Vấn đề kế thừa trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (nghiên cứu trường hợp triển lãm MTTQ) (Trang 67 - 70)

Chương 1 : Cơ sở lý luận

3.3.1.Vấn đề kế thừa trong giai đoạn hiện nay

3.3. Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị của tính dân tộc trong tác phẩm điêu khắc

3.3.1.Vấn đề kế thừa trong giai đoạn hiện nay

Trong thư gửi giới văn nghệ sĩ nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”, ngoài ra ta có thể thấy nhà văn hóa Nhật Bản Mashahiko Fujiwara nói: “Đừng chạy theo văn minh phương Tây một cách mù quáng mà phải quay về với tâm linh, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”.

thời đại này, phải đưa nhiều tượng đài vào, đưa nhiều hình dạng khác nhau vào không gian văn hóa để nhân dân hứng khởi cảm thụ là đạt yêu cầu.

Tệ hơn đôi khi vì lý do thời gian gấp rút, vì chạy theo lợi nhuận mà một số nhà thầu đã đang tâm thuê thợ không có tay nghề, có tâm mà chỉ là những thanh niên trai tráng, có khả năng khiêng, vác, bưng, bê, có sức khỏe vạc vỡ vật liệu nhằm đúc, tạc ra sản phẩm, do vậy nên sự đẹp đẽ của họa tiết vô tình thành thứ thô vụng lấp liếm, thực giả lẫn lộn, cốt cho nhanh, cốt cho chóng nghiệm thu công trình mà quên đi những giá trị vĩnh cửu của nó.

Chính từ những quan điểm đó mà hiện nay một số tác phẩm được trưng bày ngoài trời đã được tạo bởi lối chạm khắc rườm rà, rối rắm và thô vụng. Các tác phẩm điêu khắc chẳng những cần phải có được vật liệu tốt mà cần có thời gian cho từng công đoạn kỹ thuật, nhưng vì lợi nhuận người ta sẵn sàng tiến hành làm nhanh làm ẩu, làm vội để mau chóng nhận thù lao nên tất cả các công đoạn hầu như được “cải tiến” một cách nhanh nhất làm cho chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây chính là hậu quả của lối làm ăn thiếu minh bạch, thiếu tâm huyết, chúng làm hỏng giá trị của tác phẩm điêu khắc nguyên gốc.

Cũng vì buông lỏng quản lý của một số cấp ngành văn hóa mà hiện tại có rất nhiều tác phẩm xấu xí, hình tượng ngoại lai xâm nhập vào không gian sống của người Việt, làm xói mòn niềm tin, làm biến dạng thị hiếu thẩm mỹ của người Việt. Đó là điều đáng nghiền ngẫm suy tư của những người sáng tạo nghệ thuật.

Tiếp nữa là khi nền kinh tế thị trường đang ào ạt xô bồ diễn ra thì cũng là lúc giá trị văn hóa tinh thần dần bị biến dạng, các tác động của nó đã vô tình khiến cho tinh thần của các nhà điêu khắc suy giảm niềm tin, ý chí đáng kể dẫn đến các tác phẩm dần dần có xu hướng thị trường, làm nhanh, làm ẩu.

Mặt khác, cũng do tác động của cơ chế thị trường mà mọi người dân hối hả vội vã cuốn theo vòng xoáy kim tiền nên phần nào thờ ơ với nền nghệ thuật điêu khắc, vô hình chung đã bỏ quên giá trị đó.

Ngoài ra, nguồn kinh phí, phương tiện, nhân lực cần đầu tư cho hoạt động, khai thác giá trị nghệ thuật điêu khắc còn gặp không ít khó khăn. Các cấp ủy chính quyền địa phương có lúc còn chưa nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của nghệ thuật chạm khắc đồ đồng trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đôi khi vì mục tiêu phát triển kinh tế mà quên mất những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ di tích lịch sử. Hiện tại công tác xã hội hóa phát huy giá trị nghệ thuật điêu khắc còn thiếu những chế độ, chính sách, phương án cụ thể, việc tổ chức trưng bày khai thác chưa thực hiện một cách khoa học, đồng bộ và bài bản.

Hiện nay, trong trào lưu sáng tác tác phẩm điêu khắc bài trí trong khuôn viên trong gia đình đang được chú trọng, trong điều kiện đời sống nhân dân đang dần được nâng cao, mọi người có điều kiện quan tâm đến giá trị tinh thần thì rất cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc định hướng trưng bày tác phẩm điêu khắc cho xứng tầm khu vực, cả nước.

Và để khắc phục những tình trạng trên, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp cấp bách như:

Một là, các cơ quan quan lý nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan về văn hóa cần sớm có chủ trương điều tra xã hội học, kiểm kê, đánh giá, nhận định lại toàn bộ những tác phẩm có tính dân tộc, trên cơ sở đó có những chính sách thích hợp nhằm bảo vệ, trưng bày phát triển một cách bền vững và lâu dài những tác phẩm đó.

Hai là, cần sớm có những kế hoạch, chiến lược, dự án giới thiệu những tác phẩm điêu khắc có tính dân tộc vào trường học, thông qua giáo dục thẩm

mỹ, học sinh biết trân trọng và giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc để những sản phẩm quý của cha ông để nó được trường tồn mãi mãi.

Ba là, cần tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, trong đó mời các chuyên gia đầu ngành về nghệ thuật, đánh giá giá trị của nghệ thuật điêu khắc một cách khoa học, cụ thể, chính xác, đưa ra những đánh giá những kiến thức nhằm giúp các thế hệ có cái nhìn chính xác đối với nghệ thuật điêu khắc. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và địa phương mà đơn vị chịu trách nhiệm chính là Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công trình tượng đài đã không ngừng được đầu tư, phân loại, qua đó từng bước thay thế bởi những được cải thiện, những phần cần khoanh vùng, đã trở về nguyên trạng . Công việc tiếp theo của những người có trách nhiệm nghiên cứu văn hóa nghệ thuật là tiếp tục xây dựng khai thác, tìm hiểu giá trị đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc nhằm phục vụ đời sống vật chất tinh thần tốt hơn cho người dân Việt.

Tóm lại vấn đề bảo tồn, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa trong điêu khắc không phải chỉ dành cho các họa sĩ, nhà điêu khắc, các cấp các ngành văn hóa có liên quan mà là ý thức chung tay của toàn xã hội, nó là một phần thiết thực nhằm chăm lo đời sống tinh thần chẳng những cho hôm nay mà còn các thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (nghiên cứu trường hợp triển lãm MTTQ) (Trang 67 - 70)