Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 112)

3.2.1 Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô

3.2.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và hoàn thiệncác văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu các văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới XTTM và đặc biệt là XTXK là công việc được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến là rất cần thiết. Sự khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật liên quan đến XTTM hiện nay đang gây khó khăn cho hoạt động XTTM nói chung và hoạt động XTXK nói riêng. Một số biện pháp quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu còn mang tính hình thức và nặng về cấp giấy phép, còn công tác giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm lại không được quan tâm một cách đúng mức. Vì vậy, đầu tư nhiều thời gian hơn nữa để hoàn thiện hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Hệ thống pháp luật liên quan tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu phải được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng và cạnh tranh xuất khẩu ở tất cả các cấp.

Luật Thương mại, các Chế định về hoạt động XTXK bằng các Pháp lệnh, Nghị định, Quy định, Quy chế hướng dẫn thi hành của Chính Phủ cần được xây dựng và ban hành đồng bộ. Tổ chức quản lý của Nhà nước về hoạt động XTXK nói chung và XTXK đồ gỗ nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc tổ chức tập trung thống nhất quyền quản lý và phân cấp quản lý cho những cấp quản lý khác nhau. Theo đó, Bộ Công thương cần được tăng cường quyền

hạn quản lý hoạt động XTXK để khuyến khích hỗ trợ các hoạt động này nhanh chóng phát triển.

Hệ thống hoá điều ước quốc tế đã ký kết với các nước, các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và cam kết mở cửa thị trường cũng như thực hiện các quy định của WTO; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hoá các điều ước quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt Việt Nam cần rà soát việc thực hiện những cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam -.Hoa Kỳ liên quan tới sản phẩm gỗ.

Hoàn thiện cơ chế đối phó với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động XTXK gỗ. Trên cơ sở các công cụ pháp luật đã được ban hành, cần hoàn thiện cơ chế thực thi để vừa phù hợp với quy định của WTO, vừa đối phó được với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thường xuyên rà soát hệ thống pháp luật theo từng lĩnh vực, phân tích, so sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo.

Xây dựng và ban hành khung pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hiệp hội gỗ và lâm sản để phù hợp với cơ chế thị trường.

Rút ngắn giai đoạn nghiên cứu, chuyển sang đàm phán thực chất và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác quan trọng.

Tăng cường vai trò của nhà nước trong công tác quảng bá hình ảnh quốc gia, vận động đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam.

Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của các thành phần kinh tế từ đó nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng này ở Việt Nam. Để làm được điều

này, chi phí đầu vào sản xuất phải được tối thiểu hoá bằng việc xoá bỏ bớt độc quyền như viễn thông, điện , kinh doanh cảng biển…

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thi hành pháp luật xã hội. Hoàn thiện cơ chế giám sát việc thực thi luật pháp nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật.

Nhà nước cần kết hợp hoạt động XTXK với xúc tiến đầu tư. Hiện nay, hoạt động xúc tiến xuất khẩu vẫn tách rời hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài trong khi hai lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, để mở rộng hoặc tăng cường hoạt động xuất khẩu thì XTXK không chỉ hướng vào sản phẩm đang có mà cần hướng tới cả những sản phẩm tiềm năng thông qua hoạt động xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Đa dạng hoá phương thức thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là một chiến lược phù hợp giúp mặt hàng gỗ cạnh tranh với Trung Quốc. Qua đó, đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ ngày càng xâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật rõ ràng, cải cách và đơn giản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thủ tục hành chính dù đã được cải tiến trong thời gian gần đây, nhưng đa số các nhà đầu tư chưa đánh giá cao nỗ lực này.

Về chính sách tài chính- tín dụng:

Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Có cơ chế

khuyến khích theo lộ trình cụ thể để đẩy mạnh các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua thay vì chỉ phục vụ trong nước. Sớm đưa vào thực hiện và mở rộng cung cấp các dịch vụ cho vay bên mua vay, nâng cao hiệu quả của bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ. Chuyển quỹ hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng phát triển, dùng các hình thức hỗ trợ bằng gắn kết tín dụng trả chậm và tín dụng đầu tư, cho các hoạt động xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.

Đa dạng hoá các dịch vụ tài chính- ngân hàng, nghiên cứu, xây dựng các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu trên cơ sở hợp tác giữa các tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức tài chính- tín dụng như IMF, WB, ADB, JBIC….

Chính sách thuế

Điều chỉnh thuế suất và đối tượng áp dụng VAT đối với sản phẩm gỗ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích xuất khẩu, nhất là đối với nguyên liệu trong xuất khẩu đồ gỗ.

Nghiên cứu khả năng miễn nộp thuế hoặc mở rộng thời hạn tạm nộp thuế và đổi mới thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu gỗ nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính sách tiền tệ

Đổi mới cơ chế phối hợp và điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn và xem xét mở rộng biên độ điều chỉnh tỷ giá USD theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ lãi suất cơ bản trong điều hành hoạt động của thị trường tiền tệ tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Nhà nước phải có chính sách tài chính hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động XTXK.

Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh các nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả trong công tác định hướng đầu tư thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất gỗ.

Cần mạnh dạn và cởi mở hơn trong chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư vào ngành sản xuất gỗ. Nên căn cứ vào vào tiềm năng của ngành hàng để có chính sách ưu đãi đầu tư thích hợp. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm và có chính sách thích đáng để thu hút không chỉ nguồn vốn đầu tư trực tiếp mà cả những nguồn vốn đầu tư gián tiếp.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lực lượng lao động trong ngành sản xuất xuất khẩu đồ gỗ. Đặc biệt, Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho cán bộ đang hoạt động trong hoạt động XTXK nói chung và XTXK đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.

Có chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu: cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt trong từng ngành hàng, mặt hàng gỗ.

Chính sách phát triển khoa học – công nghệ

Phát triển khoa học –công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức trong quá trình hội nhập WTO. Việt Nam cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại trong sản xuất ngành gỗ.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.[Phụ lục 1]. Do vậy, để XTXK thành công, Việt Nam cần có chính sách hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia đầu tư và chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, cần xây dựng hệ thống quản lý nhà nước về thị trường công nghệ.

Chỉ có từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh, chúng ta mới tạo được điều kiện cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

3.2.1.3 Hoàn thiện mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường Hoa Kỳ. trường Hoa Kỳ.

Xúc tiến xuất khẩu là một lĩnh vực rất rộng và được thực hiện ở nhiều cấp, nhiều tổ chức khác nhau. Để tránh tình trạng nhiều nhưng không mạnh do thiếu sự phối hợp trong hoạt động giữa các tổ chức xúc tiến xuất khẩu này, nhất thiết phải hình thành một mạng lưới xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả. Hiện nay, các tổ chức nòng cốt quản lý và thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu đó là: Bộ Công thương; Cục xúc tiến thương mại; Vụ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ; hiệp hội gỗ và Lâm sản; Phòng thương mại và công nghiệp… Để tăng hiệu quả của XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam cần có các giải pháp như sau:

Các cơ quan xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô, vi mô cần phải kiện toàn tổ chức và bộ máy hoạt động.

Mỗi một cơ quan phải thực hiện chức năng quản lý theo cấp quản lý mà Nhà nước đã giao.

+Việc hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gỗ Việt Nam của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan mà là của cả mạng lưới xúc tiến xuất khẩu.

+ Mỗi cơ quan phải biết dùng ngoại giao để phục vụ kinh tế, tận dụng các nguồn như Phòng thương mại và công nghiệp Mỹ (Amcham), Lãnh sự quán, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

+ Một số cơ quan xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và điều hành xúc tiến thương mại nói chung và các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nói riêng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước còn khá phổ biến như hiện nay.

+ Thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng nhóm mặt hàng gỗ; hoặc tập trung vào một số doanh nghiệp nhập khẩu mới của Hoa Kỳ.

+Triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia và sản phẩm đồ gỗ trên cơ sở xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể có tính chiến lược. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hơn nữa công tác quảng bá sản phẩm đồ gỗ trên các phương tịên thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng: CNN, BBC, The Economic…

+ Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ, làm cầu nối giúp doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường Hoa Kỳ; đẩy mạnh việc hình thành các trung tâm thương mại Việt

Nam tại Hoa Kỳ nhằm xúc tiến bán hàng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ của Việt Nam.

+ Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác dự báo thông tin thị trường và định hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Nhà nước cần tập trung hơn nữa vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về thị trường, sản phẩm gỗ, đối thủ cạnh tranh và tổ chức các kênh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong nước.

+ Kiện toàn tổ chức của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam: cần nhanh

chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp. Kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động nhanh chóng chuyển từ hoạt động hành chính sang cung cấp dịch vụ chuyên ngành như xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu giải pháp tìm kiếm và tiếp cận thị trường giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu và phát triển thị trường cho ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần chủ động kết hợp với Bộ Công thương trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, với việc hoàn thiện mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ cấp Trung Ương đến địa phương, hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt được nhiều thành công hơn nữa.

3.2.1.4 Tiếp tục chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua :“chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản”.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về tài chính, việc hỗ trợ của Nhà nước thông qua : “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản” thực sự là một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ của việt Nam. Nhà nước cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 106/2004/NĐ- CP để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị; bỏ thuế VAT với gỗ nguyên liệu nhập khẩu để giảm chi phí và bảo hộ sản xuất trong nước, cho các nhà nhập khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần đa dạng hoá phương thức huy động nguồn tài chính phục vụ hoạt động trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích và trách nhiệm giữa hiệp hội và các thành viên. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các doanh

Một phần của tài liệu xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w