6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Về tác giả Sa Phong Ba
1.3.1. Con ngƣời và sự nghiệp Sa Phong Ba
Sa Phong Ba tên thật là Sa Viết Sọi, sinh ngày 6/7/1948. Sinh tại: Bản Cao Đa, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; là ngƣời dân tộc: Thái (Thái trắng). Tuổi thơ của Sa Phong Ba gắn với vùng quê nghèo của ngƣời Thái của huyện Bắc Yên. Vốn đam mê viết báo, viết sách từ thuở còn nhỏ, đặc biệt có duyên với truyện ngắn, Sa Phong Ba đã bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ năm 1970 (thời gian học tại trƣờng đại học báo chí khóa I - 1969 - 1973). Từ năm 1973 đến 1990: Viết báo, sáng tác truyện tại Đài phát thanh Sơn La, báo Sơn La. Năm 1992: Là một trong 5 ngƣời viết văn dân tộc thiểu số phía Bắc đi dự trại sáng tác của Bộ Văn hóa (Đại Lải - Mê Linh - Vĩnh Phú) thời gian một tháng: Có 8 truyện ngắn về chủ để chống mê tín dị đoan, tiêu cực. Từ năm 1994 là cán bộ biên tập thông tin thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Sơn La. Là Ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thƣờng vụ Hội Văn nghệ tỉnh Sơn La khóa I (1982 - 1989).
Các tác phẩm tiêu biểu: Những bông hoa ban tím (tập truyện ngắn, 1982); Vùng đồi gió quẩn (tập truyện ngắn, 1994); Người rừng ở Pá Lống
(tập truyện ngắn, 2017); một số truyện ngắn in chung với một số tác giả và 23 truyện ngắn in trên báo địa phƣơng và Trung ƣơng. Các giải thƣởng văn học nghệ thuật:
+ 1971: Giải thƣởng truyện ngắn (Bộ Lâm nghiệp): Truyện: Lòng rừng
(giải chính thức).
+ 1972: Giải thƣởng chính thức truyện ngắn viết về ngành Nội thƣơng (Giải thƣởng của Bộ Nội thƣơng - nay là Bộ Thƣơng mại).
+ 1982: Giải nhất truyện ngắn của ngành Bƣu điện (Giải thƣởng của Tổng cục Bƣu điện đƣa thƣ).
+ 1983: Giải C, truyện ngắn viết về 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ rừng (Giải thƣởng của Bộ Lâm nghiệp và bằng khen của Bộ trƣởng).
+ 1985: Nhận giải thƣởng của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tặng cho 15 cây bút xuất sắc các dân tộc thiểu số, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập nƣớc, kèm bằng khen của Chính phủ.
+ Ngoài ra, trong 20 năm qua, còn nhận nhiều giải thƣởng của các cơ quan báo chí, hội văn nghệ địa phƣơng (Tỉnh).
Nội dung các truyện ngắn của Sa Phong Ba tập trung: phản ánh tinh thần làm chủ tập thể, xây dựng Hợp tác xã ở vùng nông thôn miền núi quê anh, những mặt trái của cuộc sống thời kì đổi mới, đặc biệt là sự nâng niu những nét đẹp trong sắc thái văn hóa dân tộc, quyết tâm đổi đời của ngƣời dân quê hƣơng nhà văn.
1.3.2. Hành trình sáng tạo Sa Phong Ba
Sa Phong Ba sinh ra, lớn lên và gắn bó với bản Cao Đa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Bản Cao Đa vốn là bản ngƣời Thái trắng, bản nghèo vì bao đời chỉ biết làm nƣơng rẫy. Từ nhỏ, cậu bé Sa Viết Sọi đã theo mẹ lên nƣơng để rồi những cảnh núi rừng, gió, mƣa, những loài hoa và sắc màu, những âm thanh, những tính cách của con ngƣời quê anh đã “ngấm” vào anh trở thành những nhân vật trong những sáng tác sau này.
Sa Viết Sọi có duyên viết truyện ngắn. Năm 1971 khi đang học ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, anh viết “Lòng rừng” với tác phẩm đầu tay này đã chiếm đƣợc giải thƣởng của Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1973, tốt nghiệp Khoa Báo chí, Sa Viết Sọi về công tác ở Đài Phát thanh Khu tự trị Tây Bắc. Đƣợc đào tạo bài bản, lại có năng khiếu, con đƣờng công danh đang mở ra trƣớc nhà báo trẻ Sa Viết Sọi.
Những năm của thập kỷ 70, Sa Viết Sọi viết các truyện ngắn “Những bông ban tím”; “Bố con ông Pấng”; “Lòng rừng”; “Nỗi bực của y sĩ Pằn”; “Sao lạ Phiềng Sa”… phản ánh tinh thần làm chủ tập thể, xây dựng Hợp tác xã ở vùng nông thôn miền núi quê anh. Sau đó, anh tập hợp lại thành tập truyện ngắn đặt tên “Những bông ban tím”. Tập truyện ngắn “Những bông
ban tím” ra đời đã tạo đƣợc dƣ luận, tập truyện đã nâng niu những nét đẹp trong sắc thái văn hóa dân tộc, quyết tâm đổi đời của ngƣời dân quê anh.
Đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới mở ra “khoảng trời” mới cho sáng tác văn học. Cũng nhƣ các nhà văn khác, Sa Viết Sọi nhìn cuộc sống ở cả hai mặt “trái” và “phải”. Các truyện ngắn: “Cú điện thoại bỏ ngỏ”, “Gói quà bí mật”, “Thông cảm bác nhé”, “Chậc, tại mình cả”, “Chuyện một người dạy thú thất nghiệp”, “Một hội bí mật của những người giàu”, “Chuyện ông Póm tếu ở Nà Cút”, “Vùng đồi gió quẩn”… tập hợp thành tập truyện ngắn mang tên “Vùng đồi gió quẩn” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 1995. Tập truyện đã phê phán những thói hƣ, tật xấu trong đời sống xã hội. Kinh tế thị trƣờng nhƣ một luồng gió lạ thổi đến mọi ngóc ngách của vùng đồi quê anh, đem cả cái tốt và cái xấu. Bằng giọng văn châm biếm, Sa Viết Sọi đã “châm” đúng những điểm yếu nhất mà cuộc sống đang quan tâm. Thời đổi mới mà ngƣời ta vẫn phạm những cái sai giống nhƣ từ mấy chục năm trƣớc. Thời làm ăn kinh tế mà vẫn làm kinh tế phong trào. Quẩn quanh trong cái vòng luẩn quẩn, chỉ khổ dân.
Năm 2005, Sa Viết Sọi cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn thứ ba “Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài” (NXB Văn hóa dân tộc ấn hành). Trong 9 truyện ngắn thì có tới 7 truyện tập trung phản ánh về tinh thần đoàn kết các dân tộc ở vùng đồi quê anh. Với một chủ đề tập trung nhƣ vậy, Sa Viết Sọi muốn khẳng định dù cuộc sống có thay đổi thế nào thì con ngƣời quê anh vẫn giữ đƣợc bản chất của mình. Họ vẫn là những chàng trai, cô gái, những già bản thật thà, chất phác sống tốt với nhau nhƣ anh em một nhà. Tình bạn giữa ông Mờng với ông Páo Lếnh dân tộc Mông (Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài); ông Giàng Dé dân tộc Mông và ông Hoàng È dân tộc Thái uống rƣợu tiết gà trắng để kết bạn (Tết mới ở Cáy Khẻ) là những câu chuyện cảm động về tình ngƣời ở vùng đồi núi này. Ngoài thể loại truyện ngắn, Sa Viết Sọi còn viết ký, truyện vừa. Truyện “Một truyền thuyết về
Ma Cà Rồng” đƣợc chuyển thể thành phim truyện “Chuyện tình nàng Y Von” và đã đƣợc trình chiếu thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời.
Năm 1997, Sa Viết Sọi đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Anh còn là hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Sơn La, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam – từng ấy, đủ làm nên một niềm tự hào. Nhƣng Sa Viết Sọi không bao giờ khoe mình, anh chỉ là một bông ban tím khuất ở mé đồi (Trên núi rừng Tây Bắc có hai loại hoa ban trắng và hoa ban tím. Hoa ban trắng nở vào dịp sau Tết âm lịch trắng cả núi rừng từ xa ai cũng nhìn thấy. Nhƣng hoa ban tím đầu tháng mƣời dƣơng lịch đã nở với cái màu tím khiêm nhƣờng nhìn gần mới thấy hết vẻ đẹp của nó), vì thế ngƣời đọc sẽ thấy một ông Lứng luôn bị dị ứng với những thói hƣ tật xấu của con ngƣời trong “Một người ở góc khuất cuộc đời”.
Đứng ở góc khuất cuộc đời để nhìn nhận cuộc đời, viết về cuộc đời với mong muốn con ngƣời sống tốt với nhau hơn, tin tƣởng ở tƣơng lai ngày mai đẹp hơn. Sa Viết Sọi đã dành tất cả tình cảm đó xây dựng nên những nhân vật là hiện thân của con ngƣời quê anh. Ít có nhà văn nào để cả cuộc đời viết về quê hƣơng mình.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy văn hóa là phạm trù khái niệm vô cùng phong phú, nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa đã góp phần tạo ra một hƣớng nghiên cứu mới cho văn học, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học viết về vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có vùng Tây Bắc – Sơn La. Tây Bắc và Sơn La là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó ngƣời Thái là dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời, cƣ trú rộng khắp vùng Tây Bắc, có những nét văn hóa đặc trƣng, vì thế văn hóa Thái đã đại diện cho cả vùng Tây Bắc – Sơn La. Ở phƣơng diện văn hóa phi vật thể, văn hóa Thái đã mang đến cho vùng Tây Bắc-Sơn La những biểu hiện đặc trƣng, riêng biệt, đó là nét ẩm thực của văn hóa ăn, uống đến các loại đồ chấm và đặc điểm về gia đình và tập tục trong hôn nhân Thái. Trƣớc hết, có thể thấy
ẩm thực của ngƣời Thái rất phong phú, đặc sắc, từ nguyên liệu có nguồn gốc trong tự nhiên, từ cách chế biến mang bản sắc riêng đến văn hóa uống và kèm các loại đồ chấm mang hƣơng vị của núi rừng Tây Bắc. Cùng với ẩm thực thì đặc điểm về gia đình và tập tục hôn nhân cũng là nét văn hóa đặc trƣng tiêu biểu: gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, hôn nhân một vợ một chồng bền vững, tập tục ở rể, con gái về nhà chồng mang theo tài sản, của hồi môn, con gái có chồng phải tẳng cẩu. Bên cạnh đó, ngƣời Thái cũng có hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, đặc sắc từ Lễ hội Xên Bản, Xên Mƣờng, Hội Hoa Ban, Tết Xíp Xí và sinh hoạt Hạn Khuống cùng với tín ngƣỡng vạn vật hữu linh thờ thần, thờ ma. Cùng hệ thống lễ hội ngƣời Thái có nghệ thuật biểu diễn đặc sắc, tiêu biểu là Khắp Thái, Xòe Thái và các loại nhạc cụ kết hợp khi biểu diễn. Không chỉ biểu hiện đa dạng ở phƣơng diện văn hóa phi vật thể mà văn hóa Thái còn khẳng định nét riêng biệt ở phƣơng diện văn hóa phi vật thể với hình ảnh độc đáo về cây hoa Ban, tập quán cƣ trú ven sông suối, ở nhà sàn, các sản phẩm thủ công trong đan lát và nghề dệt thổ cẩm, cùng với nét trang phục độc đáo qua chiếc áo cóm và khăn piêu của phụ nữ, áo chàm của nam giới; Với vai trò, sự ảnh hƣởng rộng lớn, văn hóa Thái đã trở thành đề tài cho hầu hết các tác phẩm văn học viết về vùng dân tộc miền núi Tây Bắc- Sơn La, chủ yếu các tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi hiện đại. Từ hành trình sáng tạo, khám phá, đƣa văn hóa dân tộc đến với công chúng qua các trang văn viết về chính dân tộc mình, Sa Phong Ba đã góp phần cho sự phát triển của mảng văn học dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, vừa góp phần cho sự hình thành văn xuôi hiện đại Sơn La.
Chƣơng 2
VĂN HÓA VẬT THỂ TRONG TRUYỆN NGẮN SA PHONG BA 2.1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc
2.1.1. Rừng nhƣ một biểu tƣợng sinh thái
Rừng là một phần của thiên nhiên, của tạo vật và là một tài nguyên vô giá đối với bất kì quốc gia nào. Đối với Sơn La rừng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc cƣ trú ở vùng Sơn La, Tây Bắc. Riêng với ngƣời Thái ở Sơn La rừng còn đóng góp vào việc hình thành các giá trị văn hoá mang đậm nét đặc trƣng và tạo nên không gian văn hóa Thái. Sẽ chƣa đầy đủ khi đề cập đến các yếu tố tạo nên văn hóa đặc trƣng ngƣời Thái mà không kể đến vai trò của rừng. Bởi với ngƣời Thái rừng vừa là không gian thiên nhiên gắn với sự sinh tồn của các loài vật vừa là nơi cung ứng những nguyên liệu tự nhiên để làm nên những món ăn tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, Rừng cũng nơi gửi gắm những nỗi niềm trong văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh vô cùng đặc sắc. Những bông ban tím là tập truyện tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của Sa Phong Ba, tập ra đời vào thập niên 1970, tập truyện đã tạo đƣợc sự chú ý của dƣ luận ngay khi nó ra đời. Những bông ban tím bao gồm các truyện ngắn “Những bông ban tím”; “Bố con ông Pấng”; “Lòng rừng”; “Nỗi bực của y sĩ Pằn”; “Sao lạ Phiềng Xa”, tập truyện vừa phản ánh tinh thần làm chủ tập thể, xây dựng hợp tác xã ở vùng nông thôn miền núi quê anh, tập truyện cũng nâng niu những nét đẹp trong sắc thái văn hóa dân tộc, quyết tâm đổi đời của đồng bào các dân tộc ở quê
hƣơng nhà văn. Đặc biệt trong tập truyện có yếu tố sinh thái rừng. Trong các truyện ngắn, nhà văn đƣa ngƣời đọc khám phá hệ sinh thái đặc trƣng của núi rừng miền Tây. Đó là bức tranh thiên nhiên còn giữ những nét hoang sơ với những khu rừng vừa âm u, là sự phong phú của hệ sinh thái rừng với cây cối, chim muông, cùng những câu chuyện về thiên nhiên bí hiểm mà hoang sơ gắn với cuộc sống của các tộc ngƣời ngƣời cƣ trú tại Sơn La, trong đó có không gian sinh tồn của ngƣời Thái bao đời nay. Đó là không gian thiên nhiên đặc trƣng của núi rừng Sơn La, lúc âm u, lúc rực rỡ sáng bừng của những rừng ban trắng, e ấp khi vào mùa ban tím (hai sắc hoa ban trở thành biểu tƣợng đặc trƣng của núi rừng miền Tây Bắc. Vì thế, tác giả Nguyễn Văn Lụa đã mệnh danh Sa Phong Ba là bông ban tím khuất ở mé đồi, mỗi câu chuyện của Sa Phong Ba đều thấm đẫm hƣơng vị của cây rừng, của mây trời Tây Bắc.
Những bông ban tím là câu chuyện gắn về sự trăn trở về việc xây dựng bản mƣờng trở nên giàu có, ấm no gắn với thời kì xây dựng các hợp tác xã, nội dung xoay quanh chuyện về hợp tác xã nuôi bò của ngƣời Thái ở Mƣờng Đa. Toàn bộ nội dung câu chuyện đều gắn với không gian núi rừng – không gian bao bọc bản làng, không gian sinh tồn của ngƣời Thái ở Mƣờng Đa đã tồn tại bao đời, vì thế nét đẹp trong sinh hoạt hằng ngày, nét đẹp trong lao động, tới không gian của thiên nhiên của núi rừng, của ý nghĩ con ngƣời nơi đây. Mở đầu của trang văn trong Những bông ban tím là khung cảnh mùa xuân tƣơi tắn, rất đặc trƣng về với núi rừng Tây Bắc, một không gian tràn trề sức sống của cỏ non, của chồi biếc, của những bông hoa hoa ban giƣơng cánh khoe sắc “Mùa xuân ! Mùa của cây cối đâm chồi, trổ nụ. Cũng là mùa chim ngói về gù, xây tổ. Mùa hoa ban giƣơng cánh khoe sắc. Mùa cỏ non trên các triền núi Hồng Ngài trải màu xanh mƣợt mà. Mùa bò no cỏ. Bò béo. Ấy là qui luật của trời đất từ ngày khai thiên lập địa” [4 ; tr.5]; tô điểm cho thảm rừng xanh bát ngát và hƣơng thơm ngào ngạt từ cỏ cây vào độ xuân là các sản vật vô cùng đặc sắc mà thiên nhiên đã ban tặng cho ngƣời dân nơi đây, cùng với
bàn tay khéo léo và chăm chỉ của các cô gái Thái từ những nguyên liệu đƣợc thu thập từ rừng sẽ trở thành các món ăn thuộc về bản sắc : “Đấy ! Mùa xuân, là mùa các cô gái miền núi trổ tài hái rau, kiếm măng, nhặt nấm. Sau buổi làm việc, đeo cái giỏ, hay khoác cái túi len lỏi giữa thảm xanh cây lá, giữa hƣơng thơm ngào ngạt của mùa xuân, rúc rích cƣời, thoăn thoắt tay hái lƣợm. Tối về, nhà không sợ thiếu rau làm bữa” [4 ; tr.4]. Đó là khung cảnh của núi rừng Hồng Ngài với màu xanh bạt ngàn của những cây ngô, những bông ban trắng và những bông ban tín khoe sắc sặc sỡ, những khóm măng riềng đã trổ lá non xanh mƣớt: “Bấy giờ, khắp núi Hồng Ngài, ngô đã lên đầy mặt nƣơng. Ngàn vạn bông hoa ban trắng xòe hết cỡ, để khoe sắc. Còn những bông ban tím do nở sớm, đã bắt đầu rựng cánh, làm quả. Quả ban non trông nhỏ nhƣ mảnh tăm, nhọn hoắt. Riêng măng riềng thì đã vƣơn dài trổ ra những lá đầu tiên trong đời nó, mƣợt mà nhƣ phết mỡ gấu” [4 ; tr.23]. Một mùa xuân nữa lại