Thúc đẩy hoà hợp dân tộc 1991 – 2019

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 44 - 48)

7. Cấu trúc khoá luận

2.2. Thúc đẩy hoà hợp dân tộc 1991 – 2019

2.2.1. Chính sách của chính quyền Đức đối với vấn đề hoà hợp dân tộc

Những thành công của công cuộc thống nhất Đức năm 1990 là nền tảng vững chắc để cho nước Đức tiếp tục thực hiện những chính sách triệt để hơn về hoà hợp dân tộc. Các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy hoà hợp dân tộc tại Đức được bởi Bộ các vấn đề đặc biệt và là một trong những ưu tiên đặc biệt của chính quyền Đức. Hàng năm, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề hoà hợp dân tộc Đức được thực hiện bởi các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức khác nhau ở Đức. Chính phủ Đức cũng thực hiện một báo cáo thường niên về vấn đề này hay để đánh giá quá trình thực hiện hoà hợp dân tộc. Từ năm 1991 đến 2019 đã có 29 báo cáo thương niên về hoà hợp dân tộc được chính phủ Đức thực hiện. Các nghiên cứu đó đã thể hiện rất rõ những chính sách của Đức về vấn đề này trên nhiều lĩnh vực.

Về kinh tế, để thúc đẩy hoà hợp dân tộc nước Đức đã hướng tới mục tiêu cân bằng kinh tế giữa hai vùng Đông Đức và Tây Đức. Chính sách nhất quán của chính quyền Đức là hiện đại hoá và hội nhập kinh tế miền Đông Đức vào kinh tế chung của Liên bang Đức. Để thực hiện được mục tiêu này Liên bang Đức đã tiến hành hỗ trợ về kinh tế cho Đông Đức. Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh

tế, việc tài trợ để tái thiết kinh tế Đông Đức và hộ nhập kinh tế miền đông nước Đức là một quá trình lâu dài, được dự trù đến năm 2019, với chuyển khoản hàng năm từ miền Tây sang miền Đông khoảng 80 tỉ USD, và dự kiến việc viện trợ để tái thiết là đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Đức để ngang bằng với Tây Đức sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2020 và trong những năm tiếp theo. Bên cạnh vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị - xã hội cũng được chính quyền Liên bang Đức tích cực thực hiện để cân bằng sự phát triển giữa hai miền Đông và Tây. Vào năm 1999, Bộ văn hoá và Truyền thông nằm trong phủ thủ tướng Liên bang Đức được thành lập nhằm khôi phục các truyền thống văn hoá của liên bang, và đặc trưng của từng bang. Từ đó đến nay, vấn đề văn hoá Đức trở thành nhiệm vụ quốc gia. Để kích thích phát triển văn hoá ở tầm liên bang, một quỹ văn hoá liên bang đã được thành lập phục vụ cho sự phát triển văn hoá liên bang như văn học, nghệ thuật, hội hoạ, âm nhạc…. trên toàn nươc Đức.

Trên lĩnh vực chính trị, đặc điểm nổi bật nhất cho thấy sự hoà hợp giữa Đông và Tây Đức là sự xuất hiện của các liên minh cầm quyền giữa các đảng chính trị, không có sự phân biệt vùng miền và sự xuất hiện ngày càng nhiều các thành viên quan trọng trong chính phủ có xuất thân từ Đông Đức đại diện đó chính là thủ tướng Angela Markel. Trong cuộc bầu cử ở Đức vào năm 1998 liên minh chính trị giữa đảng 90 và đảng Xanh đã giành thắng lợi đưa chính trị gia Gerhard Fritz Kurt Schröder lên làm thủ tướng. Cuộc bầu cử cuối năm 2005 cũng là thắng lợi của liên minh chính trị, cuộc bầu cử đã đưa bà Angela Markel trở thành vị nữ thủ tướng đầu tiên của Đức với vị thế là thủ lĩnh của một đại liên minh. Đến nă 2009 vẫn là một liên minh chính trị tự do và bảo thủ nắm quyền dưới sự lãnh đạo của Angela Markel và năm2013 có một đại diện liên minh chính trị đối lập trong nội các thức ba, thủ tướng Angela Markel sự ra đời của các liên minh chính trị ở Đức vào đầu thế kỉ XXI là một minh chứng cho sự thắng lợi về hoà hợp giữa Đông Đức và Tây Đức về chính trị.

2.2.2. Những sự kiện chính

Kể từ khi tại thống nhất đất nước, nước Đức đã thực hiện hàng loạt các chính sách để thực hiện hoà hợp dân tộc.

Dựa theo đạo luật Berlin/Born đã được thông qua vào năm 1994, Berlin là thủ đô của nước Đức tái thống nhất, trong khi Born duy trì vị thế duy nhất là một thành phố liên bang.

Việc di chuyển chính phủ của nước Đức thống nhất được thực hiện vào năm 1999.

Vào năm 1999, Bộ văn hoá và Truyền thông nằm trong phủ thủ tướng Liên bang Đức được thành lập nhằm khôi phục các truyền thống văn hoá của liên bang, và đặc trưng của từng bang. Từ đó đến nay, vấn đề văn hoá Đức trở thành nhiệm vụ quốc gia.

Trong cuộc bầu cử ở Đức vào năm 1998 liên minh chính trị giữa đảng 90 và đảng Xanh đã giành thắng lợi đưa chính trị gia Gerhard Fritz Kurt Schröder lên làm thủ tướng. Cuộc bầu cử cuối năm 2005 cũng là thắng lợi của liên minh chính trị, cuộc bầu cử đã đưa bà Angela Markel trở thành vị nữ thủ tướng đầu tiên của Đức với vị thế là thủ lĩnh của một đại liên minh.

Hàng năm, nước Đức tổ chức ngày tái thống nhất nước Đức là ngày lễ quốc gia vì là một sự kiện diễn ra trên khắp nước Đức để kỉ niêm cuộc hội ngộ chính thức của nhân dân Đông Đức và Tây Đức vào năm 1990. Trong sự kiện này trên trên lãnh thổ nước Đức diễn ra hàng chục sinh hoạt lễ hội để chào mừng sự kiện thống nhất nước Đức.

Tiểu kết chương 2

Sau khi bức tưởng Berlin sụp đổ, cánh cửa thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức đang ngày càng đến gần, nhờ có sự đồng tình ủng hộ của người dân, nước Đức đã được tái thống nhất trở lại. Để thống nhất một đất nước đã từng bị chia cắt hơn 40 năm không chỉ là ngày một ngày hai là có thể thống nhất được, mà đó là cả một quá trình thống nhất giữa hai miền nước Đức. Đầu tiên với hiệp ước Hai cộng bốn giữa 4 cường quốc lớn trên thế giới là Anh, Pháp, Hoa Kì, Liên Xô cùng với sự hiện diện của hai nước Đức lúc bấy giờ là Cộng hoà dân chủ Đức và Cộng hoà liên bang Đức đã giúp cho nước Đức thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng thống nhất về lãnh thổ là chưa đủ, mà còn cần thống nhất về các vấn đề khác như thống nhất về chính trị. Sau khi bàn bạc giữa hai chính phủ quốc gia đưa

đến việc thống nhất nước Đức thành một quốc gia liên bang, sau quá trình tranh cử giữa các đảng thì cuối cùng đảng CDU và người đứng đầu Kohl đã giành chiến thắng và nắm giữ chính quyền nước Đức. Về kinh tế, tài chính qua những lần bàn bạc đã đưa đến thống nhất là dùng ở nước Đức đồng tiền chung là Deutsch mark và có những chính sách đổi tiền riêng với từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt là vấn đề xã hội là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì sự chia cắt Đông - Tây phần nào cũng làm cho sự phân hoá giữa hai miền trở nên khác biệt.

Chương 3

NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)