Chương 3 CẤU TRÚC TRẦN THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI
3.1. Phá vỡ trật tự thời gian, không gian
3.1.2. Không gian biến đổi, bất định
Không gian là yếu tố quan trọng trong kết cấu một tác phẩm văn học. Mỗi nhà văn lớn tạo nên dấu ấn của mình bằng cách xây dựng không gian. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [25; 633]. Lê Bá Hán cũng đưa ra quan điểm trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học “Không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [11; 162]. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã trình bày những
đặc điểm khái quát của kiểu không gian “Không gian nghệ thuật cũng chính là cách hình dung thế giới của một tác giả cụ thể được biểu hiện bằng ngôn ngữ nói lên các quan niệm về không gian của chính tác giả ấy. Nó có thể là không gian điểm, không gian tuyến tính, không gian phẳng, hoặc không gian lập thể” [29; 135]. Trần Đình Sử cũng đưa ra khái niệm về không gian nghệ thuật trong Những thế giới nghệ thuật thơ: “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm nhận vị trí, số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm đó” [31]
Không gian thể hiện cách nhà văn tái tạo và hình dung về thế giới, về số phận con người. Là một nhà văn của Paris, sự xuất hiện của Patrick Modiano vào cuối thập kỉ 60 được coi như một hiện tượng của văn học Pháp đương đại. Cách xây dựng không gian của Patrick Modiano thường gắn với hành trình của nhân vật. Mỗi vị trí cụ thể có ý nghĩa quan trọng để bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật.
Không gian trong tiểu thuyết cổ điển Phương Tây thường được miêu tả rất kĩ, thời gian diễn biến một cách tuyến tính trong không gian ấy. Balzac miêu tả không gian là sự đặc tả với những đối lập: xóm trọ, chăn bẩn, tường mốc meo, những căn phòng hạng nhất, không gian phòng khách. Qua không gian đó, độc giả thấy được số phận và tham vọng của con người muốn thay đổi cuộc đời. Lão Goriot đã được Balzac xây dựng qua những sự tương phản “…Hoàn cảnh đó lại làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch bao trùm những phố xá chen chúc… không một khu phố nào ở Paris lại kinh khủng hơn có thể nói ít người biết đến hơn” [3; 16]
Đến với các tiểu thuyết của Patrick Modiano, chúng ta sẽ thấy sự kết hợp, xâu chuỗi một cách khéo léo các tầng lớp thời gian. Tác phẩm của Patrick Modiano luôn xây dựng không gian đặc trưng thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật. Mỗi câu văn của ông là một nét chấm phá tạo nên bức tranh lớn: có kỉ niệm mờ ảo, có bóng người lúc ẩn, lúc hiện, có bóng tối và dĩ vãng, có hiện tại và quá khứ.
Là một nhà văn của Paris, sự xuất hiện của Patrick Modiano được coi là hiện tượng văn học Pháp. Cách xây dựng không gian trong các sáng tác của ông chủ yếu tập trung khai thác hành trình của nhân vật, một thế giới mới về không gian biểu tượng trong sự chuyển mình của văn học Pháp [35].
Trong Phố những cửa hiệu u tối, Guy Roland trên hành trình kiếm tìm quá khứ của mình đã đi qua rất nhiều nơi. Anh ta đến cửa ô Sant-Cloud, rồi lại đến những con phố nhỏ Charles-Marie-Windor.... Các khu phố, đại lộ, quán cà phê ở Paris hoa lệ đã đánh dấu bước chân của Guy Roland, anh từng đi quanh thành phố Paris để tìm dấu vết của mình. Không gian hồi tưởng kết hợp với thời gian hồi tưởng giúp chúng ta thấy được bước chân của Guy Roland đang lang thang khắp trốn mải miết kiếm tìm quá khứ “Từ phố Anatole-de-la-Forge, chúng tôi đâm xe ra đại lộ Grande-Armeé và tôi bỗng muốn rời khỏi xe. Đi đến tận Ville d’Avray, đối với tôi, dường như là một thử thách không thể vượt nổi” [20; 22].
không gian của thành phố Paris tráng lệ. Không gian Paris bao quanh con người và trở thành đối tượng của tiểu thuyết và dần trở thành không gian nghệ thuật phản ánh Trong phố những cửa hiệu u tối, tác giả thể hiện sinh động
không gian thành phố Paris với những khung cảnh quen thuộc “ Đại lộ Niel đến tận quảng trường Pereire”. Hiện lên trước mắt người đọc là thành phố ánh sáng với đầy màu sắc “ Paris mà hai chúng tôi đi dạo hồi ấy cũng có vẻ mùa hè và hư ảo như một bộ com – lê phát lân của gã Scouffi ấy. Chúng tôi bồng bềnh trong một đêm thơm lừng mùi hương cây râm khi chúng tôi đi qua trước những hàng rào sắt trong công viên Monceau. Rất ít xe cộ. Đen đỏ, đen xanh nhe nhàng bật lên chẳng để làm gì và những hiệu lệnh xen kẽ của chúng cũng êm dịu và đều đặn như tàu lá cọ đu đưa” [19]. Bên cạnh không gian lung linh của thành phố ánh sáng là không gian của sự suy tàn, vắng vẻ, cô đơn. Tác giả cho chúng ta thấy sự chuyển biến của thời gian. Bước đi của thời gian đã tàn phá tất cả, nó làm con người quên đi quá khứ, làm cho mọi vật đều biến đổi “Một nhà ga nhỏ cũ kỹ, vàng và xám, hai bên có rào chắn bằng xi măng được gia công cầu kỳ và đằng sau những rào chắn ấy là cái sân kê nơi tôi từ xe lửa bánh hơi bước xuống. Quảng trường trước ga vắng teo, chỉ có một thằng bé đang chơi giày trượt dưới hàng cây ở chỗ bãi đất” [20; 87].
Thành phố Paris là sự cắt nghĩa và lí giải tính cách cũng như hành động của nhân vật, không gian Paris trở thành cái nôi, điểm xuất phát trên hành trình tìm bản thể “Chúng tôi tới chỗ cây cầu hẹp cho bộ hành trước cầu lớn Alma. Howard de Luz. Có cơ hội đó là tôi cũng nên. Nếu tôi là gã Howard de Luz ấy thì hẳn tôi đã tỏ ra khá độc đáo trong đời mình, vì giữa bao nghề danh giá và hấp dẫn, tôi lại chọn nghề làm người thân cận với tài tử John Gilbert” [20; 69]. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Patrick Modiano đều có khoảnh khắc tự đối diện với chính mình, trong không gian của sự hỗn độn. Guy Roland cảm thấy cô đơn lạc lõng trong thành phố Paris rộng lớn “và tôi phát hiện ra trong cái mê cung chằng chịt những cầu thang và buông thang máy, giữa hàng trăm lỗ ong ấy, một người đàn ông có lẽ là…” [20; 51]. Thành phố Pais không chỉ là thành phố của hiện tại mà nó gợi về cả miền quá khứ xa xăm
Các không gian như quảng trường, khu phố, quán cà phê đó đều là những không gian công cộng thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của Patrick Modiano “Anh đã giữ lại chìa khóa căn phòng trên quảng trường Giaisivaudan, chủ phòng này không có mặt ở Paris. Vậy nên, thi thưởng anh vẫn lén lút tới đây” [20; 75]. Không gian công cộng chính là chìa khóa khắc họa nhân vật. Tác giả đặt nhân vật trong không gian rộng lớn của quảng trường làm nổi bật lên hình tượng con người bé nhỏ. Không gian càng rộng, nhân vật càng trở nên cô đơn, bất định.
Trong Phố những cửa hiệu u tối, không gian được nhắc đến rất nhiều là khách sạn. Khách sạn là kiến trúc không gian kiên cố và đầy đủ tiện nghi và thường dành cho những vị khách ghé thăm thành phố, nghỉ ngơi tạm thời. Biểu tượng khách sạn trong sáng tác của Patrick Modiano đối lập với hình ảnh không gian khách sạn thông thường bởi nó không phải là không gian tạm bợ mà là những nơi lưu trú của các nhân vật, nó chứa đựng đầy ắp những kỉ niệm. Khách sạn vừa là nơi xa lạ vừa là nơi thân thuộc với các nhân vật. Những khách sạn xuất hiện với mật độ dày đặc, nhân vật di chuyển lướt qua khách sạn “Thoạt đầu hắn làm việc ở hộp đêm Nga, rồi Kanger, một cửa hàng ăn nằm trong những khu vườn Champs-Eslysées, rồi chuyển sang khách sạn Castille” [20; 22]. Với Guy, khách sạn giống như một nơi an cư mơ hồ, giả tạo “Ông đã từng là khách trọ của khách sạn Castille .Ông hãy cố nhớ …Khách sạn Castille phố Cambon” [20; 23]. Khách sạn Castille được nhắc lại nhiều lần như một điểm nhấn trong hành trình của nhân vật. Khách sạn giống như một dấu mốc, nó đánh dấu những sự gặp gỡ bất ngờ thay đổi cuộc đời nhân vật “Denise và tôi gặp nhau lần đầu là một bar khách sạn cơ. Tôi ngồi với người đàn ông mà ta thấy trên các tấm ảnh …một cô gái mà cô mới làm quen gần đây” [20; 40].
Trong tác phẩm của nhà văn hiện thực chủ nghĩa, các yếu tố ngoại cảnh được miêu tả thường được hướng đến với mục đích khám phá và làm sáng rõ tâm lí nhân vật. Miêu tả thành phố Paris và ngôi nhà, con đường trong Phố những cửa hiệu u tối góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Không gian của
Patrick Modiano là không gian hồi tưởng, là bức tranh được ghép từ những mảnh vỡ tưởng chừng như bị lãng quên.
Mỗi nhân vật của Patrick Modiano đều có khoảnh khắc đối diện với chính mình trong không gian của sự hỗn độn: “Trời về đêm... trong cái mê cung nhằng nhịt những cầu thang và buồng thang máy , giữa hàng trăm lỗ ong đấy, một người đàn ông có lẽ là...” [20; 50]. Con người trở nên cô đơn, lạc lõng giữa thành phố Paris. Trong Phố những cửa hiệu u tối, không gian trong màn đêm được tác giả nhắc đến nhiều. Không gian càng rộng lớn, thời gian càng tĩnh mịch thì con người càng cảm thấy cô đơn. Khi đối diện với chính mình thì nhu cầu tìm lại chính mình càng da diết và mãnh liệt.
Patrick Modiano thường xây dựng không gian có sự đối lập, thể hiện những xung đột trong tâm lí nhân vật. Trước thực tại khó khăn, lúc này Guy Roland coi không gian xung quanh là “tầm thường, vô vị”: “Y đậu xe ở đại lộ Richard- Wallace trước những tòa nhà cuối cùng… khu nhà vô hồn được xây dựng vào khoảng giữa hai cuộc thế chiến, mỗi bên được vạch thành một mặt tiền duy nhất kéo dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia đại lộ Julien – Potin” [20; 42- 43].
Đối lập với không gian thành phố xa hoa, tráng lệ và không gian công cộng rộng lớn là không gian căn nhà nhỏ bé. Không gian căn nhà nhỏ bé được đề cập đến trong tác phẩm là không gian căn nhà “Thập tự phương Nam”. Không gian phố phường, không gian khách sạn là những không gian rộng lớn, không cố định. Không gian càng rộng lớn, con người càng cô đơn. Không gian ngôi nhà “Thập tự phương nam” không chỉ là không gian đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của Guy Roland mà nó còn thể hiện ước mơ hạnh phúc rất bình dị “căn nhà gỗ thuộc về chúng tôi. Tôi những muốn sống lại một số đêm trong vắt khi chúng tôi ngồi ngắm cảnh làng phía dưới in rõ nét trên nền tuyết và tưởng chừng như đó là một ngôi làng thu nhỏ… Những đêm ấy mọi sự đều có vẻ đơn giản, làm ta yên tâm và chúng tôi mơ tới tương lai. Chúng tôi sẽ định cư ở đây, con cái chúng tôi sẽ đi học ở trường làng…Chúng tôi sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc, không có những bất ngờ” [20; 227]. Không
gian ngôi nhà cùng với những căn phòng bé nhỏ gợi ra cho Guy Roland những hoài vọng về quá khứ, về gia đình, nó đã lí giải cho ước muốn quay về quá khứ của anh.
Không gian chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa cuộc đời nhân vật. Gấp lại cuốn sách, cho đến cuối cùng người ta vẫn tự hỏi: Guy Roland đã tìm thấy gì ở số 2, phố Những Cửa hiệu u tối, địa chỉ cuối cùng, địa chỉ bí hiểm nhất trong số các địa chỉ mà anh ta sẽ tìm đến “Cuối cùng, rồi tôi sẽ tìm thấy cậu ta thôi. Vả lại, tôi còn phải thử một bước tối hậu: đến cái địa chỉ cũ của tôi ở Roma, phố những cửa hiệu u tối, số nhà 2” [20; 254]
Không gian trong tác phẩm đã phần nào lí giải cho hành động và cảm thức về sự truy tìm quá khứ của Guy Roland, tất cả những nơi trốn và địa điểm mà chính anh miêu tả đều để lại trong anh một dấu hiệu nào đó về quá khứ của anh. Đồng thời góp phần thể hiện một phần tính cách của anh, một con người tinh tế luôn ý thức về hành động và bản cách của mình.
Guy Roland luôn da diết tìm lại chính bản thân mình, anh ta kiên nhẫn mò về những nơi có thể đã từng chứng kiến cuộc đời anh. Như trong một vòng đu quay, những mẩu ký ức loang loáng, chập chờn, rời rạc không ngừng xoáy trộn với những câu hỏi đau đớn “Tôi là ai? Có đúng là đời tôi không? Hay đời một người khác mà tôi lẻn vào? Thực ra, có thể chưa bao giờ tôi là cái gã Pedro McEvoy đó, tôi chẳng là cái gì cả, nhưng những làn sóng xuyên qua tôi, khi xa xăm, khi mạnh hơn và tất cả những dư vang tản mát bồng bềnh trong không trung ấy kết tinh lại và đấy là tôi" [20; 129].