Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tính dân tộc trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (nghiên cứu trường hợp triển lãm MTTQ) (Trang 70 - 76)

Chương 1 : Cơ sở lý luận

3.3.2.Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tính dân tộc trong tác phẩm

3.3. Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị của tính dân tộc trong tác phẩm điêu khắc

3.3.2.Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tính dân tộc trong tác phẩm

phẩm điêu khắc hiện đại

Nghệ thuật điêu khắc có tính dân tộc là di sản văn hóa vô giá của văn hóa Việt Nam, từ đó đến nay nó luôn là niềm tự hào của người dân Việt.

Cái đẹp của tính dân tộc trong tác phẩm điêu khắc trên thông qua các hình tượng đã được bảo vệ, giữ gìn, nhờ đó nó luôn có giá đẹp trong lòng người thưởng thức.

TK XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức, do vậy, tri thức và nhân văn sẽ giúp con người dần hoàn thiện mình. Như vậy tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, đội ngũ tri thức chuyên ngành cần phải là đội quân tinh nhuệ có tính chất chuyên sâu, muốn chuyên sâu cần xây dựng đội ngũ nghiên cứu trong đó có loại hình nghiên cứu điêu khắc một cách bài bản, nghiêm túc.

Trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, cha ông xưa đã giải quyết vấn đề dân tộc ra sao để họa tiết, hoa văn, pho tượng, phù điêu chạm khắc…gắn với thời đại mà nó ra đời và cho đến ngày nay nó vẫn là những bảo vật Quốc gia, là những pho tư liệu lịch sử sống cho dân tộc và nhân loại.

Trên thực tế, nếu không khẳng định được các giá trị của nghệ thuật điêu khắc có tính dân tộc thì nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam sẽ dần bị đồng hóa, hòa lẫn, ảnh hưởng với những làn sóng văn hóa mới từ các nước bên ngoài liên tục tác động đến nền văn hóa Việt Nam.

Điều này đã thấy rõ nét khi mà trong đời sống tinh thần người Việt hiện nay, ta có thể thấy đã và đang xuất hiện sự tạp nham, trà trộn lẫn với những thứ tinh túy đẹp đẽ của cha ông, khi mà các con linh vật kỳ lạ, ngoại lai còn án ngữ trước các công trình kiến trúc nhà ở, các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, xí nghiệp, chùa chiền (với chức năng phong thủy chấn trạch, yểm bùa…) thì khi đó việc ảnh hưởng thứ văn hóa lai căng thực sự rất nguy hiểm đến các thế hệ trong đó đặc biệt là nhận thức của thế hệ trẻ. Họ sẽ không phân biệt được những giá trị văn hóa nguyên gốc với loại hình lai căng, không phân biệt nổi đâu là những giá trị của tính dân tộc đâu là giá trị giả tạo hư vô. Nếu lâu dần họ sẽ bị tiêm nhiễm để rồi vô cảm ngay với các tác phẩm điêu khắc của quê hương (tuy nhiên cũng không thể bảo thủ cố giữ khư khư cái gốc văn hóa mà không tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết gạn đục khơi trong, tiếp nhận cái mới một cách cẩn trọng và có suy nghĩ, có

phân loại). Trong bối cảnh thiếu sự định hướng về văn hóa đúng đắn của những nhà chuyên môn có tâm, có trách nhiệm đối với người dân thì khi đó đừng mong có được sự quan tâm thích đáng của người dân trước tinh hoa vốn cổ dân tộc.

Do vậy, muốn những tác phẩm điêu khắc trên đại diện cho tộc Việt thì trước hết nó phải có sức sống trong lòng người dân đã, nó phải là niềm là vinh dự, tự hào mỗi khi được nhắc đến, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần, là tác phẩm để toàn thể dân chúng vui vẻ quây quần trao đổi định hướng sự phát triển của đất nước, là nơi để mọi tổ chức cá nhân nghiên cứu mỗi khi tìm ra những phát hiện mới mang tính học thuật. Có như vậy mới khẳng định vai trò của nó trong tâm thức người dân Việt và qua đó mới được người dân giữ gìn trân quý muôn đời sau.

Tác phẩm điêu khắc có tính dân tộc luôn cần có chỗ đứng và vị thế nhất định trong nền mỹ thuật Việt Nam, vậy trách nhiệm giữ gìn, học tập, nghiên cứu những tác phẩm tinh hoa đó rất cần có những hoạch định chiến lược xây dựng cụ thể, rõ ràng và mạch lạc.

Muốn vậy, trước tiên phải đánh thức được sự ham mê trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở địa phương bằng một số biện pháp như: hàng tháng, các trường Tiểu học, THCS, THPT trong thành phố, phường xã lân cận nên tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục về lịch sử, truyền thống, giáo dục đạo đức và những giá trị văn hoá đẹp đẽ của cha ông, góp phần xây dựng môi trường học tập văn hóa.

Trong thời gian tới, cần có những giải pháp mời các nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước về tìm hiểu các tác phẩm điêu khắc có tính dân tộc nhằm có những nghiên cứu hết sức khoa học, có những đánh giá một cách chính xác về nghệ thuật điêu khắc tổng

thể, toàn diện, đảm bảo tính khách quan và đề ra những biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất.

Cần tổ chức trưng bày các hiện vật bằng tranh ảnh chụp các tác phẩm, in ấn các ấn bản nghiên cứu tinh hoa điêu khắc, trình chiếu nó trong các diễn đàn, các hội thảo, trưng bày nó vào những ngày lễ lớn.

Tiếp tục duy trì chế độ động viên các nghệ sĩ, nhà điêu khắc cao tuổi có kinh nghiệm sáng tác bằng kinh phí hỗ trợ hàng tháng và quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhà điêu khắc để họ còn nhiệt huyết truyền thụ lại cho những ngành nghề, kỹ thuật thể hiện, khuyến khích động viên họ tiếp tục truyền căm hứng cho thế hệ sau tiếp tục theo đuổi đam mê với nghề.

Tổ chức những sự kiện trong đó có phần giới thiệu quảng bá tác phẩm điêu khắc của mình cho đồng bào, nhân dân thưởng thức qua đó giúp nhân dân hiểu và tôn trọng giá trị của nghệ thuật này.

Việc lưu giữ những tác phẩm điêu khắc không thể không kể đến Bảo tàng Quốc gia, đây là địa điểm trung tâm cho công tác tuyên truyền quảng bá những giá trị nghệ thuật độc đáo của tác phẩm điêu khắc, giúp cộng đồng được tiếp cận tác phẩm một cách nhanh chóng nhất. Tại đây cần có những ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống dữ liệu khoa học nhằm giúp cho công chúng có cái nhìn toàn diện, hệ thống về tác phẩm điêu khắc Việt Nam hiện đại.

Bảo tàng cần có những cuộc nói chuyện, tọa đàm chuyên đề thường xuyên về nghệ thuật điêu khắc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhân dân.

Bảo tàng cần có sự gắn kết với cộng đồng trong việc giới thiệu những tác phẩm điêu khắc có tính dân tộc vào những dịp lễ lớn, hội hè, một phần nhằm

nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn di sản, mặt khác cũng giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, nền văn hóa đậm đà, sâu sắc của dân tộc cho thế hệ trẻ.

Cuối cùng, một mặt rất cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy nền văn hóa bản địa, mặt khác, cần chủ động học tập, tiếp thu những giá trị tích cực, những tinh hoa của văn hoá dân tộc để làm giàu cho kho tàng văn học nghệ thuật , điều này thực sự cần có sự quan tâm chung sức, chung lòng của các cấp chính quyền, các ngành văn hóa tại cơ sở và một phần trách nhiệm của người dân.

Trong thời điểm hiện nay, trước mắt, chúng tôi chú tâm vào việc sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu nội dung tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc hiện đại đã và đang được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật quốc gia Việt Nam.

Với diễn trình phát triển của lịch sử văn hóa Việt cùng với sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật trong nghệ thuật điêu khắc mang tính dân tộc độc đáo rất cần có sự quan tâm kế thừa và phát huy giá trị tinh hoa truyền thống đó của thế hệ trẻ.

Chiến lược xây dựng con người mới có phẩm chất đạo đức và năng lực, tay nghề, có tính nhân văn, có thẩm mỹ, biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, yêu con người là điều hết sức cần thiết, do vậy rất cần khai thác những tinh hoa, những mỏ vàng nghệ thuật chạm khắc của cha ông để làm giầu cho đời sống tinh thần người dân Việt hiện tại là điều mà mọi người đều cần có trách nhiệm quan tâm và hiểu biết thấu đáo.

Trong một giới hạn của đề tài, hy vọng rằng những khảo sát của nhóm nghiên cứu sẽ giúp ích cho người đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc Việt Nam hiện đại.

*Tiểu kết chương

Khi khai thác và phát triển tính dân tộc trong học tập và sáng tác mỹ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng, đối với các nghệ sĩ tạo hình, sinh viên mỹ thuật luôn đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc, thấu đáo. Chúng ta cần phải hiểu đến nơi đến chốn những tư tưởng, quan niệm, cách nhìn khi phản ánh hiện thực cũng như tư duy tạo hình và quan niệm thẩm mỹ của cha ông ta xưa. Có như vậy mới thấy hết giá trị đích thực của nền mỹ thuật dân gian để từ đó có thể kế thừa và phát triển sáng tạo các tác phẩm điêu khắc trong thời đại ngày nay một cách có hiệu quả.

Như vậy, yếu tố có thể khai thác của nền nghệ thuật tạo hình dân gian truyền thống Việt Nam để xây dựng tiếng nói tạo hình của thời đại chúng ta, đối với những sinh viên học tập và sáng tác mỹ thuật không phải là một ngoại hình ngộ nghĩnh hay ngây thơ, một không gian đơn giản, ước lệ nào đó mà là một thái độ, một quan niệm mới về không gian, cả không gian tạo hình lẫn không gian xã hội - nhân văn.

Tìm hiểu để tính dân tộc trong điêu khắc còn biết bao vấn đề, biết bao khía cạnh, có thể rất lý thú và bổ ích mà chúng ta chưa kịp lưu ý đến. Điều đó cũng không có nghĩa: nền nghệ thuật ấy đang dần bị mai một, bị bỏ quên mà chúng ta có thể tuỳ hứng nhặt nhạnh trong đó một vài chất liệu để nhằm phục vụ kịp thời hay lâu dài một ý tưởng nào đó của những người cùng thời với mình.

Những nghệ sĩ tạo hình, nhà điêu khắc Việt Nam, những sinh viên đang học mỹ thuật ngày nay cần phải tìm cho mình chất liệu trong cuộc sống thời nay và biết khai thác, phát huy những bài học của tính đan tộc trong điêu khắc một cách nghiêm túc, sáng tạo với một thái độ trân trọng chứ không phải sự phục chế hay nệ cổ một cách dễ dãi, ngây ngô và hời hợt.

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016 (nghiên cứu trường hợp triển lãm MTTQ) (Trang 70 - 76)