Đời sống cộng đồng

Một phần của tài liệu Văn hóa thái trong truyện ngắn của sa phong ba (Trang 82 - 98)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đời sống cộng đồng

3.2.1. Quan hệ làng xóm:

Ngƣời Thái rất chú trọng quan hệ làng xóm láng giềng, do tập quán cƣ trú tập trung thành bản, mƣờng và định cƣ ven sông, ven suối, nên trong tất cả các mối quan hệ ngƣời Thái rất trọng nghĩa trọng tình, làng xóm, láng giềng đƣợc quý nhƣ anh em ruột thịt, vì họ có quan niệm rất giống với nhiều dân tộc khác, đó là “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Với quan niệm nhƣ thế, ngƣời Thái rất quý trọng bạn bè ở cùng bản, khác bản, khác mƣờng, thậm chí quý trọng cả làng xóm không thuộc cùng dân tộc. Câu chuyện cảm động về tình bạn, tình làng bản giữa ông Mờng (ngƣời Thái) và Páo Lếnh (ngƣời Mông) trong Một chuyện dưới chân núi Hồng Ngài là một ví dụ, ông Mờng đã rất bực khi thấy trâu nhà ông bị chém cụt đuôi, dù ông nghe nhiều ngƣời phỏng đoán có thể trâu nhà ông bị chính ông Páo Lếnh (bạn Tồng: ngƣời bạn kết nghĩa của ông chém). Hơn nữa, ông Mờng đã khẳng địn ông Páo Lếnh là bạn Tồng thì không bao giờ chém trâu nhà ông. Sau mối nghi ngờ đó, ngƣời

đọc đã vô cùng cảm động, khi một ngày ông Páo Lếnh xuống thăm bạn Tồng là ông Mờng đã lấy từ lù cởi một gói lá chuối cuốn trong đó là thịt nhím rừng và lời mời ông Mờng lên ăn lễ đầy tháng và đặt tên cho cháu trai của mình. Và càng trân trọng hơn, ba hôm sau khi ba ông bạn Tồng (ông Mờng, ông Pềnh và Páo Lếnh) uống rƣợu với mâm thịt ngủ gác chân lên nhau đến tận chiều thì ông Páo Lếnh đã cho bốn thanh niên Mông mỗi ngƣời giữ một sợi dậy da bò khô, dong một con trâu nái xuống tại nhà ông Mờng. Páo Lếnh đã đổi con trâu nái đang chửa của nhà cho ông Mờng để lấy con trâu cụt đuôi lên núi của ngƣời Mông để ông Mờng (ông bạn Tồng) khổi buồn phiền.

Do tập quán cƣ trú và khu vực cƣ trú cho nên trong mối quan hệ với làng xóm làng giềng, ngƣời Thái rất coi trọng nghĩa tình, sự coi trọng đó chính là nét đẹp trong văn hóa tinh thần của ngƣời Thái.

3.2.2. Tín ngƣỡng - Lễ hội

Bên cạnh những tín ngƣỡng rất đặc sắc nêu trên thì lễ hội của ngƣời Thái cũng thể hiện đậm nét tín ngƣỡng vạn vật hữu linh. Do đặc điểm về điều kiện cƣ trú, ngƣời Thái cũng thần thánh hóa và tôn thờ các lực lƣợng tự nhiên; cho nên trong xã hội cũ, thời kì văn hóa chƣa phát triển, rất nhiều ngƣời đã mê mị và bị những các ông mo, thầy cúng dùng tà thuật để lừa bịp. Câu chuyện Nỗi bực của y sỹ Pằn nhà văn là minh chứng của tín ngƣỡng lạc hậu tin vào thần quỷ để rồi họ phải thực hiện nghi thức “cúng rút tiết” khi ốm đau của ngƣời Thái. Còn lão Tằng (lão thầy cúng) đã thừa dịp đó để mị dân và buộc họ phải mang đồ lễ đến cho lão, ốm nặng thì đồ lễ nặng. Bài “cúng rút tiết” của lão Tằng đƣợc miêu tả: “Lão bắc một thanh gƣơm, chuôi tựa vào ngực ngƣời ốm, mũi cắm vào một cái bát có nƣớc lã, trong bát có một búp tre non. Cúng lâu thì bát nƣớc đỏ lên y nhƣ máu. Bảo máu xấu nó ở ngực chảy ra” [5; tr.81]…Khi có ngƣời nhà ốm đau, họ tin là do linh hồn bị quỷ bắt nên phải mang đồ đến cống nạp nhờ lão Tằng cúng rút tiết. Tục cúng ma và mời thầy mo thầy cúng đến trừ tà khi ốm cũng là tín ngƣỡng tôn thờ và đề cao

thần quyền quá mức của ngƣời Thái. Chính sự đề cao đó đã tạo cơ hội cho những ngƣời nhƣ lão Mềnh (Lão Mềnh) lợi dụng hành nghề cúng bái, hƣởng lợi từ đồ đến cúng tế của ngƣời dân. Cùng với tín ngƣỡng thờ thần, thờ ma trong Sao Lạ Phiềng Xa, nhà văn lại khiến ngƣời đọc liên tƣởng đến một tín ngƣỡng khác của ngƣời Thái, đó là tín ngƣỡng thờ thần rừng, vì rừng Hả Quai rất đáng sợ (rừng vừa rộng, vừa âm u, huyền bí và lại có lời đồn: đã có ngƣời đi lạc trong rừng, trở về thì ốm chết), từ đó ngƣời Phiềng Sa có tục cúng rừng, tục cúng đó không biết đã có từ đời nào: “Phiềng Xa có tục cúng ma rừng Hả Quai. Cứ mỗi năm các bản thay nhau cúng trâu ở ngay gốc đa chỗ rừng ma ấy. Cứ ba tháng một lần cúng. Thành ra mỗi năm phải bốn con trâu chết. Một con cúng vào ngày tết nữa là năm” [7; tr. 112]. Tục cúng rừng Hả Quai thịnh hành nhất đến thời Tạo Mằn (ngƣời cầm đầu Phiềng Xa), nhƣng sau khi giải phóng chỉ còn các ông mo lớn trong vùng thay nhau đến khấn tế cái gốc đa chỗ rừng ma. Có thể thấy ngƣời Thái có niềm tin về sự bình yên và sự che trở của thần linh cho cuộc sống hằng ngày của họ.

Tục cúng ma cũng đƣợc nhà văn thể hiện trong truyện ngắn Lão Mềnh, ngƣời Thái tin rằng có hồn ma của ngƣời chết, cho nên bất kì sự lạ nào sẽ đƣợc ngƣời Thái suy đoán theo phƣơng diện tâm linh, trong tín ngƣỡng họ tin là có “ma” ở bất kì đâu : “Ngƣời dân vẫn tin là có hồn ma ngƣời chết, luôn luôn hiện về. mọi điều đột ngột xảy ra trong nhà, gầm sàn, ngoài cửa, ở cái ninh, cái nồi…đều có ma làm. Anh còn nhớ hồi lão Mớ chết, chủ nhà, con cháu mổ con dê cúng theo phong tục mới đơn giản. Chôn xong hôm sau ngƣời ta rắc tro mịn ở ngƣỡng cửa, bảo để xem hồn ngƣời chết có về đòi gì nữa không” [14; tr.148]. Và nếu có linh hồn ngƣời chết quay về theo dấu tro thật, thì ngƣời nhà sẽ tiếp tục mổ bò, mổ dê để cúng tế đến khi ngƣời chết vừa lòng thì thôi.

Tín ngƣỡng mê tín vào thuật bói toán của ngƣời Thái đƣợc thể hiện trong truyện ngắn Lão Mềnh, câu chuyện xoay quanh sự nhận thức của ngƣời

dân về tà thuật, bói toán và về những kẻ nhƣ lão Mềnh (lão thầy cúng), chính lão đã vô tình gây nên cái chết thƣơng tâm của anh Chọi bằng cái bằng cái thuật bói toán vận mệnh. Anh Chọi chết do không cầm đƣợc máu ở chân, và anh chết do dùng chân đá vào nanh con hổ anh bị cắm vào nanh con hổ đã chết, khi anh đá chân vào răng nanh con hổ chết). Ngay khi xác anh đƣợc đƣa về bản vừa về đến đầu bản, mọi ngƣời túa ra xem, khi vừa thấy xác hổ, vừa thấy xác anh Chọi, ngƣời trong bản hỏi nhau (ngƣời kêu, ngƣời đáp, tiếng gắt) xen lẫn đó là tiếng quát không ai đƣợc hỏi về cái chết của Chọi vì họ tâm niệm trong chữ “Kiêng”, đối với ngƣời xác ngƣời chết chết đột ngột, ngƣời Thái kiêng không đƣợc hỏi vì sao ngƣời đó chết, hoặc chết vì cái gì. Ngay sau đó, xác anh thanh niên xấu số đƣợc đƣa về nhà: “Tiếng khóc rú lên. Thảm thiết. Cả bản náo động” [14; tr.140]. Với cái chết quá đột ngột của anh Chọi, vợ anh đều cho rằng anh chết oan uổng, thế nhƣng sự thật đằng sau cái chết đấy bắt nguồn từ chính sự mê tín của anh Chọi: anh đƣợc lão Mềnh phán là sẽ chết vì hổ, cho nên khi phải vào rừng Chọi rất sợ gặp hổ. Từ chỗ sợ đã biến thành nỗi căm thù, nên khi anh thấy đoàn thợ săn đã bắn chết đƣợc một con hổ, Chọi vừa sợ vừa muốn trả thù con hổ. Vì căm thù, vì nghĩ đến lời phán của lão Mềnh rằng chọi sẽ chết vì hổ, anh đã dùng cái chân đá vào mõm hổ, cú đá mạnh đến mức chân anh cắm phập vào nanh hổ, để rồi khi rút ra, máu chảy xối xả, không kịp cầm máu, lại đang ở trong rừng sâu, đoàn thợ săn đã không kịp đƣa Chọi đi cấp cứu và thế là anh chết. Một cái chết thƣơng tâm. Ngay sau khi anh chết, trong lúc cả bản đang làm ma cho Chọi thì lão Mềnh bắt đầu thấy hoang mang, rồi thấy mình có tài tiên đoán trúng là Chọi chết vì hổ thật. Nhƣng cả lão Mềnh, vợ chọi rồi dân bản thì chƣa từng nghĩ đến tình hống nếu Chọi không đá chân vào nanh hổ thì chắc gì anh đã chết.

Tang ma của ngƣời Thái cũng rất đặc biệt, khi có một ngƣời chết thì theo lí do (mất đột ngột do tai nạn, do cảm, do bệnh, ngƣời chết trẻ) sẽ đƣợc tổ chức theo nghi thức đặc biệt, còn ngƣời chết vì tuổi tác đã cao có nghi lễ

riêng. Thông thƣờng đối với những ngƣời chết trẻ, chết đột ngột, họ đều có chung ý niệm tâm linh là “ngƣời chết đã chết oan”. Khi có ngƣời chết cả bản sẽ cùng xúm vào để cùng hỗ trợ gia đình chuẩn bị hậu sự cho ngƣời chết, lễ tang đƣợc tổ chức thông thƣờng kéo dài ít nhất từ một ngày một đêm trở lên. Trong đám tang các nghi lễ đƣợc tiến hành theo luật tục: trƣớc khi đƣa thi thể ngƣời chết vào trong quan tài, thi thể đƣợc tắm sạch và đƣợc mặc nhiều áo quần lồng vào nhau (thƣờng là từ ba bộ trở lên), sau đó đƣợc khâm liệm bằng vải trắng, chọn giờ đƣa thi hài vào quan tài, từ lúc đó chính thức làm đám. Đám ma có nhiều nghi lễ: lễ cúng cơm, cúng đồ, cúng vong hồn về theo tổ tiên, để thực hiện nghi lễ cần rất nhiều đồ dẫn (thịt lợn, gà, rƣợu, hƣơng hoa). Thông thƣờng đám tang của ngƣời Thái, ngoài anh em họ hàng đến chia buồn, thì hầu nhƣ cả bản cũng đến chia buồn, gia đình có tang sẽ giết trâu, giết lơn, bò và làm cơm mời cả bản và họ hàng trong những ngày tổ chức tang lễ. Tất cả những nghi thức này đều đƣợc thực hiện với mong muốn: ngƣời chết sang thế giới bên kia đƣợc đƣa tiễn đầy đủ, có đồ đạc để sinh hoạt và đặc biệt không còn vƣơng vấn với mọi thứ ở trần thế. Sau tang lễ: ngƣời Thái sẽ thực hiện các nghi lễ khác: lễ đóng cửa mả (đây là nghi lễ đƣợc thực hiện ngay sau khi đã chôn ngƣời chết hoặc hai đến ba ngày sau khi chôn ngƣời chết). Cùng với nghi thức đó: ngƣời Thái chỉ thực hiện cúng giỗ ba lần, sau đó bỏ hẳn: lần thứ nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời chết vừa tròn một trăm ngày, lần thứ hai một năm đầu và lần thứ ba là khi ngƣời chết tròn ba năm. Sau khi giỗ ba năm ngƣời Thái thực hiện nghi lễ bỏ tang và từ những năm sau không tổ chức giỗ ngƣời chết.

Bên cạnh những tín ngƣỡng về linh hồn, vạn vật hữu linh kèm theo những nghi thức đƣợc thể hiện trong các lễ hội thì ngƣời Thái còn có hệ thống lễ hội vô cùng đặc sắc: lễ vào nhà mới, lễ hội hoa ban. Với Lễ vào nhà mới của ngƣời Thái, đây cũng là nghi lễ mang ý nghĩa tích cực về hạnh phúc về tƣơng lai, lễ mừng đƣợc tổ chức vào ngày đẹp, chủ nhà chọn một ngƣời bên

nội và một ngƣời bên ngoại thuộc vai trên, có uy tín để gánh đồ tƣợng trƣng vào nhà mới.

3.2.3. Nghệ thuật biểu diễn

Ngƣời Thái rất yêu thích văn nghệ, sự yêu thích này đƣợc thể hiện qua hệ thống nhạc cụ dân tộc mà ngƣời thƣờng sử dụng: từ chiêng, trống, pí thiu, sáo trúc đến khèn bè, mỗi nhạc cụ đều mang đến những âm thanh đặc trƣng, riêng biệt, trong số đó nổi bật nhất vẫn là khèn bè: khèn bè là nhạc cụ mà hầu hết các chàng trai Thái ai cũng sử dụng đƣợc vì khèn bè rất dễ thổi, đối tƣợng thƣởng thức đa dạng, hơn nữa điệu khèn bè thƣờng mang đến cho ngƣời nghe những cảm xúc đặc biệt vui nhộn. Đề cập đến loại nhạc cụ này, nhà văn có truyện ngắn Nỗi bực của y sĩ Pằn , câu chuyện kể về anh y sĩ Pằn, là y sĩ nhƣng anh lại có tài thổi khèn bè hay. Pằn làm việc cho trạm y tế, nnhững lúc ghỉ ngơi anh hay lấy khèn bè ra thổi, nhờ điệu khèn bè ấy mà tâm trạng của bệnh nhân phấn chấn thêm: “Pặp !-Pặp !-Pặp !..a.… Pặp ! – Pặp –Pặp !” …Ấy là điệu khèn bè của anh y sĩ Pằn hay thổi trong giờ ngh “Pặp !-Pặp !-Pặp !...a…Cứ sau mỗi đonạ ca nào đó, tiếng khèn lại lặp lại điệp khúc ấy. Anh vừa nhắm tín mắt , phùng má thổi vừa nghiêng nghiêng cái đầu. Hai bàn chân to nhƣ chân gấu ngựa, hai tay dày nhƣ vỏ cây của anh cũng dập dập theo điệp khúc ấy” [5; tr. 77]. Nhờ tiếng khèn bè vui nhộn ấy mà ngƣời đến nằm ở trạm xá cũng vui lây cùng cái tính vui nhộn, hòa nhã ấy của Pằn. Xuyên suốt toàn bộ nội dung câu chuyện tìm và khám phá ra bí mật của bài cúng rút tiết của lão Tằng, mỗi lần sau khi bệnh nhân đã ngủ, đang mang tâm trạng Pằn đều lấy khèn bè ra thổi. Những lúc đó có lẽ Pằn cảm thấy thoải mái nhất. Nhƣ vậy có thể thấy, khúc nhạc đƣợc tạo ra từ khèn bè thƣờng là khúc nhạc mang đến sự vui tai.

Bên cạnh hệ thống nhạc cụ mà ngƣời Thái hay sử dụng thì loại hình

Xứ Thái, có thể nói là xứ sở của hát thơ (khắp xƣ). Vốn thơ ca cổ truyền từ các tập biên niên sử Quắm tố mướng hoặc sử thi Táy pú xấc cho đến các truyện thơ tình nhƣ Sống chụ son sao, Khun lú, Náng Ủa, Tản chụ xiết xương, sử thi Chương Han….với các bài thơ, ca dao đều đƣợc dùng để Khắp

(hát)….Ở ngƣời Thái hai chữ “thơ ca” quả là đầy đủ và ý nghĩa “Thơ để giải bầy nỗi lòng, ca (hát) để ngâm vài lời thơ gửi đến những cõi lòng ai đó”. Thơ Thái là thứ “kinh thi” bản địa, hồn quê hòa đồng với thiên nhiên trời đất. Thơ dân gian Thái có một khối lƣợng đồ sộ với các truyện thơ, sử thi nhƣ đã nói ở trên đã trở thành các tác phẩm thơ cổ điển nổi tiếng. Sa Phong Ba cũng đã đƣa ngay loại hình nghệ thuật này vào trong truyện ngắn Chyện ông Póm tếu ở Nà Cút. Sau khi bỏ lại mâm cơm đƣợc thịt bởi “tô xỉ tin” ở lại phía sau, lấy cớ lấy nƣớc cho vợ, ông Póm đã lên nƣơng mang theo nỗi day dứt về tình thƣơng giữa ông và con chó trung thành bao năm, của tình cảm giữa chủ và tớ (giữa ngƣời và chó) thông thƣờng. Ngay chiều hôm ấy, trong lúc giúp vợ dọn nốt khoảnh nƣơng, ông đã cao hứng Khắp mấy câu tiếng Thái “ Càng khổ nhiều, càng phải thƣơng nhau, em ơi,…” [8; tr. 112]. Ngoài nhạc cụ, loại hình khắp, trong hệ thống lễ hội của ngƣời Thái, thì hội xòe là lễ hội đặc sắc và là nét sinh hoạt văn hóa chỉ có trong văn hóa ngƣời Thái. Hội xòe đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, ngƣời Thái có thể xòe ở bất dịp nào, ai cũng có thể tham gia xòe, đặc biệt lễ hội đƣợc tổ chức trong các lễ mừng lớn mang tính chất cộng đồng bản mƣờng, và khi có dịp tụ tập đông ngƣời, ngƣời Thái sẽ tổ chức vòng xòe, vòng xòe càng lớn, cuộc vui kéo dài, có thể thâu đêm. Múa xòe, còn có tên “xòe khăm khen” (múa cầm tay), có từ xƣa có 32 điệu, nổi tiếng nhất là điệu “khắm khen” mọi ngƣời nắm tay nhau quay vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết; điệu “khắm khăm mới lẩu” tức là nâng khăn mời rƣợu tỏ lòng yêu quý và mến khách; điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi nhào về phía trƣớc ý nói trời đất dù có bão giông, sống gió nhƣng tình cảm con ngƣời với nhau thì luôn gắn chặt; Điệu “phá xí” tức bỏ bốn, tƣợng trƣng cho bốn phƣơng trời đoàn kết

giao lƣu; điệu “nhôm khăn” tức tung khăn thể hiện niềm vui mừng mùa màng thắng lợi, xây nhà mới, sinh thêm con cháu, cƣới xin…Các điệu xòe vòng sôi nổi bao nhiêu thì các điệu xòe đơn, xòe tốp lại tinh tế duyên dáng bấy nhiêu - với triết lý âm dƣơng: trời đất, nƣớc - lửa và ý nghĩa nhân sinh cao cả ẩn chứa kỳ ảo trong các điệu xòe Thái từ xƣa tới nay trong các cuộc vui liên hoan, lễ hội. Ý tƣởng xòe khi tập thể cộng đồng đang vui đã đƣợc khắc họa theo ý nghĩ của ông É trong Sao lạ Phiềng Sa khi ông kết hợp giữa mừng nhà mới, mừng ánh điện và hội xòe rƣợu cần “Mƣợn cái cớ mừng nhà mới luôn thể,

Một phần của tài liệu Văn hóa thái trong truyện ngắn của sa phong ba (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)