Những tƣơng đồng và khác biệt từ biểu tƣợng dòng sông trong truyện

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata (Trang 64 - 70)

truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata

2.3.1. Nét tương đồng

Qua quá trình khảo sát, phân tích và tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của biểu tƣợng dòng sông trong một số truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata, ngƣời viết nhận thấy đây là một biểu tƣợng rất giàu giá trị cả về mặt thẩm mĩ và tính biểu tƣợng cao. Biểu tƣợng này đƣợc 2 nhà văn Nam Cao và Yasunari Kawabata tiếp cận, thể hiện đều mang những nét tƣơng đồng, gần gũi.

Trƣớc hết, cả hai nhà văn đều miêu tả biểu tƣợng dòng sông nhƣ một nét đẹp văn hóa cho quê hƣơng, đất nƣớc. Với Nam Cao, dòng sông là biểu tƣợng gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam vừa thanh bình, yên ả lại khơi dậy cho con ngƣời những khát vọng về một cuộc sống giản đơn, bình dị nơi đồng quê. Dòng sông trong các truyện ngắn của Nam Cao ở mảng này đều đƣợc ông gắn liền với các mẫu gốc thân thuộc khác để tạo nên một không gian sinh hoạt, một khung cảnh thiên nhiên in đậm bản sắc văn hóa nông thôn Việt Nam. Với Yasunari Kawabata cũng nhƣ vậy. Ông sử dụng hình ảnh biểu tƣợng dòng sông để tƣợng trƣng cho những nét đẹp về thiên nhiên, con ngƣời của đất nƣớc Nhật Bản. Những thác nƣớc hùng vĩ, những vịnh biển êm đềm đại diện cho vẻ đẹp thiên nhiên của xứ sở này. Những ngƣời phụ nữ chung thủy, son sắt, giàu tình cảm, những chàng trai ấm áp nhƣ suối nƣớc nóng, những cô gái trong trắng, thanh khiết nhƣ dòng suối lại góp phần hoàn chỉnh vẻ đẹp phẩm chất của con ngƣời Nhật. Tất cả những điều đó đều đƣợc Kawabata tái hiện đầy tính thẩm mĩ trong các truyện ngắn của mình.

Thứ hai, dòng sông trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata đều có chung nét nghĩa biểu tƣợng cho dòng chảy của cuộc đời cùng những quan

niệm sống từ dòng chảy ấy. Ở Nam Cao, nhà văn nhìn thấy đƣợc biểu tƣợng dòng sông là cuộc đời đầy biến động, sóng gió của con ngƣời, khó khăn cũng nhƣ sóng biển sẵn sàng nhấn chìm, thậm chí cƣớp đi mạng sống của chúng ta. Thế nhƣng nhờ những dòng sông ấy mà Nam Cao cũng giúp ta hiểu đƣợc, nhờ vƣợt qua thử thách, sóng gió cuộc đời mà con ngƣời thêm phần mạnh mẽ, có thêm ý chí, nghị lực. Kawabata cũng đồng quan điểm, cách nhìn với Nam Cao ở phƣơng diện này. Các truyện ngắn của Yasunari Kawabata cũng khắc họa dòng sông với thác cao, vực sâu, thậm chí là cái chết – những khoảng cách, trở ngại khiến con ngƣời phải chùn bƣớc, đầu hàng. Thông qua việc để nhân vật lựa chọn cách thức giải quyết, vƣợt qua nó, Kawabata đã gửi gắm đến ngƣời đọc thông điệp ý nghĩa: chỉ có đối mặt với khó khăn mới giúp ta chiến thắng chính bản thân mình.

Ngoài ra cách viết của hai nhà văn Nam Cao và Yasunari Kawabata cũng có những nét tƣơng đồng. Khi viết về dòng sông nhƣ một biểu tƣợng cho nét văn hóa làng quê hay vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời thì hai nhà văn đều huy động vốn từ phong phú, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, cách viết và cách cảm vô cùng tinh tế, tài hoa. Cả hai nhà văn đều dùng lối so sánh, liên tƣởng trùng điệp để liên tục tạo ra cho ngƣời đọc những ấn tƣợng về dòng sông. Ngƣợc lại khi miêu tả dòng sông nhƣ biểu tƣợng cho cuộc đời, cả hai nhà văn lại dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, câu hỏi tu từ gợi cho ngƣời đọc sự băn khoăn trăn trở, suy tƣ về cuộc đời và kiếp ngƣời.

2.3.2. Điểm khác biệt

Mặc dù xét về ý nghĩa biểu tƣợng, cả hai nhà văn Nam Cao và Yasunari Kawabata đều tƣơng đối giống nhau trong cách xây dựng, triển khai biểu tƣợng dòng sông. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có một nét cá tính riêng tạo nên nhiều khác biệt.

Trƣớc hết là tính khái quát của biểu tƣợng. Ở Nam Cao, ông sử dụng biểu tƣợng dòng sông để tái hiện không gian đậm sắc thái làng quê Bắc Bộ, nghĩa là phạm vi không gian biểu tƣợng còn khá hạn hẹp. Ngƣợc lại, ở các sáng tác của Kawabata, ông không thu hẹp trong không gian nào mà dùng nó để biểu tƣợng

chung cho cả thiên nhiên, con ngƣời của đất nƣớc Nhật Bản, nghĩa là có tính phổ quát. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa biểu tƣợng và hình ảnh đƣợc mở rộng hoặc thu hẹp tùy vào từng nhà văn.

Về biểu tƣợng dòng sông với ý nghĩa là dòng chảy cuộc đời, hai nhà văn cũng có điểm khác biệt. Trong các truyện ngắn của Nam Cao, ông viết về dòng sông để đặt ra cho ngƣời đọc những câu hỏi băn khoăn, trăn trở về cách sống, cách nghĩ và cuộc đời. Những câu hỏi của ông đặt ra thôi thúc ngƣời đọc phải tìm hiểu, phải tƣơng tác, phải đồng sáng tạo ; ông ít khi đƣa ra kết cục và bài học triết lí cụ thể. Còn với Kawabata, biểu tƣợng dòng sông đƣợc ông xây dựng, thổi hồn vào đó những tƣ tƣởng cụ thể. Thậm chí những tƣ tƣởng, triết lí mà Kawabata gửi gắm còn đƣợc chính nhân vật trong truyện của ông phát biểu. Điều này giúp ngƣời đọc dễ dàng hiểu đƣợc tƣ tƣởng của tác phẩm nhƣng dễ rơi vào trạng thái áp đặt, khô cứng, ngƣời đọc bị hạn chế trong quá trình đồng sáng tạo.

Bên cạnh đó, cách viết, giọng văn của mỗi nhà văn cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu Nam Cao dùng lối viết khách quan, dửng dƣng và có phần lạnh lùng, tƣởng chừng nhƣ ông bàng quang, không quan tâm chỉ đơn thuần tái hiện sự việc. Cái tôi Nam Cao luôn đứng ngoài cuộc xem các nhân vật tự hành động, tự thể hiện, tự quyết định tƣơng lai, số phận của mình. Ông luôn trần thuật từ điểm nhìn của ngƣời thứ ba, bên ngoài văn bản. Ngƣợc lại, Kawabata thƣờng viết bằng giọng điệu tha thiết, tình cảm. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc dƣờng nhƣ nhà văn đang hóa thân, nhập vai vào từng nhân vật mà tha thiết, thổn thức. Từng câu từng chữ mà Kawabata viết ra nhƣ tiếng lòng của chính ông vậy. Bởi vậy truyện ngắn của Nam Cao sẽ khiến ngƣời đọc cảm thấy bất ngờ, khách quan, có niềm tin vào câu chuyện mà ông kể. Còn đối với truyện của Kawabata, ngƣời đọc dễ rung cảm, thấu hiểu tâm tƣ, tình cảm của nhân vật nhƣng còn có chút mơ hồ, hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện bởi nó mang tính chủ quan nhiều hơn.

2.3.3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm chung và sự khác biệt trong cách xây dựng biểu tƣợng dòng sông của hai nhà văn Nam Cao và Kawabata. Trƣớc hết điều đó xuất phát từ sự tƣơng đồng, gần gũi cả về vị trí địa lý và tƣ tƣởng giữa hai quốc gia. Đông Á, Đông Nam Á hay châu Á nói chung đều bị chi phối bởi nền văn hóa nông nghiệp với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời. Bởi vậy, dạng địa

hình dòng sông từ lâu đã in đậm trong tiềm thức của mỗi con ngƣời, thậm chí là hình ảnh đại diện gợi nhắc đến quê hƣơng của mỗi ngƣời. Xuất phát từ điều đó, biểu tƣợng dòng sông đều xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của hai nhà văn.

Khi xây dựng hai biểu tƣợng này, mỗi nhà văn lại có hƣớng triển khai khác nhau, cách viết khác nhau. Theo tôi, sự khác biệt này xuất phát từ hoàn cảnh địa lí, lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia và đặc biệt là hoàn cảnh xuất thân của mỗi nhà văn. Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đồng quê, lại có thời gian gắn bó sâu sắc với cuộc sống ngƣời dân quê nên Nam Cao có cái nhìn đặc biệt về dòng sông quê. Từ dòng sông quê mà ông chiêm nghiệm về dòng đời của ngƣời nông dân. Hơn nữa, quê hƣơng Nam Cao và những vùng mà ông tiếp xúc chủ yếu là đồng bằng nên các biến thể của dòng sông tƣơng đối ít. Nam Cao lại viết văn bằng những trải nghiệm của bản thân. Vì thế, biểu tƣợng dòng sông thƣờng xuất hiện trực diện và mang ý nghĩa gắn với đồng quê và đời sống ngƣời nông dân. Khác với Nam Cao, Kawabata là nhà văn Nhật Bản, nơi địa hình núi non hiểm trở bởi vậy những biến thể của dòng sông xuất hiện nhiều dạng hơn. Ngoài ra, Kawabata là nhà văn duy cảm, duy mĩ, ông luôn viết văn, sáng tác bằng những rung động cùng trí tƣởng tƣởng độc đáo, phong phú của mình. Có lẽ vậy mà ý nghĩa biểu tƣợng của dòng sông trong sáng tác của Kawabata mang nhiều nét nghĩa hơn.

*Tiểu kết

Tóm lại, viết về biểu tƣợng dòng sông trong văn học là một motip quen thuộc trong nhiều nền văn học của các dân tộc. Văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản cũng vậy. Hai nhà văn Nam Cao và Kawabata đã thể hiện những sáng tạo mới mẻ cùng những cách tân độc đáo trong cách nhìn nhận, đánh giá về biểu tƣợng này.

Trong các sáng tác của Nam Cao, biểu tƣợng dòng sông vừa nhƣ những không gian gần gũi quen thuộc của chốn làng quê lại vừa là những giới hạn khép kín biểu tƣợng cho sự ngáng trở, ngăn cách. Sông nƣớc, con đò còn là nơi con ngƣời thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị lực. Với biểu tƣợng dòng sông, không gian nông thôn Việt Nam đƣợc tái hiện thanh bình, yên ả gắn với cuộc sống bình dị

của ngƣời nông dân, đƣa con ngƣời trở về đúng bản năng, bản tính của mình, gột rửa đi những sai lầm, khẳng định vẻ đẹp nhân cách và bản lĩnh. Đó cũng là mục đích của Nam Cao khi sáng tác văn học, phát hiện và tôn vinh đồng thời thể hiện niềm tin tƣởng vào bản chất ngƣời của mỗi con ngƣời.

Với Kawabata, biểu tƣợng dòng sông cùng những biến thể của nó (dòng suối, biển, vịnh, hồ) đều đƣợc nhà văn Kawabata miêu tả với những vẻ đẹp toàn bích. Qua biểu tƣợng đó cho thấy khao khát vƣơn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ của nhà văn, đồng thời ở đó còn có cả tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, sự gắn bó, niềm tự hào của ông về xứ sở của mình. Đồng thời, Kawabata còn khắc họa dòng sông nhƣ biểu tƣợng cho cuộc đời với nhiều thác ghềnh, khẳng định khao khát hƣớng đến cái đẹp, cái toàn mĩ trong mỗi con ngƣời là một hành trình gian nan và đích đến của nó là những gì tƣơi đẹp nhất.

Thông qua biểu tƣợng dòng sông, các tác phẩm của Nam Cao và Kawabata vừa gần gũi lại tạo sự thu hút đối với mọi lứa tuổi độc giả của cả hai dân tộc. Ngƣời đọc đƣợc phát huy tối đa trí tƣởng tƣợng và rung lên những xúc cảm mãnh liệt về quê hƣơng, từ đó mà suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời mình.

Chương 3

BIỂU TƢỢNG “CON NGƢỜI”

Bàn về bản chất muôn đời của văn học nghệ thuật nói chung, Maxim Gorki đã có nhận định xác đáng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng nhƣ vậy, quy luật muôn đời của văn chƣơng là lấy con ngƣời làm trung tâm của quá trình sáng tác. Bắt nguồn từ cuộc sống con ngƣời mà tác phẩm ra đời để rồi từ đó quay ngƣợc trở lại cuộc sống để thay đổi con ngƣời. “ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu) và con ngƣời cũng nhƣ vậy. Xét đến cùng, tác phẩm văn học đƣợc ra đời để hƣớng con ngƣời đến những giá trị chân thiện mỹ muôn đời, để cảm hóa, thay đổi con ngƣời theo những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Trong văn học, “nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến ý hƣớng của nhà văn hƣớng đến thế giới và con ngƣời ngay trong khi sáng tác văn học” và “quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”[21].

Theo dòng lịch sử, quan niệm về con ngƣời có sự thay đổi qua các thời kì phát triển của văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả. Chẳng hạn trong văn học Việt Nam, quan niệm về con ngƣời có sự thay đổi rõ rệt giữa hai giai đoạn: văn học trung đại và văn học hiện đại. Nếu văn học trung đại coi quan niệm đạo đức, lý tƣởng Nho giáo với tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng, khuôn mẫu làm chuẩn mực của con ngƣời thì văn học hiện đại lại lấy chuẩn mực là vẻ đẹp tự nhiên, đặt con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. Chính bởi điều này, trong văn học trung đại đã hình thành những quan niệm sẵn có về chí làm trai, ngƣời phụ nữ, trang anh hùng,…Tính ƣớc lệ đƣợc thể hiện cụ thể trong việc miêu tả ngoại hình, tính cách, lời nói. Từ đó, văn học trung đại khi xây dựng hình ảnh con ngƣời đều có công thức, khuôn mẫu. Trái ngƣợc với đó, thời kì hiện đại hoá văn học lại chuyển mình mạnh mẽ trên mọi phƣơng diện: từ cảm hứng, đề tài, nội dung tƣ tƣởng, phƣơng pháp sáng tác, quan niệm sáng tác đến cả những quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và cuộc đời. Văn học hiện đại đem đến cho ngƣời đọc cái nhìn mới mẻ đầy tính nhân văn về con ngƣời. Không phải thiên nhiên,

con ngƣời trở thành chuẩn mực của cái đẹp, trung tâm của cuộc sống: “Tháng giêng ngon nhƣ một cặp môi gần”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Con ngƣời trong văn học hiện đại cũng trở nên thật hơn khi các nhà văn đi sâu khám phá nội tâm đầy bí ẩn, phức tạp của con ngƣời; phản ánh cả những mặt trái, mặt xấu của con ngƣời. Từ đó đƣa văn học gần hơn đến đời sống. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từng hơi thở của nhân vật nhƣ phảng phất bóng dáng của con ngƣời ngoài đời thực. Bởi vậy, cái tài của các nhà văn hiện thực là ở chỗ: họ không chỉ miêu tả con ngƣời ở thời đại của họ mà còn miêu tả con ngƣời ở mọi thời đại. Chẳng hạn nhƣ Chí Phèo của Nam Cao hay Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng là những minh chứng tiêu biểu cho điều này. Dù đƣợc viết cách đây gần trăm năm nhƣng những nhân vật ấy vẫn nhƣ đang tồn tại trong đời sống hiện nay. Đâu đó vẫn có những thằng Chí sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ, những thằng Xuân phất lên nhƣ diều gặp gió dù chẳng có chút tài năng hay đạo đức gì.

Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ xét cho cùng không phải là trò chơi chữ nghĩa cho các nhà văn, nhà thơ khoe tài mà đó là tiếng nói thẳm sâu trong tâm hồn con ngƣời, vì con ngƣời mà sáng tạo. Mỗi nhà văn bằng tài năng của mình đã nói lên tiếng nói ấy theo một cách rất riêng mà giống nhƣ nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử từng định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngƣời đã đƣợc hóa thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiện biện pháp hình thức thể hiện con ngƣời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tƣợng nhân vật đó‟‟[41,18]. Con ngƣời trong văn học xét đến cùng chính là sự hóa thân của con ngƣời đời thực, đƣợc nhà văn nhào nặn bằng đôi bàn tay nghệ thuật của mình để biến nó trở thành phƣơng tiện phát ngôn cho tƣ tƣởng, quan niệm của anh ta về cuộc đời, là nơi để anh ta gửi gắm tâm tƣ, giãi bày tâm sự về thế thái nhân tình, đồng thời cũng là cách để anh ta bộc lộ tài năng của mình, phong cách riêng của mình với các nhà văn khác.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)