Tiếp tục chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua: “chương

Một phần của tài liệu xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 112)

“chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản”.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về tài chính, việc hỗ trợ của Nhà nước thông qua : “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản” thực sự là một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ của việt Nam. Nhà nước cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 106/2004/NĐ- CP để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị; bỏ thuế VAT với gỗ nguyên liệu nhập khẩu để giảm chi phí và bảo hộ sản xuất trong nước, cho các nhà nhập khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần đa dạng hoá phương thức huy động nguồn tài chính phục vụ hoạt động trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích và trách nhiệm giữa hiệp hội và các thành viên. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ.

Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, về chính sách nhập khẩu nguyên liệu đồ gỗ, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu... là một hoạt động cần nhiều chi phí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản. Do vậy, nhà nước cần tăng thêm chi từ NSNN cho hoạt động này.

Việc xây dựng thương hiệu gỗ là một yếu tố quan trọng để phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém đang có trong các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Chúng ta cũng đã và đang xây dựng, phát triển Chương trình Thương hiệu quốc gia nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị phản ánh bản sắc của quốc gia trong tương lai mà mục tiêu trong giai đoạn đầu là xâu dựng hình ảnh nền kinh tế Việt Nam có các giá trị hấp dẫn và thu hút theo các tiêu chí đổi mới, sáng tạo – chất lượng , năng lực lãnh đạo. Mặt khác, một đất nước có nhiều thương hiệu doanh nghiệp mạnh sẽ tạo ra một

tập hợp các yếu tố làm nên hình ảnh quốc gia. Để có thể xây dựng một thương hiệu quốc gia gỗ Việt Nam như hiệp hội gỗ và Lâm sản đã đặt ra là rất khó và tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ từ phía chính phủ thì chương trình này không thể thực hiện được.

Hiệp hội cần phải duy trì chương trình này trong một thời gian đủ dài, để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có thêm tiềm lực, thâm nhập từng bước vững chắc vào thị trường Hoa Kỳ. Để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời thị trường nhập khẩu gỗ Hoa Kỳ, các doanh nghiệp đòi hỏi phải duy trì việc được chi hỗ trợ đối với hoạt động XTXK từ phía nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong quá trình hội nhập WTO.

3.2.1.5 Đẩy mạnh việc tổ chức đối thoại giữa các cơ quan chính phủ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Chỉ có tiếp xúc và đối thoại với các doanh nghiệp này, các cơ quan chính phủ mới có những thông tin phản hồi khá chính xác từ phía doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, cần tằng cường sự phối hợp và tác động qua lại trong giới doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ thương mại và Chính phủ về các vấn đề phát triển xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Trong những năm qua, các cuộc đối thoại giữa các cơ quan chính phủ với các doanh nghiệp đã thu được một số kết quả: Thứ nhất là góp phần nâng cao năng lực cho các tổ chức xúc tiến xuất khẩu ở tất cả các cấp. Thứ hai là góp phần nâng cao vị thế hình ảnh của doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là trong quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ. Trong những năm tới, sự hợp tác giữa hai phía cần phải được quan

tâm đầy đủ hơn nữa để tranh thủ được mọi nguồn hỗ trợ quốc tế đối với công tác xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt là Cục xúc tiến xuất khẩu cần thường xuyên chủ trì hoặc phối hợp với hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các trung tâm xúc tiến xuất khẩu, các chi nhánh Phòng thương mại và công nghiệp, các viện nghiên cứu để tổ chức các diễn đàn đối thoại giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ với các cơ quan của Chính phủ nhằm giúp Chính phủ có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp, tạo thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Xây dựng quan hệ đối tác chính thức giữa chính phủ và doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là vấn đề chiến lược. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược và chính sách xuất khẩu cũng như xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.

3.2.1.6 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ

Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn rất lớn. Điều này diễn ra không chỉ ở những thành phố lớn mà còn ở các trung tâm thương mại địa phương. Việc khảo sát ở các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, các doanh nghiệp rất muốn được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất. Ví dụ trong các cuộc triển lãm quốc tế về đồ gỗ, Chính phủ và hiệp hội Gỗ và lâm sản vẫn chưa đáp ứng được về tiêu chuẩn cũng như chất lượng về các gian hàng ở hội chợ. Tại một số hội chợ ở Hoa Kỳ, trang thiết bị hội chợ còn rất nghèo nàn và vẫn mang tính tạm bợ. Để có thể đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp về không gian của

gian hàng phải rộng hơn, các trang thiết bị chiếu sáng phải hiện đại hơn, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ là rất cần thiết.

Do vậy, biện pháp cấp bách đặt ra hiện nay là phải từng bước xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Trước hết, Việt Nam cần ưu tiên các dự án xây dựng hai Trung tâm xúc tiến xuất khẩu tại Hà Nội vầ Thành phố Hồ chí Minh. Tuy chưa xây dựng Trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam nhưng Việt Nam đã xây dựng Trung tâm thương mại Việt Nam tại New York. [phụ lục 03].

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trờng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việc chưa có Trung tâm xuất khẩu thì đó là một khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam. Do vậy, Chính phủ Việt Nam phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.

3.2.1.7 Nâng cao năng lực của hệ thống đại diện thương mại và các trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài đang thực hiện một số hoạt động thuộc chức năng xúc tiến xuất khẩu. Trong số đó, Việt Nam đã hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường xuất khẩu thông qua cung cấp thông tin thương mại và phối hợp tổ chức các sự kiện thương mại. “Đánh giá về hệ thống đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài” là một trong những nội dung của dự án VIE 98/021 do Bộ thương mại (Bộ công thương), bộ ngoại giao và các cơ quan liên quan phối hợp để đánh giá về hệ thống đại diện thương mại ở nước ta. Nhà nước cần có biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm, hoạt động của thương

vụ này chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ. Để nâng cao hoạt động của các cơ quan này, Việt Nam cần phải thực hiện một số yêu cầu như sau:

+ Có kế hoạch, biện pháp tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ công tác thị trường đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.

+ Mở rộng mạng lưới cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa kỳ và bổ xung một số cán bộ quan trọng ở thị trường này.

+ Tăng thêm kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Thương vụ để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ. Thương vụ việt Nam tại Hoa Kỳ chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

+ Thương vụ phải có trách nhiệm cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam những thông tin về môi trường và cơ hội xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Nhờ có thông tin trên, Thương vụ có thể giới thiệu các cơ hội tham dự triển lãm, khảo sát thị trường, tham dự hội thảo… về đồ gỗ do các tổ chức xúc tiến xuất khẩu và các cơ quan của Hoa Kỳ tổ chức.

+ Ngoài ra Thương vụ cũng cần phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam sang khảo sát thị trường Hoa Kỳ và các đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ sang khảo sát thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.

+ Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tíêp tục đổi chính sách và cơ chế quản lý tham tán thương mại và cán bộ thương mại công tác dài hạn tại Hoa Kỳ. Về phía Bộ công thương cũng cần kịp thời cung cấp các thông tin và giải quyết những kiến nghị hợp lý của các Tham tán

thương mại trong những vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.

+ Đại sứ quán và cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng cần thực hiện tốt hơn trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của mình.

+ Trong dài hạn, Bộ ngoại giao cần xây dựng một lộ trình phù hợp cho từng địa bàn, sứ quán, cơ quan ngoại giao ở Hoa Kỳ để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước. Bộ ngoại giao cũng cần thành lập trung tâm thông tin kinh tế để cập nhật tin tức trong nước về sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ để chuyển tải ra sứ quán Việt Nam ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam ở Hoa Kỳ hiệu quả hơn nữa.

3.2.2 Nhóm giải pháp đối với Doanh nghiệp

3.2.2.1 Năng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ.

Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng việc xúc tiến xuất khẩu thuộc về Chính phủ còn họ không phải làm gì để xúc tiến xuất khẩu. Đôi khi, các doanh nghiệp lại cho rằng họ không có đủ kinh phí để có thể đầu tư cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Thậm chí có những doanh nghiệp không có các bộ phận marketing. Do vậy, vấn đề đặt ra đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của xúc tiến xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng. Nếu Việt Nam không có biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ hữu hiệu thì các doanh nghiệp xuất khẩu khó lòng tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay. Từ việc nhận thức về hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào

thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp sẽ thấy sự cần thiết phải đầu tư thời gian và kinh phí thích đáng cho hoạt động này.

Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ cần làm đó là phải thiết lập một bộ phận chuyên trách hoạt động Marketing quốc tế và tích cực, chủ động tham gia hoạt động này. Một điều đáng mừng là, mặc dù nền kinh tế Mỹ bị giảm sút trong thời gian này, nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này vẫn tăng đáng kể và thị trường hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đồ gỗ của Việt Nam. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp cần phải có những bước đi hợp lý để có thể tiếp cận và đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu vào thị trường này. Thị trường hoa Kỳ là một thị trường khó tính nhưng các doanh nghiệp của chúng ta vẫn cố gắng đáp ứng các yêu cầu của họ.

Do vậy, để có thể làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư thích đáng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp làm tốt điều này thì các giải pháp dưới đây mới khả thi cho họ.

3.2.2.2 Các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ.

Theo kết quả báo cáo về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, việc xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng đồ gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của Doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã có nhiều thông tin hơn về thị trường đồ gỗ của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam mới có 3 đại diện thương mại tại Hoa Kỳ. [Phụ lục 03]. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin từ phía thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp có thể đặt cơ sở ở Hoa Kỳ dưới các hình thức thích hợp như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện uỷ thác, công ty liên doanh… để phát triển xuất khẩu đồ gỗ.

Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn gặp nhiều rào cản thương mại. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu thông qua một số nội dung sau đây:

+ Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp mình, hợp lý hoá quy trình sản xuất- kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời các doanh nghiệp phải tích cực tham gia một số hội chợ đồ gỗ lớn ở Hoa Kỳ như: Hội chợ quốc

tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời ( The International Casual Furniture & Accessories Market); Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas; Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco. Đây là những hội chợ lớn và đều do các công ty tư nhân tổ chức. Những thông tin về hội chợ được đăng tải trên các trang thông tin điện tử (các trang Web) của các công ty này. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất tích cực trong việc tham gia các hội chợ này và họ rất quyết tâm đến với các hội chợ này để lựa chọn các quyết định phù hợp. Trong quá trình tham gia các hội chợ triển

Một phần của tài liệu xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w