Chương 3 CẤU TRÚC TRẦN THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI
3.2. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép
3.2.1. Cốt truyện phân mảnh
Thuật ngữ “mảnh vỡ” trong quan niệm của các nhà văn hậu hiện đại gắn với lý thuyết “Tác phẩm mở”, lý thuyết văn bản và liên văn bản, khẳng định quan niệm xem văn bản giống như “giải ngân hà của những cái biểu đạt” theo hình thức ghép mảnh. Kết cấu trong văn học hậu hiện đại thường là kết cấu xáo trộn, đứt đoạn, tự do và đầy ngẫu hứng. Cốt truyện nhiều tuyến, không có mốc phân định rõ ràng trật tự cốt truyện. Hoàng Ngọc Tuấn nhận xét “Ở đây chúng ta có thể thấy trong tác phẩm văn chương hậu hiện đại có hai hành động được thực hiện: trước tiên là hành động đập vỡ thành từng mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống và giá trị của trật tự cũ và kể đến là hành động xếp những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới- một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả đoán, chứ không phải thứ trật tự dựa trên những ý niệm về văn thể và thi Pháp cũ” [11; 27].
Lê Huy Bắc đã nhận xét: “Đây là khuynh hướng sáng tác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Có thể nói, với tư cách là một kỹ thuật, mảnh vỡ xâm nhập vào tất cả các khuynh hướng sáng tác khác… Đơn giản bởi mảnh vỡ chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại, khi người ta thôi không còn tin vào những cái tròn trịa, đầy đặn, dễ nắm bắt… thì vỡ tức là tiêu chí bản chất của sự vật. Bản thân mảnh vỡ cũng mang trong nó nội hàm của sự phi trung tâm. Điều này cắt nghĩa tại sao các nhà hậu hiện đại, dù ý thức hay không cũng không thể nào thoát khỏi tính chất này trong sáng tạo” [5; 76].
Sự phân mảnh cốt truyện là đặc thù trong kết cấu của tiểu thuyết phố những cửa hiệu u tối. Truyện là những mảnh vỡ rời rạc của kí ức và được
ghép nối với nhau theo kiểu dòng ý thức hỗn độn, vô thức. Những mẩu suy nghĩ, hồi ức của nhân vật được lắp ghép theo kiểu đánh số thứ tự, nhưng không theo một trật tự bên trong nào. Tất cả nhằm tô đậm thế giới khép kín,
một thế giới khủng hoảng về tâm trạng.
Trong Phố những cửa hiệu u tối, cốt truyện được phân ra thành những mảnh vụn: Đó là câu chuyện Guy tìm kiếm nhân chứng tuổi trẻ, những người anh ta cho rằng có liên quan đến quá khứ của anh ta như Freddie, Gay Orlow, Denise, Pédro McEvoy.
Cuốn tiểu thuyết gần 300 trang là câu chuyện về một vị thám tử tư trên
hành trình tìm quá khứ để định vị bản thân. Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm giác về một chuỗi kết nối các mảnh đời được ghép lại, được xáo trộn trong một không gian thời gian thay đổi liên tục từ hiện tại về quá khứ. Câu chuyện đang ở hiện tại lại trở về quá khứ qua dòng hồi ức của nhân vật. Những đoạn đời được cắt ghép rời và nối đan xen với sự phân tích tâm lý, đi sâu diễn giải những uẩn khúc không thể giải tỏa, đã tạo nên cảm quan về sự hỗn độn và hư ảo của thực tại, tạo không khí mơ hồ cho người đọc.Ban đầu, Guy xuất hiện chỉ với một cuộc đời là Guy Roland, nhưng không lâu sau, anh lại được gắn với cuộc đời của Howard de Luz, Pédro McEvoy và Jimmy Stern. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Guy là ai trong số họ. Mỗi kỹ ức giống như một mảnh ghép rời rạc, mỗi người nắm giữ một phần, có người đã đi xa, có người đã già và cũng có người đã mất. Đắm mình trong không gian của quá khứ, Modiano dẫn Guy tìm đến những con phố lạ của Paris, bao trùm một màu xám tro, đầy những hồi ức ảm đạm, trái ngược hoàn toàn với sự hoa lệ thường thấy. Guy Roland đã đi hỏi từng người, gặp người Nga di trú có cái tên cực kì xa lạ trong bức ảnh, truy tìm cô gái lạ sau vài lời hướng dẫn, đi đến ngôi biệt thự đã bị niêm phong, nghe người quản gia kể vê cậu Freddie và cô gái chơi bi-a rất giỏi nào đó.
Kết cấu Phố những cửa hiệu u tối dựa vào kỹ thuật dòng ý thức của
nhân vật chính, nó chỉ là những sự đoản mạch, đứt mạch, gãy mạch của dòng ý thức, ký ức của Guy Roland giống như mảnh vụn đã bị đập bể ra, đưa cho mỗi người giữ một phần rồi đi khắp thế giới, méo mó. Thông qua kết cấu này nhằm ám chỉ về một thế giới chơi vơi với những cảm xúc thoáng qua. Patrick Modiano đã đẩy nhân vật sống trong thế giới vừa thực vừa ảo. Guy Roland
vừa sống trong thế giới thực chính là những bước đi trên hành trình tìm quá khứ, thế giới ảo khi nhân vật sống trong những hồi ức mà đôi khi nó không tồn tại trong quá khứ. Không gian, thời gian đan xen, mỗi ngày là một mảnh vỡ, cuộc đời chính là những mảnh vỡ ghép lại. Guy Roland bắt đầu tìm kiếm thông tin về quá khứ một cách mơ hồ. Anh ta tìm kiếm thông tin từng người liên quan ở khắp mọi nơi. Thông tin của đối tượng cùng với những mảnh kí ức mập mờ tạo ra những câu chuyện khác nha mà ở chúng có sự kết dính mơ hồ.
Về mặt hình thức, tính phân mảnh của tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại thể hiện ở việc phân chia văn bản thành những chương, đoạn và được đánh số thứ tự. Phố những cửa hiệu u tối là cuốn tiểu thuyết phá vỡ lối kể chuyện truyền thống bằng hình thức các chương đoạn, biến cuốn tiểu thuyết này thành một trò chơi cấu trúc nhằm thể hiện một đời sống đương đại nhiều chiều.
Cấu trúc phân mảnh nhằm thể hiện những đổ vỡ, tan rã của đời sống đương đại. Phạm Thị Hoài trong Thiên sứ được xem là nhà văn đầu tiên sử
dụng ngôn ngữ mảnh vỡ một cách có chủ đích để thể hiện cảm quan vô tăm tích về tồn tại: “Tôi lớn lên và chưa từng biết mùi vị cái hôn của mẹ. Nước mưa mặn, bát canh nhạt. Những bài giảng nhạt loãng, thầy ngắc ngứ, trò ngắc ngứ. Một vài kỷ niệm đậm chất. Những giấc mơ ngọt ngào…” [14; 12]. Những cụm từ trái chiều về cuộc đời với những mảnh hiện tượng đứt đoạn và lạc đề, không hình ảnh không ăn nhập đã gây một cảm giác dửng dưng, thậm chí là vô hồn về thời gian đời người. Các nhà tiểu thuyết không chỉ nhận diện những đổ vỡ trên bề mặt của hiện thực xã hội mà còn đi sâu vào những đổ vỡ trong tâm hồn con người. Patrick Modiano đã xây dựng kết cấu thời gian đồng hiện trong Phố những cửa hiệu u tối. Thời gian quá khứ, thời gian hiện tại đan xen, chồng chéo lên nhau thể hiện những thay đổi trong nội tâm nhân vật.
Kết cấu phân mảnh tạo nên một cấu trúc hỗn độn giúp kích thích tư duy sáng tạo ở người đọc. Kiểu kết cấu phi trung tâm tái hiện những mảnh vỡ của đời sống với nhiều khía cạnh khác nhau, khiến người đọc phải ngẫm nghĩ về bản chất của đời sống thay vì chỉ nhận biết những sự kiện diễn ra trong đời sống.
Trong văn học hậu hiện đại, “chuyện” chỉ còn là những mẩu chuyện được kết nối theo một logic nhất định hay hoàn toàn ngẫu nhiên. Việc đọc đôi khi trở thành một cuộc thám hiểm bất định bởi sự dẫn dắt của người kể chuyện trong trò chơi ngôn ngữ, trò chơi cấu trúc do nhà văn bày biện.
3.2.2. Cốt truyện lắp ghép
Lắp ghép “là thuật ngữ của nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật của thị giác, chỉ sự kết nối các cảnh gắn với chủ đề, được sắp xếp theo trật tự hoặc không nhưng nó luôn luôn tuân thủ đặc thù người tiếp nhận – thông qua thị giác. Người đọc phải tập trung quan sát các cảnh, được thay đổi liên tục về không gian, hành động, nhân vật để tìm thấy sự kết dính của các cảnh, thường có tính ước lệ cao”. Tiểu thuyết hậu hiện đại đã vận dụng kĩ thuật này để đem đến những hiệu quả nghệ thuật cao.
Những tác phẩm hậu hiện đại được tổ chức rất đặc biệt. Về cấu trúc, nó không còn kiểu cấu trúc tuyến tính thông thường, nó phá vỡ mọi trật tự, xáo trộn mọi mạch lạc. Các cây bút hậu hiện đại không ưa những trục trung tâm mà thường tạo ra những cấu trúc lắp ghép. Mỗi tác phẩm có khi là sự đan xen, lồng ghép rất nhiều nhiều mạch truyện khác nhau, không có truyện nào liên quan đến truyện nào (còn gọi là kiểu chuyện lồng trong chuyện). Cũng có khi một cố truyện được trình bày theo kiểu tháo rời. Người đọc có thể đọc ngược đọc xuôi, có thể đọc bất cứ phần nào trước rồi ghép chúng lại với nhau. Tác phẩm hậu hiện đại rất chú ý cái biểu đạt và gần như không coi trọng cái được biểu đạt dẫn đến việc tuỳ tiện trong ghép từ, tạo câu bất kể sự trống rỗng trong nội dung.
Phố những cửa hiệu u tối được lắp ghép từ rất nhiều câu chuyện khác
nhau, tuy nhiên tất cả câu chuyện đều xoay quanh nhân vật chính là Guy Roland:
Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về hành trình truy tìm bản thể của Guy Roland, để trả lời câu hỏi về bản thể và minh chứng cho sự hiện hữu của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện xác thực hơn. Thời gian, không gian đảo lộn liên tục. Từ mảng hiện thực được lắp ghép lộn xộn,
những chi tiết như tiện đâu kể đấy, không theo trật tự nào. Nhân vật trượt dài theo những cảm giác, ấn tượng, ám ảnh, hồi tưởng, kí ức. Từ kí ức người bạn Gay Orlow “hẳn đã có những tối nào đó, tôi từng leo lên cầu thang số nhà 25 đại lộ Maréchal- Lyautey, tim đập rộn, nàng đợi tôi” [20; 76]. Đến kí ức về gia đình Howard de Luz mà Guy Roland nghĩ đó là gia đình của anh trong quá khứ “Cả mình nữa, mình cũng đã từng chơi ở đây, từ lâu lắm rồi, tôi nghĩ thầm. Cái quảng trường yên tĩnh này nhắc tôi nhớ đến một cái gì đó” [20; 87]. Kiểu kết cấu này góp phần diễn tả sự ngổn ngang, đa cực của cuộc sống; sự hoang mang, khủng hoảng, phức tạp của đời sống nội tâm con người trước những ám ảnh từ quá khứ cùng sự khắc khoải của nhân vật trên con đường đi tìm bản thể của chính mình.
Tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano có thể xem là đã sử dụng một cách có hệ thống thủ pháp lắp ghép. Câu chuyện tổng thể được ghép bởi nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau, mỗi nhân vật là một tuyến truyện. Các tiểu truyện này lồng ghép, xoắn vặn vào nhau, điểm kết nối các tuyến truyện này là mối quan hệ của các nhân vật.
Câu chuyện bao trùm lên toàn bộ cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về nhân vật Guy với hành trình truy tìm bản thể. Từ đây câu chuyện được kể dích dắc sang các nhân vật khác, trong những mối liên hệ mơ hồ và không có hồi kết: câu chuyện về những người bạn của Guy Roland, qua những minh chứng sống cùng với những mảnh kí ức mờ nhạt, số phận của Gay Orlow, Feddie, Denise hiện lên thật sống động. Gay Orlow, đó là một người phụ nữ tóc vàng tro, là một người phụ nữ sinh đẹp có họ hàng về đằng Giorgiadzé. Gay là một người phụ nữ rất đặc biệt, cô luôn ám ảnh về việc có một quốc tịch nào đó “có một quốc tịch nào đó tự như nỗi ám ảnh của cô ấy vậy” [20; 66]. Gay Orlow đã kết hôn với Waldo Blunt để nhập quốc tịch Mỹ, sau đó cô lại kết hôn với Luciano để được nhập quốc tịch Pháp và sau cùng Gay Orlow đã tự sát vì sợ già. Denise là người tình của Guy Roland, là con gái của Coudreuse, đó là một người phụ nữ xinh đẹp và từng là người mẫu. Kí ức của Guy Roland về cô “Một khuôn mặt Á Đông mặc dù tóc nàng gần như vàng
hoe. Đôi mắt rất nhạt màu và xếch. Lưỡng quyền cao. Nàng đội một chiếc mũ nhỏ ngồ ngộ trông giống kiểu mũ vùng Tryrol và cắt tóc rất ngắn” [20; 140]. Denise là người bạn đồng hành vượt biên sang Thụy Sĩ cùng Guy Roland với sự mời mọc của Wrédé. Mỗi nhân vật, mỗi số khác nhau, tác lắp ghép câu chuyện của các nhân vật giúp bạn đọc thấy rõ hơn hành trình truy tìm bản thể của Guy Roland. Những người bạn đó chính là những nhân chứng thiết thực nhất. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại là những mảnh đời được nhà văn tạo dựng, mỗi nhân vật là một phiên bản của khối hợp chúng có tính hỗn hợp và tính hòa trộn.
Câu chuyện tiếp theo của tiểu thuyết chính là câu chuyện về cuộc hành trình vượt biên sang Thụy Sĩ của Guy Roland. Guy Roland, Denise, Gay Orlow, Feddie. Trên hành trình di chuyển họ đã vượt qua những lần kiểm tra giấy tờ tùy thân bằng tấm hộ chiếu Dominicana. Guy Roland hồi ức về những ngày tháng vui vẻ khi họ cùng nhau sống trong ngôi nhà “Thập Tự Phương Nam”. Cuộc sống bình dị của họ tiếp tục tới khi họ gặp Wrédé và họ bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc vượt biên sang Thụy Sĩ. Cuộc vượt biên đó không được suôn sẻ, Guy Roland và Denise đã bị lạc mất nhau “Được độ mươi phút, tôi hiểu rằng hắn sẽ không quay lại. Tại sao tôi lại kéo cả Denise vào cái bẫy này? Tôi cố hết sức gạt bỏ ý nghĩ rằng Wrédé cũng sẽ bỏ mặc nàng và sẽ chẳng còn lại dấu tích gì của hai chúng tôi” [20; 233-234]. Sống trong thế giới hiện thực đầy hỗn độn, con người luôn có xu hướng chạy trốn trước thực tại đó. Cuộc hành trình vượt biên giống như thử thách của con người, con người dám đương đầu với những khó khăn để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Patrick Modiano cũng cho người đọc thấy thực trạng xã hội đẩy con người đi xa xứ để rồi chính họ mất cốt cách và các giá trị văn hóa của đất nước mình.
*Tiểu kết:
Đất nước và con người Pháp được nhà văn khắc họa khá tỉ mỉ qua một nghệ thuật kể chuyện độc đáo. Với cấu trúc liên văn bản theo mô hình vòng tròn đồng tâm, đan xen các lớp diễn ngôn, câu chuyện kể về hành trình kiếm
tìm bản thể cùng với những tuyến chủ đề khác như tình yêu, hành trình vượt biên…khiến tác phẩm trở nên sinh động.
Những cách tân về lối viết ngày càng mạnh mẽ và táo bạo, cùng sự mở rộng về nội dung. Văn học hậu hiện đại tạo nên những hình thức sáng tạo độc đáo, những cách tiếp cận tri thức mới mẻ. Hậu hiện đại quan niệm tính bất ổn gắn với tư duy vũ trụ, đặt tồn tại cuộc sống trên quả đất trong một “Vũ trụ mở”, con người suy cho cùng cũng chỉ là “Trò đùa của tạo hóa”
Từ chủ trương phi tâm hóa cái được miêu tả, các nhà văn hậu hiện đại thường sử dụng kiểu kết cấu lắp ghép để biểu hiện cảm quan hậu hiện đại. Cốt truyện bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh dễ gây cho người đọc liên tưởng đến trò chơi rubick, muốn nắm bắt tác phẩm, người đọc phải tự xoay khối vuông ngẫu nhiên ấy để tạo lên những mảng màu đồng dạng.
KẾT LUẬN
Văn chương hậu hiện đại hướng đến sự tự do, trước hết đó là sự tự do trong cách viết. Bản thân mỗi cây bút đã tự mình cởi trói khỏi những ràng buộc, trì níu, vượt thoát khỏi những khuôn mẫu, đường mòn đã định sẵn. Họ cũng tự giải thoát mình khỏi dư luận với những đòi hỏi, yêu cầu, thách đố. Cao hơn hết là họ tự đập vỡ những bức tường vô hình vốn cầm tù bản thân mình. Và họ đã cầm bút với ý thức tự giải phóng. Giới phê bình Pháp coi Patrick Modiano trước hết là người lật nhào các quy tắc của tiểu thuyết tiên