Mâu thuẫn giữa Đông Đức và Tây Đức và bức tường Berlin

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc khoá luận

1.3. Mâu thuẫn giữa Đông Đức và Tây Đức và bức tường Berlin

1.3.1. Mâu thuẫn giữa Đông Đức và Tây Đức

Ngay trong những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh đã được thống nhất tại hội nghị Posdam và trong hiệp định Posdam (8 – 1945). Ngay sau đó, các nước Hoa Kì, Anh,Pháp đã không thực hiện những điều đã kí kết đó mà làm một điều hoàn toàn khác đó chính là thành lập ở Tây Đức một quốc gia là Cộng hoà liên bang Đức. Trước tình hình đó, Liên Xô giúp đỡ lực lượng ở Đông Đức thành lập Cộng hoà dân chủ Đức. Năm 1949, trên lãnh thổ Đức xuất hiện hai quốc gia với hai chế độ chính trị đối lập nhau. Cộng hoà liên bang Đức đi theo con đường TBCN còn Cộng hoà dân chủ Đức đi theo con đường XHCN. Sự đối lập của hai nhà nước này là hệ quả tất yếu của chính sách chống cộng của phương Tây và hệ quả của trật tự hai cược Yanta được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, là biểu hiện của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nước là Hoa Kì và Liên Xô ở Châu Âu.

Sau đó, các nước phương Tây tái thiết lập vũ trang lại quốc gia này. Năm 1954, Cộng hoà liên bang Đức được Hoa Kì đưa vào khối quân sự NATO và trở thành “tiền đồn” đi đầu trong việc chộng lại chủ nghĩa cộng sản. Quan hệ giữa hai nước Đức từ năm 1949 đến trước thập niên 70 của thế kỉ XX hết sức căng thẳng. Đến tháng 6 năm 1953, các nhóm vũ tranh từ Tây Berlin xâm nhập vào lãnh thổ Cộng hoà dân chủ Đức và mưu toan sáp nhập Cộng hoà dân chủ Đức vào Cộng hoà liên bang Đức. Tiếp sau đó Cộng hoà liên bang Đức lợi dụng biên giới giữa Cộng hoà dân chủ Đức và Tây Berlin để phá hoại cộng cuộc xây dựng CNHX ở Đông Đức. Năm 1961, chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức đã tiến hành các biện

pháp nhằm kiểm soát biên giới với Tây Berlin, thông qua việc xây dựng bức tường Berlin.

Năm 1966, Nghị viện Tây Đức thông qua đạo luật về độc quyền đại diện cho cả nước Đức, công khai cho chính phủ Tây Đức được quyền thi hành pháp luật và chủ quyền ở ngoài biên giới phía Tây Đức. Qua nhiều hội nghị thương lượng giữa Liên Xô với các nước Anh – Pháp – Hoa Kì, vấn đề Đông Đức vẫn không giải quyết được và luôn đứng trước nguy cơ đe doạ hoà bình, an ninh ở Châu Âu cũng như trên toàn thế giới.

Đến những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình so sánh tương quan lực lượng trên thế giới thay dổi căn bản, chiến tranh lạnh đang chuyển từ đối đậu sang hoà dịu, đối thoại. Sau khi Hoa Kì và Liên Xô thoả thuận để đưa ra một giải pháp thoả đáng thì đến ngày 9 – 11 – 1972 giữa Cộng Hoà dân chủ Đức và Cộng hoà liên bang Đức ký kết ở Born “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. Hiệp định gồm phần mở đầu chung và 10 điều khoản, nhấn mạnh rằng trong các hoạt động của mình, hai nước xuất phát từ trách nhiệm duy trì nền hoà bình, từ lòng mong muốn giảm bớt sự căng thẳng và đảm bảo nền an ninh ở Châu Âu và “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Hai nước sẽ tuân theo những mục đích và nguyên tắc ghi trong hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là những nguyên tắc chủ quyền bình đẳng của tất cả các nước, tôn trọng độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tưh quyết, tôn trọng các quyền của con người và cự tuyệt phân biệt, đối sử. Hai nước sẽ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình và tự kiềm chế đe doạ vũ lực hoặc dùng vũ lực. Hai bên có nghĩa vụ tôn trọng không điều kiện lãnh địa của nhau và của tất cả các nước Châu Âu khác trong phạm vi biên giới hiện tại. Hiệp định cũng quy định rõ: không một nước nào trong hai nước có thể đại diện cho nước còn lại trong phạm vi quốc tế… Hai bên cũng quy định về sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, giao thông vận tải, văn hoá và các lĩnh vực khác. Hiệp định này đặt sở quan hệ ngoại giao giữa hai nước Đức, bình thường hoá quan hệ hai bên. Nhưng nó cũng là biểu hiện của sự chia cắt nước Đức lâu dài.

1.3.2. Sự hình thành và sụp đổ của bức tường Berlin

a. Nguyên nhân xây dưng bức tường Berlin

Việc Tây Berlin, một thành phố tư bản chủ nghĩa, tồn tại sâu trong lòng Đông Đức theo xã hội chủ nghĩa, “như một cục xương hóc trong cổ họng Xô Viết”, như lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, từng nói. Năm 1948, một cuộc phong tỏa Tây Berlin của Liên Xô diễn ra nhằm buộc các đồng minh phương Tây chịu đói và phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, thay vì rút lui, Mỹ và đồng minh tiếp viện từ trên không cho các vùng của họ ở thành phố. Nỗ lực này được biết đến với cái tên Cuộc Không vận và kéo dài hơn một năm, vận chuyển hơn 2,3 triệu tấn lương thực, chất đốt và hàng hóa khác tới Tây Berlin. Liên Xô dừng phong tỏa vào năm 1949.

Kể từ khi Liên Xô chấm dứt phong tỏa, gần ba triệu người đã di tản khỏi Đông Đức, trong số đó có nhiều người trẻ tuổi, có kỹ năng như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư. Sau một thập kỷ tương đối yên bình, căng thẳng bùng phát một lần nữa năm 1958. Những hội nghị và các cuộc đàm phán khác diễn ra mà không đem đến giải pháp nào, trong khi đó, người di tản vẫn tiếp tục. Vào tháng 6/1961, khoảng 19.000 người rời Cộng hoà dân chủ Đức (GDR) qua Berlin. Tháng sau đó, 30.000 người di tản. Trong ngày 11 tháng 8, có tới 16.000 người Đông Đức vượt qua ranh giới để vào Tây Berlin, và vào ngày 12/8, con số này vào khoảng 2.400 người, con số người di tản khỏi Đông Đức lớn nhất trong riêng một ngày. Đứng trước tình đó, nhà cầm quyền Đông Đức quyết định ngăn chặn người di tản bằng cách đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Chỉ trong hai tuần ngắn ngủi quân đội, cảnh sát và các công nhân xây dựng tình nguyện của Đông Đức đã hoàn tất hàng rào thép gai và bức tường bê tông, Bức tường Berlin, ngăn đôi thành phố.

Trước đây, khi chưa xây dựng bức tường Berlin, người dân hai miền Đông và Tây Đức vẫn được di chuyển tự do qua lại để mua sắm, đi làm, hát hò,các chuyến tàu điện vẫn đi lại đưa khách hàng ngược xuôi... Nhưng từ khi bức tường Berlin được xây dựng việc di chuyển từ Đông sang Tây Đức và ngược lại hầu như là điều không thể.

Tuy nhiên, bức tường thép gai chỉ có thể hạn chế một phần làn sóng di cư từ Đông sang Tây, nhưng đã hạn chế được phần nào cuộc khủng hoảng Berlin.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng thừa nhận “một bức tường thì tốt hơn rất nhiều một cuộc chiến tranh”.

Theo thời gian, để hạn chế tối đa cuộc di cư Đông - Tây, chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức đã dần thay thế bức tường cũ bằng các tấm bê tông cốt thép cao 3,6 m, rộng 1,2 m có phần trên là một đường ống khổng lồ khiến việc trèo qua gần như bất khả thi. Đằng sau bức tường ở phía Đông Đức gồm một dải cát mềm (để cho thấy vết chân), đèn pha, chó dữ, những khẩu súng máy, vọng gác và lính canh với chỉ thị bắn những người bỏ trốn.

b. Sự sụp đổ của bức tường Berlin

Cần phải khẳng định rằng, bức tường Berlin là do phía Đông Đức có sự giúp đỡ của Liên Xô xây dựng lên. Bức tường Berlin là biểu tượng của sự chia cắt Đông - Tây nước Đức, giữa Đông Berlin và Tây Berlin và cũng là tâm điểm của “Chiến tranh lạnh” giữa các nước trong khối Wasaw và khối Nato. Mục tiêu của bức tường này là ngăn chặn sự bỏ chốn của người Đông Đức sang Tây Đức, cũng như là sự buôn lậu hàng hoá Đông - Tây. Mặc dù được bảo vệ bằng tường cao, hào sâu, chòi cao và có binh lính canh giữ đông đảo, sẵn sàng “bắn bỏ” những người cố ý vượt qua bức tường sang Tây Berlin. Tuy nhiên vẫn không thể ngăn chặn lòng người Đức luôn hướng về nhau. Bằng mọi hình thức có thể, người dân Đông Đức vẫn cố gắng tìm cách trốn sang Tây Đức khi có thể.

Và dường như lời dự đoán về sự tồn tại của bức tường Berlin của Erich Honecker vào 18 – 1 – 1989 là sai khi nhận định rằng “Bức tường Berlin sẽ còn đứng đây năm mươi hay một trăm năm nữa , nếu chưa bãi bỏ được lí do tồn tại của nó”[12;349].

Người dân hai miền vẫn luôn mong muốn phá bỏ sự hiện hữu của bức tường. Các phong trào đấu tranh của quần chúng đòi phá bỏ bức tường chưa bao giờ là chấm dứt, nhiều cuộc biểu tình nổ ra. Trước những áp lực từ quần chúng, cuối cùng sau cuộc họp ngắn Trung ương đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức cho phổ biến một thông cáo trên đài truyền hình vào 6 giờ 57 phút tối ngày 9 – 11 – 1989. Nội dung rất ngắn gọn nhưng tạo sự phấn khởi không chỉ cho người dân Đức mà còn cho cả thế giới là Chính quyền Đông Đức chấp nhận cho người dân Đông Đức qua Tây Đức một cách vô điều kiện. Tuyên bố đó được Gunter

Schabowski nói trong cuộc họp báo ngày 9 – 11 – 1989. Khi trả lời phỏng vấn báo chí: “Nếu tôi được thông báo chính xác, theo tôi được biết thì ngay bây giờ” [12;360]. Sự kiện này mang ý nghĩa là bức tường Berlin sụp đổ.

Ngày 9 – 11, Đông Đức đơn phương mở cửa khẩu tại bức tường Berlin trong không khí lãnh đạo hoảng loạn, còn người dân Đông Đức thì tấp nập đi sang Tây Đức như đi hội. sau hai mươi tám năm và chín tháng một ngày, bức tường Berlin, một biểu tượng của sự chia cắt Đông - Tây, của thế giới hai cực đã sụp đổ. Đến ngày 13 – 6 – 1990 bức tường Berlin chính thức được dỡ bỏ hoàn toàn, chấm dứt sự chia cắt nước Đức về mặt lãnh thổ sau gần 30 năm.

Tiểu kết chương 1

Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lại bước vào một cuộc chiến tranh thế giới mới, một cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu nhưng lại đem đến bao nhiêu đau thương cho những quốc gia phải gánh chịu sự ảnh hưởng từ nó, một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất trong chiến tranh lạnh chính là nước Đức. Nước Đức từ một quốc gia thống nhất đã bị các cường quốc Anh, Pháp Hoa Kì, Liên xô chia thành bốn phần rồi lại gộp thành hai phần với hai quốc gia hoàn toàn trái ngược nhau là Cộng hoà liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức được ngăn cách với nhau bằng bức tường Berin.

Chương 2

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC TỪ 1990 ĐẾN 2019

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)