Chương 3 CẤU TRÚC TRẦN THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI
3.1. Phá vỡ trật tự thời gian, không gian
3.1.1. Thời gian chồng chéo, đan xen
Nhà văn Barry Lewis trong Văn học hậu hiện đại thế giới đã đưa ra quan điểm: “Văn chương hư cấu hậu hiện đại không phải chỉ xáo trộn trật tự thời gian quá khứ mà còn làm sai lệch hiện tại nữa. Nó làm rối loạn mạch sự mạch lạc theo tuyến tính của tự sự bằng cách làm cong ý niệm về thời điểm trọng yếu” [44; 241].
Trần Đình Sử cho rằng “Thời gian nghệ thuật không phải chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tượng sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ ý thức về thời gian được dùng hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực” [32]. Thời gian trong Phố những cửa hiệu u tối là một trong yếu tố quan trọng làm nên cảm quan hậu hiện đại cho cuốn tác phẩm.
Trong Phố những cửa hiệu u tối, Patrick Modiano đã xây dựng nhiều
lớp thời gian, các lớp thời gian này đan xen nhau cùng xoáy sâu vào tiềm thức của nhân vật chính. Đó là thời gian vật lí, thời gian hồi tưởng, thời gian quá
khứ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, xuất phát từ quan niệm Tiểu thuyết là một trò chơi trong văn học hậu hiện đại.
Thời gian vật lí trong Phố những cửa hiệu u tối đóng một vai trò rất
quan trọng. Thời gian vật lí là thời gian tuyến tính, thể hiện bước chuyển ngày, tháng, giờ, phút gắn liền với hành trình của Guy Roland. Nhân vật chính – Guy Roland đồng thời cũng là người kể chuyện. Người kể chuyện xưng “Tôi” làm cho câu chuyện thêm xác thực và tin cậy. Thời gian vật lí dịch chuyển theo hành trình của Guy Roland: “Tôi đi chuyến tàu 20h55”, “Sáu giờ kém mười lăm. Tôi đề nghị người lái xe taxi đợi tôi ở trong con phố nhỏ Charles-Mariewidor và tôi đi bộ theo đường này đến tận phố Claude- Lorrain, nơi có nhà thờ Nga” [20; 34]. Các dấu ấn thời gian không chỉ làm nổi bật hành trình mà nó còn thể hiện tâm trạng của Guy Roland: “Thời gian trôi. Gần nửa giờ đã qua mà họ vẫn trò chuyện. Tôi sợ, rốt cuộc, một người nào trong số bọn họ sẽ để ý thấy tôi đứng đó, trên vỉa hè” [20; 39]. Guy Roland cảm thấy lo lắng, sợ từng giây từng phút trôi qua anh sẽ bỏ qua cơ hội gặp được Stioppa, người mà anh cho rằng có liên quan đến anh trong quá khứ.
Trong Phố những cửa hiệu u tối “không chỉ có thời gian đồng hồ là
giờ, giây, phút được nhân vật nhắc đến mà còn có cả ngày, đêm - chu kì vốn có của tự nhiên” [16]. Sự kết hợp đó làm rõ thêm hành trình của nhân vật chính “Đêm dần buông. Một con đường hẹp với hai bên đường là những tòa nhà vô hồn được xây dựng trong khoảng giữa hai cuộc thế chiến, mỗi bên tạo thành một mặt tiền duy nhất kéo dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia đại lộ Julien- Potin” [20; 43]. Đêm chính là thời gian thích hợp để người ta suy nghĩ về bản thân mình, chính khoảng thời gian này Guy Roland thấy rõ mọi thứ xung quanh mình hơn “Trở về đêm. Một công viên nhỏ khác, xung quanh là những khối nhà. Tận phía cuối, sông Seine và bên trái, cầu Puteaux. Và hòn đảo kéo dài. Hàng dãy xe qua cầu. Tôi nhìn thấy tất cả những nhà mặt nọ, tất cả những cửa sổ nọ, giống như cái cửa sổ tôi đang đứng cạnh. Và tôi phát hiện ra, trong cái mê cung chằng chịt những cầu thang và buồng thang máy, giữa hàng trăm lỗ ong đấy” [20; 50-51]. Trong tác phẩm, thời gian ban đêm được nhắc lại rất
nhiều, nó giống như một tín hiệu nghệ thuật thẩm mĩ. Trong tác phẩm Phố
những cửa hiệu u tối, Patrick Modiano đã xây dựng những mảnh ghép thời
gian, vừa chắp nối, vừa rời rạc để Guy Roland tự tìm kiếm và lắp ghép lại thời gian của chính mình trong hiện tại và trong quá khứ.
Bên cạnh thời gian vật lí còn có dòng thời gian hồi tưởng của nhân vật. Thời gian hồi tưởng diễn ra chập chờn và rời rạc “Tôi chẳng là gì cả. Chỉ là một cái bóng nhạt màu, chiều tối hôm ấy, ở ngoại hiên một tiệm cà phê” [20; 13]. Guy Roland thấy mơ hồ về bản thân, tự thấy mình là một cái bóng nhạt màu bởi bản thân anh chưa định vị được mình là ai. Khát vọng tìm kiếm quá khứ để xác định nhân thân của mình khiến Guy Roland cố gắng hồi tưởng lại quá khứ của mình, tự phân thân và tự chất vấn chính bản thân mình “Hẳn có những tối nào đó, tôi từng leo lên cầu thang số nhà 25 đại lộ Maréchal- Lyautey, tim đập rộn” [20; 76]. Guy Roland đã cố tìm kiếm dấu vết của mình ở khắp mọi nơi. Để minh chứng cho những dòng suy nghĩ đó, anh tự mình đặt ra những câu hỏi mà chính anh cũng không trả lời được “Hồi ấy, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng gì nhỉ? Tiếng Anh chăng? Tấm ảnh với ông già Giorgiadzé có phải được chụp trong căn hộ này không? Hồi ấy căn hộ này bố trí ra sao? Một gã tên gọi Howard de Luz-tôi? - thuộc một gia đình quý tộc và là người thân cận với John Gilbert và một cựu vũ nữ sinh ra ở Maxcova, từng quen biết Lucky Luciano ở Palm-Island, thì có thể nói những chuyện gì với nhau nhỉ?” [20; 77]. Những khoảnh khắc của thời gian hồi tưởng trong Guy Roland có những lúc tưởng chừng như chắc chắn, Guy Roland đã thấy cảnh của quảng trường trước ga mà hồi tưởng rằng “Cả mình nữa, mình cũng từng chơi ở đây, từ lâu lắm rồi, tôi nghĩ thầm. Cái quảng trường yên tĩnh này quả có nhắc nhớ tôi một cái gì đó. Ông nội Howard de Luz của tôi thường đến đón tôi ở chuyến tàu Paris hay ngược lại? Những chiều mùa hè, tôi ra đón ông ở sân ke ga cùng với bà tôi nhũ danh là Mabel Donahue” [20; 87]. Thời gian hồi tưởng cũng chập chờn, mờ nhạt như chính dòng suy nghĩ của anh vậy. Hành trình tìm lại nhân thân chính là con đường trở về với chính mình. Những mảng màu hồi ức cứ tràn về trong tâm trí Guy Roland khi anh thấy khung
cảnh của những căn phòng, căn nhà mà anh cho là của gia đình anh thời thơ ấu. Tên anh là Freddie hay Pedro McEvoy, Guy vẫn đang tìm kiếm, anh truy tìm từ Freddie đến Pedro McVoy, nhưng những hồi tưởng của anh khi tìm kiếm Freddie chưa rời rạc và chập chờn khi như khi anh tìm kiếm chính bản thân anh là Pedro McEvoy. Cảm giác của Guy lúc này là những dòng hồi tưởng như bước sóng yếu và chập chờn đến nỗi anh không thê chắp nối được chúng “Chuyện ấy từ hồi nào nhỉ? Vào thời tên tôi là Pedro McEvoy và tối nào cũng về đây?...Tôi tưởng như còn nghe thấy trong lối vào những khu dân cư dưa âm của bước chân của những người thường nào đó và đa biệt tăm từ bấy giờ đến nay. Một cái gì vẫn dung lên sau khi họ đi qua, những làn sóng mỗi lúc một yếu đi nhưng vẫn nắm bắt được tập trung chú ý. Thật ra có thể chưa bao giờ tôi là cái gã Pedro McEvoy, tôi chẳng là cái gì cả, nhưng những làn sóng xuyên qua tôi, khi xa xăm, khi mạnh hơn và tất cả những dư vang tân mát bồng bềnh trong không trung ấy kết tinh lại và đấy là tôi” [20; 48] những khoảnh khắc hồi tưởng cũng là lúc nhân vật đang cố gắng định vị bản thân trong những khoảnh khắc khác nhau, nhưng đều loang loáng và chập chờn, tất cả cũng chỉ là sự giả định và nghi ngờ. Lớp thời gian hồi tưởng đã góp phần thê hiện rõ điều đó và sự phức tạp trong tâm lí Guy Roland, vừa lo sợ, vừa phân vân, vừa vui mừng nhưng cũng có lúc tự vấn.
Nhân vật trong Phố những cửa hiệu u tối thường sống trong hoài niệm. Những chắp nối kí ức dường như là chỗ bám víu của nhân vật trên hành trình xác định nhân thân, tự định vị mình. Thời gian quá khứ đi sâu hơn vào thời gian hồi tưởng, rõ ràng và chắc chắn hơn nhưng cũng chỉ là sự hoài niệm của Guy Roland vê một thời đã mất. Nhân vật Guy Roland từ hiện tại về quá khứ qua những dòng suy nghĩ, hồi tưởng rời rạc và chập chờn của một người bị mất trí nhớ “Không có ông, không có sự giúp đỡ của ông, tôi không hiểu mình đã ra sao hồi mười năm trước đây, khi mà đùng một cái tôi bị bệnh mất trí nhớ đâm ra mò mẫm trong sương mù” [20; 18]. Chính bệnh mất trí nhớ đã làm Guy Roland quên đi nhân thân của mình, anh chỉ biết tên mình là Guy Roland qua thẻ căn cước và tấm hộ chiếu mà ông chủ hãng thám tử tư đưa
cho anh. Cũng chính từ sự hoài nghi về bản thân, Guy đã lần mò trong kí ức để nhớ về quá khứ của bản thân “Tôi có cảm giác khó chịu là mình đang mơ. Tôi đã sống dứt cuộc đời mình và tôi chỉ còn là một hồn ma trở lại chập chờn trong không khí ấm áp của một buổi tối thứ Bảy. Tại sao còn muốn nối lại những sợi dây đã đứt và tìm những lối qua đã bít kín từ lâu? Và cái con người thấp béo tròn để ria đi bên cạnh tôi đây, tôi khó mà tin là y hiện hữu thật” [20; 67].
Guy Roland một mặt tự ý thức bản thân mình phải tìm lại quá khứ của mình, nhưng mặt khác anh luôn tự vấn bản thân liệu đó có phải là quá khứ của anh không “Tôi đã sống dứt cuộc đời mình và tôi chỉ còn là một hồn ma trở lại chập chờn trong không khí ấm áp của buổi tối thứ bảy. Tại sao còn muốn nối lại những sợi dây đã đứt và tìm những lối qua đã bịt kín từ lâu” [20; 67]. Cái quá khứ mà anh vẫn còn mơ hồ với các manh mối. Trên hành trình truy vấn bản thân của Guy Roland, những dòng thời gian quá khứ cũng dẫn dần ùa về qua hồi ức của chính anh và qua câu chuyện của những người mà Guy Roland cho rằng có thể khai thác thông tin từ họ. Bob – người giúp việc cho gia đình Howard de Luz đã giúp Guy Roland hình dung ra hoàn cảnh của gia đình anh ở quá khứ “Hồi ấy, nhà cũng chẳng sang túc gì về mặt tài chính….ông nội cậu Freddie đã phá tan hết gia sản của vợ… Một gia sản từ Mỹ rất đồ sộ” [20; 93]. Bod đã giúp Guy Roland hình dung về một gia đình trong quá khứ, nhưng gia đình đó có phải gia đình của anh không. Sợ dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại đã bị những lỗ hổng của trí nhớ làm mỏng manh hơn. Anh có thể là Howard de Luz, có thể là Pedro, cũng có khi là một người khác. Guy Roland từng nghĩ về quá khứ của mình với Denise, người anh cho là nhân tình của anh. Thời gian quá khứ đã khơi dậy trong anh những hồi ức và những kỉ niệm đẹp “Tôi nghĩ đến những tối chúng tôi đã sống ở đây. Nàng làm theo mẫu cắt mà Van Allen giao hoặc ngồi khâu, còn tôi nằm dài trên trường kỷ, đọc một cuốn Hồi ký nào đó hoặc một cuốn tiểu thuyết trinh thám thuộc tủ sách mặt nạ mà nàng rất mê. Những buổi tối đó là những khoảnh khắc nghỉ ngơi duy nhất tôi từng biết” [20; 214]. Guy Roland thấy quá khứ
đẹp đẽ, ấm áp, đó là điều anh muốn kiếm tìm trong quá khứ “Tôi những muốn sống lại một số đêm trong vắt khi chúng tôi ngắm cảnh làng phí dưới. Những đêm ấy mọi sự đều có vẻ đơn giản, làm ta yên tâm và chúng tôi mơ tới tương lai. Chúng tôi sẽ định cư ở đây, con cái chúng tôi sẽ đi học ở trường làng, mùa hè sẽ tới trong tiếng lục lạc của những đàn gia súc đi lang thang gặm cỏ. chúng tôi sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc, không có những bất ngờ” [20; 277].
Guy Roland đang cô đơn trên chính mảnh đất của mình, anh tự do nhưng lo sợ, anh thoải mái kiếm tìm quá khứ nhưng lại đơn độc trên hành trình đó. Lớp thời gian quá khứ đã giúp người đọc hình dung cụ thể một thời quá khứ trong tâm trí của Guy Roland. Dòng thời gian quá khứ không chỉ hiện hữu trong tâm trí Guy Roland mà nó còn thể hiện qua những tấm phiếu làm căn cứ điều tra, những tấm danh thiếp của các nhân vật “Đối tượng ORLOW, Galina tức “Gay” ORLOW. Sinh tại Moscou (nga), năm 1914, con ông Kyril ORLOW và bà Iréne GIORGIADZE. Cô ORLOW chết năm 1950 tại nhà, số 25 đại lộ Marechal – Lyautey, Paris XVI, do uống thuốc ngủ quá liều” [20; 57]. Từng khoảnh khắc thời gian hiện lên các tấm danh thiếp góp phần giúp ích cho công việc điều tra của anh ta, đồng thời nó cũng xác lập sự đồng hiện của thời gian quá khứ. Qua những tấm danh thiếp, Guy căn cứ vào đó để điều tra và lần mò theo dấu vết của những người mà anh cho là có liên quan đến quá khứ của anh và những người mà anh cho là anh trong quá khứ.
Thời gian quá khứ hiện lên trên những tờ phiếu, phần nào hé lộ những manh mối giúp Guy Roland tìm được quá khứ của mình thông qua thông tin của Gay Orlow, Denise, Howard de Luz, Pedro….Nếu thời gian trong quá khứ qua dòng hồi ức của Guy thể hiện sự khắc khoải, sự ấm áp và day dứt thì thời gian quá khứ trên những tấm phiếu giúp anh định hướng con đường tìm kiếm của Guy Roland giúp anh có một hình dung cụ thể về những người liên quan đến cuộc đời mình.
Trong Phố những cửa hiệu u tối, Patrick Modiano cũng đã sử dụng thủ pháp mờ hóa thời gian, làm xóa mờ đi ranh giới giữa các lớp thời gian góp phần làm cho mọi vật trở nên mờ ảo lung linh “Chuyện được quyết định rất
nhanh. Vì mưa tuyết. Từ một tuần nay tuyết không ngừng rơi. Tôi lại có cảm giác ngạt thở như đã từng trải qua ở Paris. Tôi tự nhủ nếu ở lại đây lâu hơn, chúng tôi sẽ mắc bẫy. Tôi cắt nghĩa điều đó cho Denise hiểu” [20; 231]. Việc ở lại ngôi nhà “Thập tự Phương Nam” trong tiết trời tuyết giá đã làm cho Guy Roland có cảm giác ngạt thở như đã trải qua ở Paris. Hai lớp thời gian quá khứ và hiện tại cùng xuất hiện một lúc trong tâm trí của Guy Roland nhưng ranh giới ấy đã bị xóa nhòa làm cho người đọc khó phân biệt được đâu là kí ức quá khứ, đâu là thực tại. Sự mờ hóa thời gian đã làm cho cái mơ hồ của quá khứ hòa trộn trong thực tại để rồi ta cảm nhận rõ hơn bi kịch của Guy Roland không níu kéo được quá khứ, cố gắng cảm nhận quá khứ nhưng vô ích. Tuy nhiên, dù trong quá khứ hay trong thực tại thì ta cũng cảm nhận rõ khát vọng tìm kí ức quá khứ từ đó xác định nhân thân của Guy Roland. Chính những khát vọng đó đã đẩy Guy Roland vào bi kịch, anh cố kiếm tìm quá khứ thì quá khứ lại trở nên mơ hồ và lạc lõng “Tôi gần như gí trán vào tường để xem cho rõ các chi tiết. Những cánh đồng quê. Thiếu nữ đeo tóc giả ngồi trên những cái đu, mục đồng mặc quần ống phồng chơi đàn măng đô lin. Rừng cây dưới ánh trăng. Mọi cái đó chẳng gợi cho tôi kỉ niệm gì” [20; 127]. Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, thời gian kể gồm hai dòng có tính biểu trưng, gây ảo
giác về cái thực và cái hư: “Thời gian gắn với con cú kéo dài chỉ 45 phút, kể từ khi con cú bị thương rơi xuống dòng nước đến khi nó cố gắng thoát dòng nước xiết đang đẩy nó xuống và bay lên: mười một giờ mười lăm… con cú giật mình rơi từ vòm lá sung xuống” [26; 7]. Patrick Modiano đã sử dụng biện pháp mờ hóa thời gian một cách tinh tế, bên cạnh gây ảo giác về cái thực và cái hư, tác giả khiến bạn đọc nhầm tưởng giữa quá khứ và hiện tại.
Giá trị của các lớp thời gian và sự mờ hóa thời gian không chỉ thể hiện