấu trúc tác phẩm, song hành với cuộc đời người phụ nữ xinh đẹp và đầy nghị lực ấy là hình tượng dịng sơng, khởi nguồn từ dãy Alp của Australia, lặng lẽ chảy dưới tầng băng tuyết và kết thúc khi gặp đại dương mênh mơng.

5. Những lí giải của chúng tơi về các biểu tương này cĩ thể cịn chưa làm hài lịng tất cả mọi độc giả. Xin khép lại luận văn này bằng một mẩu chuyện: “Cĩ người hỏi Tolstoy điều ơng muốn thể hiện trong tác phẩm Anna Karenina là

gì, ơng đã từ chối và yêu cầu đọc lại tác phẩm từ đầu đến cuối. (…)Khi nghệ sĩ im lặng thì cĩ nghĩa ơng ta để cho người đọc quyền phán định, mà khơng gị vào một xác quyết nào. Ý nghĩa khơng chỉ ở trong hình tượng mà cịn ở xung quanh nĩ, trong sự luận bàn về nĩ” [47, 157].

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hĩa sử cương, NXB Văn hố thơng tin. 2.Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hĩa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5.Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm.

6.Lê Huy Bắc (2017), Kí hiệu học văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Lê Huy Bắc (07/2015), Thực trạng tiếp nhận lí thuyết văn học phương Tây ở Việt Nam sau 1986, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

8. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuơi Việt Nam sau 1975, NXB Đại học Sư phạm.

9. Trần Lâm Biền- Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hĩa Thăng Long- Hà Nội, NXB Hà Nội.

10. Le‟vy Bruhl ( 2008), Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thủy, NXB Tri thức.

11. Nancy Cato (2012), Tất cả các dịng sơng đều chảy, The Rivers Run, NXB Văn học.

12. Colleen McCullough (1992), Tiếng chim hĩt trong bụi mận gai, NXB Phụ nữ.

13. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2016), Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, NXB Đà Nẵng.

15. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2016), Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, NXB Đà Nẵng.

16. Nguyễn Văn Dân (1997),Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học.

17. Nguyễn Văn Dân (2001), Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.Nguyễn Văn Dân ( 1999), Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, NXB

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tất cả các dòng sông đều chảy của nancy cato (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)