Con đƣờng trong truyện ngắn Yasunari Kawabata

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata (Trang 31)

Trong buổi trò chuyện với bạn đọc, Yasunari Kawabata đã từng chia sẻ: “Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thƣờng dành cho thơ ca, cịn tơi, thay vì thơ ca tơi viết những tác phẩm nhỏ gọi là “truyện ngắn trong lòng bàn tay”... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống trong những câu chuyện ấy” [15]. Qua lời tâm sự ấy, ngƣời đọc thấy đƣợc đam mê, niềm yêu thích đặc biệt mà Kawabata dành riêng cho việc viết truyện ngắn, đồng thời thấy đƣợc sự đặc biệt trong thiên hƣớng văn chƣơng của ông. Kawabata không bao giờ đi theo số đơng hay những gì là truyền thống cả. Chính sự lựa chọn cho mình con đƣờng riêng ấy là tiền đề để tạo nên một Kawabata đặc biệt nhƣ ngày hôm nay. Truyện ngắn và “truyện

ngắn trong lòng bàn tay” của Kawabata đúng nhƣ tên gọi của nó, tuy số lƣợng

trang ít ỏi, cốt truyện giản đơn, thậm chí có thể gói gọn trong lịng bàn tay thế nhƣng giá trị của nó thì sâu sắc vơ cùng. Đằng sau những con chữ ấy là cả một tầm tƣ tƣởng đƣợc cô đúc, dồn nén, là một thi pháp nghệ thuật đặc sắc.

Truyện ngắn của Kawabata đặc biệt là loại “Truyện ngắn trong lịng bàn

tay” có một đặc điểm chung là rất ít chi tiết, sự việc cao trào, cốt truyện không

quá đặc sắc, mạch truyện thƣờng xoay quanh dòng cảm xúc, tâm tƣ của nhân vật. Truyện của Kawabata mang nội dung trong trẻo, ngọt ngào, phảng phất u buồn, bàng bạc niềm luyến tiếc dĩ vãng, cái đẹp đang bị tàn phai. Đặc điểm này trong sáng tác của Kawabata làm ngƣời đọc liên tƣởng đến những nhà văn lãng mạn

của Việt Nam những năm 1930 – 1945: cốt truyện giàu chất thơ, chú trọng cảm xúc, cảm giác nhƣ Thạch Lam, hƣớng về vẻ đẹp đang bị tàn phai nhƣ Nguyễn Tuân. Không cần đao to búa lớn bằng những nội dung nóng hổi mang tính thời sự nhƣ phóng sự, cũng chẳng cần dung lƣợng lớn nhƣ tiểu thuyết, truyện ngắn của Kawabata vẫn mang đến cho ngƣời đọc sự hứng thú, lay động mạnh mẽ, để lại trong lòng độc giả những dƣ âm sâu sắc về những vấn đề mang tính luân lý, đạo đức và ý nghĩa triết học nhân sinh, sự vĩnh cửu của cái đẹp và sự sống.

Qua khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu của Kawabata trong cuốn

Yasunari Kawabata -Tuyển tập tác phẩm của nhà xuất bản Lao động năm 2005,

ngƣời viết nhận thấy sự xuất hiện dày đặc của biểu tƣợng con đƣờng. Hầu hết tất cả các truyện của ông trong cuốn sách này đều xây dựng biểu tƣợng con đƣờng. Thế nhƣng điểm chung khi xây dựng biểu tƣợng này là Kawabata thƣờng miêu tả nó qua những biến thể nhƣ: con dốc, con đê, con đèo, cây cầu. Cụ thể: biểu tƣợng con dốc xuất hiện chủ yếu với 7/10 truyện đƣợc khảo sát, hình ảnh con đê, con đèo, cây cầu cũng xuất hiện khá nhiều và trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn. Bằng những cảm nhận chủ quan khi tiếp nhận, ngƣời viết xin đƣợc phân loại thành hai nhóm: con đƣờng – biểu tƣợng cho cuộc đời và con đƣờng – biểu tƣợng cho hành trình tìm kiếm tình yêu.

1.2.1. Con đường – biểu tượng cho cuộc đời

Phedorenko đã từng nhận xét: “Kawabata cho rằng mục đích của nhà nghệ sĩ khơng phải ở chỗ tìm cách làm cho mọi ngƣời kinh ngạc sửng sốt bằng cái li kì quái dị, mà ở chỗ biết dùng chỉ vài phƣơng tiện ít ỏi mà nói lên đƣợc nhiều nhất, biết dùng ngôn từ và màu sắc để truyền đạt các cảm xúc và kinh nghiệm nhìn đời của mình” [9]. Với những chi tiết đƣợc giảm thiểu đến tối đa, bằng con mắt tinh tế và tài năng trác tuyệt, Kawabata Yasunari đã nắm bắt những khoảnh khắc diệu vợi trong tình u, cuộc sống để gói gọn trong không gian nhỏ bé: con đƣờng. Bằng việc xây dựng biểu tƣợng con dốc và con đèo ở nhiều truyện ngắn của mình nhƣ Vũ nữ Izu (xuất hiện 07 lần), Tạ ơn (xuất hiện 03 lần), Đôi giày

mùa hạ (xuất hiện 02 lần),…Kawabata đã thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về cuộc đời.

Biểu tƣợng con dốc, con đèo đƣợc xây dựng thành công nhất phải kể đến tác phẩm Vũ nữ Izu – truyện ngắn đặc sắc của Kawabata đƣợc ông sáng tác năm 1926. Đây là truyện ngắn thành công đầu tay của ông, đƣợc bạn đọc và giới nghiên cứu văn học Nhật Bản dành nhiều lời khen ngợi đặc biệt. Tác phẩm là một câu chuyện tình yêu lãng mạn với những rung động, những cảm xúc vừa chớm nở của tuổi trẻ. Chàng trai trên đƣờng du lịch một mình đến bán đảo Izu đã tình cờ gặp đƣợc các vũ nữ ở đây. Chàng đặc biệt chú ý đến một cô vũ nữ nhỏ tuổi với vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết. Rồi trên suốt quãng đƣờng du lịch, chàng trai đi theo đồn của cơ vũ nữ ấy, cùng ăn, cùng nghỉ ngơi với họ. Những cuộc trò chuyện không đầu không cuối, thái độ luống cuống, vụng về của cô gái và đặc biệt là ánh mắt nhìn nhau đầy lƣu luyến khi tiễn chàng trai lên tàu trở về thành phố. Tất cả trở thành kỉ niệm mà chàng không thể quên đƣợc về một vùng đất, về một ngƣời con gái.

Với lối hành văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ tinh tế, Kawabata đã mang đến cho ngƣời đọc những cảm nhận ngọt ngào, đằm thắm, cảm nhận rõ nét về đời sống tâm hồn, tình cảm, cuộc sống và nét sinh hoạt của con ngƣời Nhật Bản. Thật khó có nhà văn nào am hiểu về văn hóa, tâm hồn Nhật và thể hiện nó vào trong tác phẩm văn học nhƣ ông. Bởi vậy, khi đọc truyện Vũ nữ Izu, ngƣời đọc nhƣ đƣợc thƣ giãn, thả hồn vào từng câu chữ, hóa thân vào tâm hồn ngây thơ, trong sáng của cô vũ nữ, hồi hộp khi chứng kiến cuộc gặp gỡ của đơi tình nhân cịn chƣa chớm nở. Xuyên suốt hành trình du lịch của chàng trai, ngƣời đọc nhận thấy một hình ảnh quen thuộc, đó là con dốc, con đèo. Mở đầu truyện ngắn, Kawabata viết:

“Với tốc độ báo động, cơn mƣa rào qt về phía tơi từ chân núi, chạm đến rừng tuyết tùng trắng khi con đƣờng bắt đầu lƣợn qua đèo…Tôi đã ở qua ba đêm tại suối nƣớc nóng gần trung tâm bán đảo, và lúc này đã là ngày thứ tƣ tôi rời khỏi Tokyo, đang leo lên đèo Amagi và đi về phía Nam Izu… Tơi chạy trên đƣờng, lúc này dốc và lƣợn vòng; ở ngay cửa đèo, tôi bƣớc vào quán trà” [34,10].

Nhật Bản: khu rừng tuyết tùng trắng, cánh rừng bạt ngàn, thung lũng sâu, dốc lƣợn vịng. Một khơng gian mang đến cảm giác cheo leo, mạo hiểm nhƣng đầy tính thách thức. Con đƣờng đèo với độ dốc và lƣợn vòng tựa nhƣ những sợi dây thừng đang uốn lƣợn lại trở thành nơi gặp gỡ và nảy sinh câu chuyện tình yêu tuổi trẻ kia. Kể cả khi chàng trai đã nhập hội với đồn của cơ vũ nữ rồi, con đƣờng cheo leo vẫn cứ xuất hiện: “Chúng tôi leo xuống qua các tảng đá, các bậc cấp lát đá cao chừng một trăm mét trên con đƣờng nhỏ…”[34,11]. Hay ở đoạn khác, khi họ cùng rời Yugano và đến Shimoda: “Con đƣờng rẽ đôi. Một lối hơi dốc nhƣng ngắn hơn lối kia một dặm. Tôi sẽ chọn lối nào, con đƣờng dốc ngắn hay con đƣờng dài dễ đi? Tôi chọn đƣờng ngắn. Con đƣờng ngoằn ngoèo xuyên qua một cánh rừng, dốc đến nỗi khi leo lên nhƣ thể ta đang bƣớc thẳng lên một bức tƣờng. Lá rụng tạo nên lớp mùn trơn tuột…”[34,13].

Lúc này, hình ảnh con đƣờng hiện lên rõ nét, trở thành biểu tƣợng độc đáo. Nếu nhƣ ở trƣớc đó, con đƣờng đèo dù lên dốc hay uốn lƣợn thì vẫn chỉ có duy nhất một hƣớng đi thì đến đây con đƣờng đã rẽ làm đôi. Hai lối rẽ kia phải chăng là biểu tƣợng cho hai sự lựa chọn? Lựa chọn con đƣờng ngắn nhƣng dốc cho thấy chàng trai rất ƣa thích mạo hiểm, thích cảm giác mạnh và mong muốn nhanh chóng đạt đƣợc mục tiêu. Còn con đƣờng dài nhƣng dễ đi kia lại biểu trƣng cho sự thƣ thái, bình tĩnh và khơng bon chen. Kawabata đặt chàng trai vào sự lựa chọn giữa hai con đƣờng để từ đó ngƣời đọc hiểu rõ hơn về nhân vật. Sự lựa chọn của chàng trai chứng tỏ sự bồng bột của tuổi trẻ, tâm lý ƣa mạo hiểm, khao khát chinh phục. Bởi vậy, đến cuối tác phẩm, dù rất yêu mến cô gái, chàng trai vẫn quyết định rời đi. Dù lƣu luyến, buồn bã nhƣng đó là lựa chọn của chàng.

Nhƣ vậy, xuyên suốt truyện ngắn Vũ nữ Izu là hình ảnh con đèo chân thực uốn lƣợn với độ dốc và nguy hiểm. Nó là biểu tƣợng cho hành trình tìm kiếm tình yêu của tuổi trẻ, biểu tƣợng cho quan niệm về cuộc đời của ngƣời nghệ sĩ yêu cái đẹp Kawabata. Tình yêu hay cuộc đời của mỗi ngƣời đều giống con đèo mà chàng thanh niên kia đang khám phá, trên hành trình ấy, con ngƣời sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, gặp đƣợc ngƣời con gái khiến

tâm hồn mình ngơ ngẩn và quan trọng hơn là cuộc đời luôn đặt con ngƣời ta vào những ngã ba, buộc ta phải lựa chọn.

Tạ ơn là một truyện ngắn đặc sắc khác của Kawabata cùng xây dựng thành

công biểu tƣợng con đƣờng để gửi gắm bài học về cuộc đời. Câu chuyện kể về việc ngƣời mẹ đƣa cơ con gái của mình đi bán ở khu phố dọc đƣờng xe lửa, cách mƣời lăm dặm về hƣớng Bắc. Khi hai mẹ con lên xe đã đƣợc gặp ngƣời tài xế đặc biệt. Dù đi đến đâu, dù gặp xe, tránh xe hay vƣợt xe, anh tài xế đều nói lời cảm ơn. Con đƣờng tuy gồ ghề, gian nan nhƣng nhờ tấm lòng tràn đầy sự biết ơn của mình, chàng trai đã làm cho chuyến đi trở nên nhẹ nhàng, làm nảy sinh tình u của cơ gái dành cho ngƣời tài xế, làm thay đổi suy nghĩ, hành động của ngƣời mẹ. Bởi vậy, đến cuối hành trình, bà mẹ đã quyết định giữ con gái ở lại và gả cho chàng trai kia.

Truyện ngắn Tạ ơn đã khẳng định và đề cao sức mạnh của lòng biết ơn.

Khơng đơn thuần chỉ là lời nói trong giao tiếp mà lời cảm ơn còn là thƣớc đo khẳng định giá trị của mỗi con ngƣời, làm thức tỉnh lƣơng tri con ngƣời và kết nối con ngƣời với nhau. Trong tác phẩm, bên cạnh lời “cảm ơn” xuyên suốt của chàng tài xế, ngƣời đọc còn cảm nhận đƣợc một con đƣờng đầy ấn tƣợng:

“Trên con đƣờng núi, cơ gái bị xóc nhƣng vẫn liếc mắt nhìn qua vai ngƣời tài xế ngồi trƣớc mặt mình. Chiếc áo vàng trong mắt cô trải rộng một thế giới. Phong cảnh núi non chạy đều hai bên vai. Chiếc xe hơi phải vƣợt qua hai đèo núi cao” [34,40].

Qua từng câu chữ, ngƣời đọc tƣởng tƣợng nhƣ Kawabata đang hóa hóa thân vào một hành khách khác và kể lại câu chuyện trên chuyến xe này. Nhà văn dành tình cảm quý mến đặc biệt dành cho ngƣời tài xế tràn ngập lòng biết ơn. Bởi vậy, tác giả cảm nhận đƣợc sự nảy sinh tình cảm trong lịng cơ gái trong suốt hành trình. Con đƣờng vừa dài lại liên tiếp là đèo núi cao nhƣng nhờ có chàng trai lái xe đặc biệt mà ngƣời đọc không hề cảm thấy mệt nhọc. Thay vào đó, con đƣờng qua mắt cô gái lại hiện lên tƣơi đẹp nhƣ mở ra cho cô một chân trời mới tƣơi sáng hơn dù trƣớc đó, cơ đã biết tƣơng lai của mình sẽ đƣợc bán đi, trở thành vật mua vui, tiêu sầu cho đám đàn ông.

Nhƣ vậy, trong truyện ngắn Tạ ơn, Kawabata đã khắc họa hình ảnh con

đƣờng để biểu trƣng cho cuộc đời. Cũng giống nhƣ con đƣờng mà chàng tài xế đƣa cô gái và mẹ đi, cuộc đời của mỗi ngƣời khơng ai có thể đốn trƣớc điều gì sẽ xảy ra phía trƣớc. Dù có đặt ra bao dự định nhƣng hồn tồn có thể thay đổi, khác hẳn với ý định ban đầu. Cách nhìn cuộc đời của mỗi ngƣời cũng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, tinh thần của họ. Khi ta nhìn đời bằng cặp mắt lạc quan, tràn đầy tình u thƣơng và lịng biết ơn, khi ấy cuộc đời ta sẽ trở nên tƣơi đẹp, ta dễ dàng vƣợt qua những khó khăn, trắc trở. Chỉ cần có lịng biết ơn, cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ biết bao !

Đơi giày mùa hạ kể về hành trình lái xe trên những con dốc của ngƣời đánh

xe ngựa Kanzo. Anh ln ý thức làm cho chiếc xe ngựa của mình trở nên đẹp nhất, đẹp hơn tất cả xe ngựa trên đƣờng. Vì u q những chú ngựa nên mỗi khi đến dốc, Kanzo lại nhảy xuống đất và anh vơ cùng thích thú, tự hào về hành động này. Thế nhƣng, trong một lần đánh xe ngựa khơng có khách, Kanzo phát hiện ra một bé gái luôn chạy theo xe ngựa của mình mà khơng hề lên xe. Kanzo tức giận, thúc ngựa chạy nhanh hơn, anh không biết do vạt áo của cô bé bị kẹt vào xe. Đến lúc phát hiện ra, chân cô gái đã chảy đầy máu do phải chạy theo xe ngựa. Bất ngờ ở cuối truyện ngắn khi Kanzo hỏi đến đơi giày trắng mà cơ đi. Thì ra là một bé gái ở trại giáo dƣỡng, có lẽ cơ bé đã bị cha mẹ bỏ lại nơi đây vào mùa hạ cùng với đôi giày trắng kia. Bởi vậy, với em đôi giày trắng là một vật vô cùng thiêng liêng. Khi chạy theo xe ngựa của Kanzo, cơ bé hồn tồn chạy chân đất, dù có chảy máu nhƣng khơng hề đi đôi giày kia vào.

Truyện ngắn đã để lại dƣ âm cho ngƣời đọc về câu chuyện của bé gái với đôi giày màu trắng đi từ mùa hạ. Từng hành động và câu trả lời của cô bé khiến ta băn khoăn, trăn trở: Vì sao cơ bé lại nâng niu đơi giày trắng đến vậy? Vì sao cô bé lại chạy theo xe ngựa của Kanzo đến bến tàu? Có lẽ mỗi ngƣời sẽ có những suy đốn riêng của mình về cuộc đời của bé gái này. Thế nhƣng bên cạnh đó, hình ảnh con đƣờng cũng khiến ngƣời đọc phải suy ngẫm. Ở đoạn mở đầu của tác phẩm, chúng ta nhận ra có một con đƣờng nghệ thuật mà ở đó Kanzo là ngƣời nghệ sĩ đang biểu diễn:

“Vì u q những chú ngựa nên mỗi khi đến dốc, Kanzo lại nhảy xuống đất. Anh nghĩ rằng niềm vui sƣớng khi nhún mình nhảy lên hay nhảy xuống xe là niềm tự hào của mình. Tuyệt diệu hơn, Kanzo có thể từ chỗ của mình cảm thấy đƣợc lũ trẻ đang đu mình phía sau xe nhờ vào cách rung của xe ngựa. Và anh nhảy xuống xe một cách nhẹ nhàng, đến cốc đầu lũ trẻ. Vì vậy, đối với lũ trẻ trên đƣờng, chiếc xe ngựa của Kanzo là vật hấp dẫn nhất đồng thời cũng là vật đáng sợ nhất” [34,50].

Là ngƣời đánh xe ngựa thiện nghệ, lại mang tình yêu với những chú ngựa nên Kanzo đã có hành động lạ lùng: cứ đến dốc, Kanzo lại nhún mình nhảy lên, nhảy xuống khiến xe ngựa của anh rung lắc. Hành động này khiến anh thích thú và thu hút cả lũ trẻ. Nhƣ vậy, với Kanzo, con đƣờng dốc này khơng hề khó khăn mà anh coi đó là cơ hội thể hiện bản thân. Con đƣờng lúc này giống nhƣ một sân khấu nghệ thuật mà ngƣời nghệ sĩ Kanzo đang thỏa sức biểu diễn, thể hiện chính mình. Khơng dừng lại ở đó, cuộc gặp gỡ với cơ bé gái lại mang đến một hành trình – một con đƣờng hồn tồn khác. Vì tức giận khơng có khách lên xe lại thấy cơ bé cứ đi theo xe ngựa của mình, Kanzo đã thúc ngựa chạy nhanh – một hành động mà anh rất ít khi làm. Trong suốt hành trình ấy, Kanzo đi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác. Ban đầu anh tức giận, sau anh hả hê nghĩ mình đắc thắng nhƣng khi nhìn thấy vạt áo của cơ bé kẹt vào cửa xe cùng đôi chân đẫm màu máu, anh lại thấy hối hận, xấu hổ. Tuy chỉ là một đoạn đƣờng ngắn nhƣng ở

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)