Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ngữ văn 6 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ ĐỀ XUẤT

3.1. Thực nghiệm sƣ phạm

3.1.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.1.6.1. Đánh giá về mặt định tính

Chúng tơi ghi nhận và xử lý thông tin đánh giá lớp thực nghiệm (thể hiện thơng qua q trình học tập và bài làm của học sinh), từ đó rút ra những nhận xét chung về lớp thực nghiệm khi đƣợc tiếp cận phƣơng pháp thảo luận nhóm nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Thể hiện trong quá trình học tập: Học sinh hăng hái tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập; thảo luận, trao đổi tích cực có tƣ duy sáng tạo; sản phẩm cuối cùng đƣợc thống nhất giữa các thành viên và có kết quả cao. Bên cạnh đó, các em đƣợc đƣa ra ý kiến cá nhân, phản biện để bảo vệ ý kiến của mình nhƣng cũng biết lắng nghe tiếp thu, chọn lọc ý kiến của các thành viên

khác. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học sinh cũng khá nhạy bén, giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên trong thời gian đã quy định thậm chí nhanh hơn.

Thể hiện ở bài làm của học sinh: Xử lí nhanh và đạt kết quả cao ở những câu hỏi trắc nghiệm. Về phần tự luận, các em có cảm xúc, có thẩm mỹ trong việc cảm nhận về vẻ đẹp của động nƣớc Phong Nha, vốn từ ngữ phong phú. Bài làm có chiều sâu.

3.1.6.2. Đánh giá về mặt định lƣợng

Sau quá trình thử nghiệm, căn cứ vào tiết dạy thử nghiệm và kết quả bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành đánh giá về mặt định lƣợng.

Thang điểm đƣợc xây dựng nhƣ sau:

 Loại giỏi: Bài làm đạt từ 9,0 – 10,0 điểm.

 Loại khá: Bài làm đạt từ 7,0 – 8,0 điểm.

 Loại trung bình: Bài làm đạt từ 5,0 - 6,0 điểm.

 Loại yếu: Bài làm đạt từ 1,0 – 4,0 điểm.

Chúng tôi thu đƣợc kết quả:

Bảng 3.1: Phân tích kết quả thực nghiệm.

Lớp

Số bài kiểm

tra

Điểm

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % Thử nghiệm 44 14 31.8 25 56.8 4 9.1 1 2.3 Đối chứng 47 7 14.9 29 61.7 8 17.0 3 6.4

Biểu 3.1: Phân tích kết quả thực nghiệm (đơn vị %).

Nhƣ vậy, kết quả cho thấy về cơ bản cả hai lớp đa phần học sinh đều ở mức khá, tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rõ sự chênh lệch về điểm số, số lƣợng các bài giỏi, trung bình và yếu. Đối với lớp thực nghiệm tỷ lệ giỏi chiếm 31.8% nhƣng lớp đối chứng chỉ chiếm 14.9%. Số lƣợng học sinh đạt trung bình và yếu ở lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm, cụ thể: lớp đối chứng có 8 bài trung bình (17.0%), 3 bài yếu (6.4%); lớp thực nghiệm chỉ có một bài yếu (2.3%) và 4 bài trung bình (9.1%).

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ngữ văn 6 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)